Về mặt thực hiện công bằng xã hộ

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ Phần 2 (Trang 52 - 56)

Tài chính công thực hiện phân phối lại (thông qua thuế hoặc ưu đãi tín dụng, trợ cấp, phúc lợi…), điều tiết thu nhập giữa các ngành nghề, các khu vực, các giai cấp và tầng lớp xã

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 165

hội để khắc phục tình trạng phân phối thu nhập không hợp lý, tạo chênh lệch quá đáng giữa các ngành và các tầng lớp trong xã hội (khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường). Cụ thể là tài chính công

- Chi phúc lợi công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa nhằm tạo điều kiện nâng cao mặt bằng đời sống xã hội,

- Chi trợ cấp với những người gặp hoàn cảnh khó khăn như trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa, gia đình có công với đất nước; chi trợ cấp thất nghiệp,

- Chi hỗ trợ việc làm cho người nghèo, người tàn tật thông qua tín dụng ưu đãi,

- Thông qua thuế thu nhập, thuế lợi tức và các loại thuế khác, điều tiết thu nhập cao để phân phối lại cho các đối tượng có thu nhập thấp…

Th ba, vai trò kim tra ca tài chính công

Trong hệ thống tài chính quốc gia, tài chính công đứng ở vị trí hàng đầu và có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với các bộ phận tài chính khác. Các bộ phận tài chính khác đều phải làm nghĩa vụ với bộ phận tài chính công, đồng thời được tài trợ và hỗ trợ của tài chính công dưới những hình thức khác nhau hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự ổn định hay không của tài chính công tác động sâu sắc tới tính ổn định hay không của các hoạt động tài chính khác.

Xuất phát từ lợi ích quốc gia, tài chính công mặc nhiên phải kiểm tra các hoạt động tài chính khác không chỉ trong làm nghĩa vụ nộp thuế, các khoản phải nộp và trong sử dụng các nguồn tài chính nhà nước, các tài sản quốc gia, mà còn trong thực hiện các pháp luật chính sách tài chính công và các pháp luật chính sách có liên quan khác.

Đặc điểm của kiểm tra tài chính công là gắn chặt với quyền lực công, quyền lực nhà nước, nhất là quyền lực của hệ thống hành chính nhà nước. Do đó, nó là một loại kiểm tra đơn phương theo hệ thống thứ bậc cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Quốc hội thực hiện quyền kiểm tra giám sát chính phủ về thu chi công, chính phủ thực hiện quyền kiểm tra đối với hội đồng nhân dân các cấp và hệ thống hành chính các cấp; cơ quan hành chính nhà nước cấp trên kiểm tra thu chi công đối với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới. Các cơ quan hành chính nhà nước kiểm tra các đơn vị trực thuộc về nghĩa vụ phải thực hiện đối với tài chính công và sử dụng vốn, kinh phí, tài sản nhà nước .

Việc kiểm tra của tài chính công không những đòi hỏi phải huy động sức mạnh của các cơ quan quyền lực nhà nước các cấp, các cơ quan hành chính các cấp thực hiện, mà còn đòi hỏi phải tổ chức nên các cơ quan kiểm tra chuyên trách như: cơ quan kiểm toán nhà nước, thanh tra nhà nước, cơ quan tài chính nhà nước các cấp. Hiệu lực và hiệu quả kiểm tra mạnh hay yếu, lớn hay nhỏ tác động đến khai thác các tiềm năng tài chính, đến tính ổn định vững chắc và hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng vốn tài chính công.

Tóm lại, tài chính công có vai trò to lớn trong ổn định môi trường tài chính vĩ mô, trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hiệu lực quản lý của nhà nước trên lĩnh vực của đời sống xã hội.

Phần tiếp theo chúng ta sẽ tập trung đi vào tìm hiểu về ngân sách nhà nước với tư cách là bộ phận quan trọng nhất trong tài chính công để có thể thấy rõ hơn bản chất và hoạt động cũng như tầm quan trọng của bộ phận tài chính này.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 166

7.2 NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

7.2.1 Khái niệm chung về ngân sách nhà nước.

Về mặt hình thức, ngân sách nhà nước là dự toán (kế hoạch) thu - chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm.

Theo luật ngân sách nhà nước của Việt Nam ban hành tháng 3/1996 (điều 1), ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

Theo định nghĩa ấy thì có những đặc điểm sau về ngân sách nhà nước cần chú ý:

- Ngân sách nhà nước gắn liền với quyền lực của nhà nước, là công cụ vật chất của nhà nước để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình,

- Ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính, nên có giai đoạn dự kiến, thực hiện và kết thúc; là kế hoạch vĩ mô vì nó có vị trí quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tài chính vĩ mô.

