8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1 Khái niệm tín dụng
- Hồ Diệu (2000). Tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê “Tín dụng là một giao
dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”.
- Tài sản cho vay (tiền hoặc hàng hóa)
-
- Gốc và lãi -
- Sơ đồ 1. 2: Quan hệ tín dụng giữa bên đi vay và bên cho vay
1.1.2 Đặc điểm hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại.
- Tín dụng ngân hàng có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thức khác là:
- Tín dụng ngân hàng được thực hiện bằng hình thức cho vay tiền tệ, loại hình phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân.
- Cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại.
- Có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay.
- Thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do ngân hàng có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay.
- Bên cạnh đó thì tín dụng ngân hàng còn có thể thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn.
1.2 Phát triển hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm phát triển hoạt động tín dụng
- Quan điểm của triết học duy vật biện chứng: phát triển là một quá trình tiến
lên từ thấp đến cao. Phát triển không chỉ đơn thuần tăng lên hay giảm đi đơn thần về lượng mà còn có sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Phát triển là khuynh hướng vận động tiến từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém đến hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo xu thế phủ định của phủ định. Như vậy hiểu một cách đơn nhất thì phát triển là sự tăng lên về số lượng và chất lượng.
- Như vậy trong lĩnh vực ngân hàng:
- Hiểu theo nghĩa hẹp: Phát triển tín dụng là sự gia tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng tại ngân hàng (tăng về lượng).
- - Hiểu theo nghĩa rộng: Phát triển tín dụng là sự gia tăng dư nợ tín dụng, thu
nhập hoạt động tín dụng trong cơ cấu thu nhập tại một ngân hàng. Phát triển tín dụng ngân hàng được hiểu là sự tăng lên của các khoản tín dụng do các NHTM cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác trong nền kinh tế kết hợp với sự phát triển thêm sản phẩm tín dụng đồng thời gia tăng chất lượng tín dụng ( tăng về chất và về lượng).
- Chất lượng tín dụng của một NHTM được phản ánh ở yếu tố như thu hút nhiếu khách hang tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn vốn tín dụng, chi phí về lãi suất, chi phí nghiệp vụ.
1.2.2 Sự cần thiết phải phát triển hoạt động tín dụng
- Tín dụng ngân hàng được ví như mạch máu của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, ngân hàng và cả nền kinh tế. Trong điều kiện thị trường chứng khoán nước ta chưa đủ sức trở thành một kênh tài trợ vốn cho nền kinh tế, thì việc các NHTM tài trợ vốn chủ yếu cho nền kinh tế là tất yếu. Nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển nhất là Việt Nam đã gia nhập WTO, hội nhập với kinh tế thế giới thì nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh càng cấp thiết, dòng vốn tín dụng cần phải được đưa vào đúng nơi cần vốn, những dự án khả thi, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng đô thị, với những sản phẩm tín dụng đa dạng, phù hợp là rất cần thiết.
- Việc phát triển tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển; giúp cho các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, năng cao năng lực sản xuất, mở rộng kinh doanh, ổn định đời sống xã hội. Phát triển tín dụng giúp cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả và đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế quốc gia.
-Ngoài ra, phát triển hoạt động tín dụng không chỉ mang lại nguồn lợi nhuận cho các NHTM từ thu nhập tăng thêm của tín dụng mà còn đem lại các nguồn thu nhập từ dịch vụ đi kèm, tăng trưởng huy động vốn về sau... Chính vì vậy, tín dụng đóng một vai trò chủ chốt và cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của NHTM. Có thể nói, phát triển tín dụng không chỉ là yêu cầu khách quan từ nền kinh tế mà nó còn là vấn đề bức xúc mang tính nội sinh của các NHTM trong giai đoạn hiện nay.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàngthương mại. thương mại.
-* Mức tăng trưởng doanh số cho vay: được xác định bằng cách tính số liệu chênh lệch giữa tổng giá trị các khoản tín dụng ngân hàng cung ứng trong kỳ tính toán so với kỳ so sánh, phản ánh mức độ tăng trưởng nhiều hay ít theo giá trị tuyệt đối. Được tính theo công thức:
- Mức tăng trưởng doanh số cho vay = Tổng giá trị cấp TD kỳ t - Tổng giá trị cấp TD kỳ so sánh
* Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (%): được xác định bằng cách tính số liệu tỷ lệ thay đổi giữa tổng giá trị các khoản tín dụng ngân hàng cung ứng trong kỳ tính toán so với kỳ so sánh, phản ánh mức độ tăng trưởng nhiều hay ít theo giá trị tương đối.
