Chế độ tỷ giá cố định trong chế độ tiền tệ bản vị vàng

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ Phần 2 (Trang 76 - 77)

Chế độ tỷ giá này ra đời và tồn tại đồng thời với chế độ bản vị tiền vàng (từ 1870 đến 1914) và bắt đầu cuộc đại chiến thế giới thứ nhất chế độ này cũng chấm dứt.

Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn 189

Trong chế độ bản vị vàng, mỗi quốc gia sẽ xác lập hàm lượng vàng trong đơn vị tiền tệ của họ. Từ đó, tỷ giá trao đổi giữa các đơn vị tiền giấy được xác định trên cơ sở so sánh thông qua hàm lượng vàng mà mỗi đồng tiền chứa đựng. Chẳng hạn, những năm đầu thế kỷ 20, đồng tiền vàng của nước Anh (đồng bảng Anh - GBP) nặng 7,31gram, đồng tiền vàng của nước Mỹ (đôla Mỹ-USD) nặng 1,504gram. Như vậy đồng giá vàng của bảng Anh và đôla Mỹ là: 7,31/1,504 = 4,8745. Tỷ giá hối đoái của GBP và USD là: 1GBP = 4,8745USD.

Khi cuộc đại chiến thế giới thứ nhất bùng nổ, chế độ bản vị vàng sụp đổ thì chế độ tỷ giá cố định căn cứ vào đồng giá vàng không còn cơ sở để tồn tại. Để tiếp tục duy trì các quan hệ thương mại, dịch vụ, tín dụng, đầu tư, các nước phải áp dụng một chế độ tiền tệ quốc tế biến dạng có nhiều khiếm khuyết so với bản vị vàng, dưới các hình thức khác nhau như các chế độ bản vị vàng thoi, bản vị vàng hối đoái, là những chế độ tiền tệ không ổn định, vì giấy bạc ngân hàng không đổi được lấy tiền vàng nữa mà chỉ đổi được lấy vàng thoi một cách hạn chế hoặc đổi lấy một thứ ngoại tệ mạnh đã qui định, rồi từ ngoại tệ này mới đổi được lấy vàng. Tình hình trên đã làm cho chế độ tỷ giá cố định mất cơ sở ổn định và khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) xảy ra thì các hình thức khác nhau của chế độ bản vị vàng sụp đổ hoàn toàn, chế độ tỷ giá cố định cũng không còn nữa.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ Phần 2 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)