Năm ngân sách (hay còn gọi là năm tài chính hoặc năm tài khóa) là giai đoạn trong đó dự toán thu chi tài chính đã được phê chuẩn của Quốc hội có hiệu lực thi hành. Ở hầu hết các nước, năm ngân sách có thời hạn bằng 1 năm dương lịch, nhưng thời điểm bắt đầu và kết thúc năm ngân sách ở mỗi nước khác nhau. Ở đa số các nước, năm ngân sách trùng với năm dương lịch, tức là bắt đầu từ 1/1 và kết thúc ngày 31/12, như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Trung Quốc, Việt Nam. Một số nước như Anh, Nhật, năm ngân sách bắt đầu từ 1/4 năm trước và kết thúc vào 31/3 năm sau. Úc thì từ 1/7 năm trước đến 30/6 năm sau. Mỹ từ 1/10 năm trước và kết thúc vào 30/9 năm sau. Việc quy định năm ngân sách là phụ thuộc vào ý chí chủ quan của từng nhà nước.

Về mặt bản chất, ngân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ tài chính giữa nhà nước và xã hội, phát sinh, gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước khi nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của mình trên cơ sở luật định.

Từ đó có thể thấy:

- Thực thể ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất để phân biệt với các quỹ tiền tệ khác,

- Hoạt động ngân sách nhà nước tiến hành theo luật định rõ ràng,

- Ngân sách nhà nước gắn với hình thức sở hữu nhà nước; gắn với nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp.

7.2.2 Hệ thống ngân sách nhà nước:

Hệ thống ngân sách nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình sử dụng các nguồn tài chính để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp ngân sách.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 167

Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, hệ thống ngân sách nhà nước được tổ chức phù hợp với bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Theo Hiến pháp năm 1992, bộ máy quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam được tổ chức theo cấp chính quyền trung ương và ba cấp chính quyền địa phương. Chính quyền nhà nước các cấp có nhiệm vụ quản lý các mặt kinh tế, xã hội trên địa bàn, vì vậy các cấp chính quyền đều phải có ngân sách để thực hiện nhiệm vụ được giao theo luật định và phù hợp với khả năng quản lý của các cấp chính quyền. Phù hợp với hệ thống tổ chức bộ máy quản lý hành chính đó, hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách địa phương gồm ba cấp (1) Ngân sách cấp tỉnh và cấp tương đương, (2) Ngân sách cấp huyện và cấp tương đương và (3) Ngân sách cấp xã và cấp tương đương. Hệ thống ngân sách nhà nước được mô tả như trong sơ đồ.

Quan hệ giữa các cấp ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc:

- Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể. Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân sách, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quan trọng của quốc gia và hỗ trợ tài chính cho các địa phương chưa cân đối được.

- Nhiệm vụ chi thuộc cấp ngân sách nào do cấp ngân sách đó tự cân đối. Trường hợp cơ quan nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó.

HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương

Ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Ngân sách xã phường, thị trấn

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 168

- Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng và địa phương.

- Ngoài cơ chế bổ sung nguồn thu và cơ chế uỷ quyền, không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho các nhiệm vụ của cấp khác.

7.2.3 Thu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước là quá trình nhà nước sử dụng quyền lực có được của mình để huy động một bộ phận của cải xã hội dưới dạng tiền tệđể hình thành nên quỹ tiền tệ của ngân sách nhà nước. Kết quả thu ngân sách nhà nước được biểu hiện bằng tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên tổng sản phẩm quốc nội (tính theo phần trăm).

Các khoản thu ngân sách nhà nước gồm:

a. Thuế

Thuế là hình thức động viên bắt buộc một phần thu nhập của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cho nhà nước nhằm đảo bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước.

Thuế có những đặc trưng sau:

Thứ nhất, nguồn gốc của thuế là một phần thu nhập của các cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội. Các cá nhân, doanh nghiệp là người hưởng lợi ích từ chi tiêu ngân sách nhà nước và họ có thu nhập nên phải có nghĩa vụ trích một phần thu nhập nộp vào ngân sách nhà nước, bằng hình thức trực tiếp (thuế thu nhập) hoặc gián tiếp (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…)

Thứ hai, thuế là một hình thức phân phối lại một bộ phận nguồn tài chính của xã hội. Sự phân phối này không mang tính hoàn trả trực tiếp, mà hoàn trả gián tiếp cho người nộp và không tương đương về hình thức và số lượng đối với khoản đóng góp. Người chịu thuế được hưởng các hàng hoá và dịch vụ nhà nước cung cấp không mất tiền hoặc với giá thấp và không phân biệt giữa người nộp thuế nhiều và người nộp ít.

Thứ ba, thuế mang tính chất cưỡng chế, được thiết lập theo luật định. Thuế mang tính cưỡng chế vì thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước, nhưng do tính chất không hoàn trả trực tiếp và tương đương nên người chịu thuế không tự giác nộp.

Thuế ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Những loại thuế đầu tiên trong lịch sử loài người xuất hiện cùng với nhà nước chiếm hữu nô lệ. Ban đầu, thuế được thu bằng hiện vật, sau đó, khi nền kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển hơn, thuế được thu dưới hình thức giá trị. Nhà nước sử dụng thuế thông qua một hệ thống thuế, một mặt để huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mặt khác, coi thuế là công cụ phân phối quan trọng, tác động vào quá trình quản lý và điều tiết các hoạt động của nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ Phần 2 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)