- Doanh số cho vay phản ánh lượng tín dụng đưa ra trong một thời kỳ (năm) còn dư nợ tín dụng phản ánh lượng tín dụng xét tại một thời điểm (chẳng hạn thời điểm cuối năm). Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
- Được tính theo công thức:
- Tỷ lệ tăng trưởng doanh số kỳ t = [(Tổng giá trị cấp tín dụng kỳ t / Tổng giá trị
cấp tín dụng kỳ so sánh) - 1] 1100 %
- Trong đó Tổng giá trị cấp tín dụng tại các thời điểm so sánh được tính bằng toàn bộ giá trị các khoản mục được xem là cấp tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (2010).
* Mức tăng dư nợ cấp tín dụng: phản ánh lượng thay đổi dư nợ năm t so với năm so sánh theo giá trị tuyệt đối. Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng dư nợ của khách hàng năm nay so với năm trước để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.
- Được tính theo công thức:
- Mức tăng dư nợ cấp tín dụng kỳ t = Dư nợ tín dụng kỳ t - Dư nợ tín dụng kỳ so sánh
1Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng: được xác định bằng cách tính
số liệu tỷ
lệ thay đổi giữa dư nợ tín dụng ngân hàng trong kỳ tính toán so
với kỳ so sánh,
phản ánh mức độ tăng trưởng nhiều hay ít theo giá trị tương đối.
Được tính theo công thức:
Tỷ lệ tăng dư nợ tín dụng kỳ t = [(Dư nợ tín dụng kỳ t / Dư nợ
tín dụng kỳ so
* Mức tăng trưởng số lượng khách hàng của ngân hàng: phản ánh sự thay đổi số lượng khách hàng năm t so với năm so sánh. Chỉ tiêu này cho biết khả năng tăng trưởng số lượng khách hàng năm nay so với năm trước để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng của ngân hàng.
- Được tính theo công thức:
- Mức tăng số lượng khách hàng kỳ t = Số lượng khách hàng quan hệ TD kỳ t -
Số lượng khách hàng quan hệ TD kỳ so sánh
* Mức độ tăng trưởng của thị phần cấp tín dụng của ngân hàng trên thị trường mục tiêu. Thể hiện ở hai chỉ tiêu:
-+ Tỷ lệ dư nợ của ngân hàng A trên tổng số dư nợ của ngân hàng trên địa bàn
- Tỷ lệ dư nợ NH A = Dư nợ NH A / Tổng dư nợ các ngân hàng trên địa bàn
-+ Mức độ tăng trưởng của thị phần cấp tín dụng của ngân hàng trên thị trường mục tiêu. Chỉ tiêu phản ánh mức thay đổi thị phần dư nợ của ngân hàng năm t so với năm so sánh. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thị phần tín dụng của ngân hàng A năm sau cao hơn năm trước, cho thấy ngân hàng A đang mở rộng tín dụng trên thị trường.
- Mức tăng trưởng thị phần NH A = Thị phần NH A năm t - Thị phần NH A năm so sánh
-* Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn khi phát triển tín dụng. Chỉ tiêu này càng thấp phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược lại. Được tính theo công thức:
- Nợ quá hạn trên tổng dư nợ = [ Nợ quá hạn/ Tổng Dư nợ vay ] x 100 %
* Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%): Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng, đánh giá mức độ an toàn khi phát triển tín dụng của các TCTD. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Nếu tỷ lệ nợ xấu < 3% thì chất lượng tín dụng xem như bình thường, càng nhỏ hơn 3% càng tốt. Ngược lại, nếu tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3% thì chất lượng tín dụng đang có vấn đề. Được tính theo công thức:
- Tỷ lệ nợ xấu = [ Nợ xấu / Tổng dư nợ ] x 100 %
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng phát triển hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP
1.2.4.1 Các nhân tố bên ngoài * Môi trường kinh tế vĩ mô :
- Phát triển tín dụng mục tiêu cuối cùng là để phát triển kinh tế. Chính vì vậy, môi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động phát triển tín dụng của ngân hàng. Khi kinh tế phát triển nó là nhân tố thúc đẩy phát triển tín dụng và ngược lại. Nền kinh tế suy thoái, lượng tiền nhàn rỗi trong toàn nền kinh tế sẽ giảm xuống, lượng tiền gửi vào ngân hàng có nguy cơ bị rút ra. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng giảm nhu cầu đầu tư, làm cho nhu cầu vay vốn cũng giảm xuống. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển ổn định, các cơ hội đầu tư được trông đợi là sinh lợi tăng, làm tăng nhu cầu vay vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp. Mặt khác, nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, đó là nhân tố mở rộng cho vay tiêu dùng.
