Chênh lệch lạm phát của hai nước làm ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoá

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ Phần 2 (Trang 79 - 80)

Theo lý thuyết cân bằng sức mua, tỷ giá hối đoái phản ánh so sánh sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ hay mức giá trong nước và mức giá của nước ngoài. Vì vậy, khi chênh lệch lạm phát giữa hai nước thay đổi, tức là mức giá cả ở hai nước này thay đổi, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nước đó sẽ biến động theo.

Nếu mức lạm phát trong nước cao hơn mức lạm phát của nước ngoài, sức mua của đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng lên. Ngược lại, nếu mức lạm phát trong nước thấp hơn mức lạm phát ở nước ngoài, sức mua của đồng nội tệ tăng tương đối so với đồng ngoại tệ và tỷ giá giảm xuống.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 192

Ví dụ, trước lạm phát, mặt hàng A bán tại Mỹ với giá 1USD, bán tại Việt Nam với giá 16.000 VND. Tỷ giá hối đoái USD/VND lúc này là 1 USD = 16.000 VND. Giả sử, năm 2006, mức lạm phát tại Mỹ là 3%, tại Việt Nam là 7% thì mức giá của mặt hàng A lúc này đã thay đổi. Ở Mỹ, mặt hàng A sẽ được bán với giá 1 USD + 1USD×3% = 1,03 USD. Tại Việt Nam, giá của mặt hàng A do tác động của lạm phát lúc này sẽ là 16.000 VND + 7%×16.000 VND = 17.120 VND. Tỷ giá USD/VND sau tác động của lạm phát là 1 USD = 17.120/1,03 = 16.621 VND. Như vậy, do chênh lệch lạm phát dương giữa Việt Nam và Mỹ, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền này đã tăng lên. Nếu chúng ta giả sử ngược lại, tức là mức lạm phát ở Mỹ là 7% và ở Việt Nam là 3% thì tỷ giá sẽ giảm đi, nhỏ hơn mức 1 USD tương đương với 16.000 VND.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ Phần 2 (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)