- Chu kỳ của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến hoạt động phát triển tín dụng của ngân hàng, các biến số kinh tế vĩ mô như: chỉ số CPI, các chỉ số thị trường chứng khoán, tăng trưởng kinh tế, cán cân thương mại... là những nhân tố có ảnh hưởng đến phát triển tín dụng. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển tạo điều kiện cho các các nhà đầu tư tiến hành đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư tăng và sản suất kinh doanh hiệu quả tạo tiền đề để các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay.
* Môi trường chính trị xã hội :
- Sự ổn định về chính trị- xã hội sẽ thu hút đầu tu, các doanh nghiệp yên tâm đua ra quyết định đầu tu do vậy mà nhu cầu vốn cho đầu tu mới, đầu tu mở rộng sản xuất gia tăng. Nguợc lại, nếu môi truờng chính trị, xã hội không ổn định sẽ làm các nhà đầu tu rút vốn đầu tu dẫn đến nhu cầu vốn sẽ giảm theo.
- Ổn định chính trị là tiền đề để ổn định và phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển ổn định, chính trị và an ninh giữ vững là nhân tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh từ đó mà tạo điều kiện mở rộng cho vay.
- Không chỉ có chính trị trong nuớc mà tình hình chính trị quốc tế cũng tác động đến việc phát triển tín dụng của các ngân hàng thuơng mại. Nền kinh tế mở chịu ảnh huởng rất lớn của nền kinh tế thế giới. Các biến động về chính trị thế giới cũng tác động rất nhiều đến nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Thông qua tác động đến giá cả và tác động đến sản xuất, từ sản xuất sẽ tác động đến mở rộng cho vay của ngân hàng. Nền kinh tế thế giới phát triển ổn định là nhân tố thúc đẩy cho phát triển tín dụng.
* Hành lang pháp lý :
- Bên cạnh môi truờng kinh tế, hoạt động tín dụng luôn luôn và bao giờ cũng phải đặt trong khuôn khổ luật pháp của quốc gia. Hệ thống pháp luật, nhất là những bộ luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng có ảnh huởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thuơng mại. Hệ thống pháp luật đầy đủ, nghiêm minh, ổn định là hành lang an toàn cho các ngân hàng thuơng mại phát triển tín dụng, nguợc lại hệ thống pháp luật không đầy đủ, thiếu nghiêm minh tác động tiêu cực tới hoạt động phát triển tín dụng của các ngân hàng. Khi hệ thống pháp luật không đầy đủ sẽ không có cơ sở để xử lý vi phạm trong mối quan hệ với ngân hàng. Chấp hành pháp luật không nghiêm tạo kẽ hở để những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Những hiện tuợng đó sẽ tác động tiêu cực đến mở rộng cho vay của ngân hàng.
* Các chính sách tín dụng của Ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ :
- Hàng năm căn cứ vào các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát bình quân được Quốc hội và Chính phủ đặt ra và căn cứ mức tăng trưởng tín dụng năm trước, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tín dụng nhằm kiểm soát quy mô phù hợp chỉ tiêu định hướng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng. Chính vì vậy, NHNN sẽ quy định về tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng thương mại.
- Các ngân hàng thương mại lên kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm phải tuân thủ giới hạn quy định của Nhà nước như về tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ phân bổ vào khu vực ưu tiên.
- Bên cạnh đó, tùy vào từng thời kỳ mà Nhà nước luôn có những khung chính sách tín dụng đặc thù nhằm hỗ trợ cho người vay vốn phù hợp với định hướng tăng trưởng kinh tế theo từng nghành nghề. Từ đó NHNN sẽ có những chính sách lãi suất ưu đãi đối với nghành nghề này. Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đã có ảnh hưởng lớn đến mở rộng tín dụng của ngân hàng.
* Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn :