8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
-Hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều bất cập, còn có vướng mắc và chồng chéo gây khó khăn trong hoạt động của ngân hàng. Hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề hỗ trợ thu hồi nợ quá hạn và xử lý nợ xấu chưa thật sự hỗ trợ hoạt động thu nợ của ngân hàng. Thời gian khởi kiện, phát mãi tài sản còn mất nhiều thời gian.
- Do thay đổi cơ chế, chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ, giai đoạn đã tác động đến hoạt động chung của ngân hàng và phát sinh những tình huống bất thường, khó lường trước. Do tác động của các chính sách của Nhà nước như chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, cũng như sự thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất, lạm phát, chỉ số giá cả tăng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của khách hàng, kéo theo khó khăn về mặt tài chính làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Tại Bình Thuận, điều kiện vẫn còn nhiều khó khăn, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, năng suất chấp lượng sản phẩm hàng hóa chưa cao, nguồn lực phát triển còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ. Trong thời gian qua, các mặt hàng nông, thủy sản chủ lực của tỉnh Bình Thuận vẫn tiếp tục gặp khó khăn về giá cả và thị trường tiêu thụ, các lĩnh vực kinh doanh khác như công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch vẫn chưa có nhiều khởi sắc. Do đó, việc tăng trưởng tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn.
- Ngày càng nhiều ngân hàng có mặt tại tỉnh Bình Thuận. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng khốc liệt, đã phát sinh những vấn đề tiềm ẩn rủi ro cao. Hậu quả của việc mở rộng quá mức mạng lưới chi nhánh là sự tranh giành khách hàng, giảm các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng, an toàn, cạnh tranh thiếu bình đẳng, dẫn đến những rủi ro phát sinh không đáng có.
- Do nguyên nhân khách quan từ nhận thức không đúng đắn về pháp luật và lừa dối của khách hàng. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích so với dự án, phương án vay vốn; thiếu minh bạch trong các báo cáo tài chính; một khách hàng vay vốn tại nhiều ngân hàng; khách hàng cố tình vi phạm quy định, gian lận trong giao dịch như giả mạo hồ sơ, chữ ký... khiến cho rủi ro trong hoạt động tín dụng gia tăng.
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Chính sách tín dụng còn nhiều bất cập, lãi suất cho vay đặc biệt là lãi suất cho vay ngoại tệ còn cao và chưa cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn như VCB, Vietinbank.. Chính sách lãi suất là như nhau và áp dụng cho mọi đối tượng, chưa có chính sách lãi suất phân tầng dành riêng cho từng đối
-tượng khách hàng dựa trên đánh giá về lợi ích thu được và rủi ro
khoản vay. Điều
này không thu hút được các khách hàng tiềm năng lớn, có uy tín.
- Việc thẩm định hồ sơ tín dụng còn thiên nhiều về quản trị rủi ro nên thời gian thẩm định còn chậm, điều kiện tín dụng đưa ra đôi khi còn rườm rà, phức tạp khiến cho khách hàng khó thực hiện.
- Công tác marketing chưa được thực hiện tốt nên chưa phát huy vai trò trong việc thu hút mở rộng khách hàng mới.
- Chi nhánh chỉ chú trọng đến việc thăm hỏi, chăm sóc khách hàng tiền gửi mà đã nhiều năm lãng quên việc chăm sóc, thâm canh trên nền khách hàng cũ. Điều này dẫn đến rất nhiều khách hàng tốt bị lôi kéo bởi các ngân hàng thương mại khác.
- Địa bàn hoạt động bó hẹp chủ yếu ở khu vực thành phố Phan Thiết còn các huyện khác chưa được khai thác nên đã bỏ qua lượng khách hàng vay vốn tiềm năng khá lớn đặc biệt là khách hàng cho phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ.
-Khả năng tìm kiếm, tiếp thị khách hàng mới của cán bộ tín dụng Chi nhánh còn nhiều hạn chế.
- Lãi suất huy động vốn của BIDV thiếu tính cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn mặc dù cũng có sự tăng trưởng nhưng khả thu hút khách hàng mới gửi tiền ngày càng khó khăn hon.
- - Phát triển quy mô tín dụng chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của khách hàng trên địa bàn. BIDV Bình Thuận đang có một trụ sở chính và ba phòng giao dịch. Tuy nhiên, mạng lưới của BIDV tại Bình Thuận hiện nay toàn bộ tập trung ngay thành Phan Thiết, không có phòng giao dịch nào tại các huyện. Trong khi đó, tỉnh Bình Thuận ngoài thành phố Phan Thiết thì còn có các huyện, thị xã lớn như Huyện Tuy Phong, thị xã Lagi, huyện Đức Linh... với mật độ dân cư cũng khá đông đúc và kinh tế cũng đang trên đà phát triển. Các NHTM nhà nước khác như Agribank, Viettinbank, VCB đã có mặt tại các huyện này từ nhiều năm nay. BIDV không có mạng lưới phủ rộng sẽ hạn chế nhiều đến công tác phát triển khách hàng trong khi tiềm năng khách hàng ở các huyện còn rất lớn.
- BIDV là ngân hàng đã có uy tín và thương hiệu từ nhiều năm nên hầu hết khách hàng tự chủ động tìm đến ngân hàng. Lượng khách hàng cán bộ Chi nhánh tự tiếp thị về hoạt động tại Chi nhánh chưa nhiều.
- Trong nhiều năm qua Chi nhánh có chiều hướng tăng trưởng tín dụng quá an toàn, có phần thiên nhiều kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn vốn vay. Điều này khiến cho Chi nhánh đưa ra tiêu chuẩn tiếp cận khách hàng mới khá khắt khe so với các ngân hàn khác trên địa bàn. Đồng thời, việc thẩm định hồ sơ vay vốn rất chặc chẽ đôi khi thiếu tính linh hoạt, mềm dẻo.
- Muốn tăng trưởng tín dụng nhưng ngại rủi ro nên Chi nhánh đã không thực hiện triển khai nhiều loại hình vay vốn mà BIDV đưa ra cũng như các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn đang thực hiện như cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng xe, cho vay mua nhà đất dự án thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay, không cho vay tín chấp đối với các đơn vị không phải là hành chính sự nghiệp nhưng có đổ lương qua BIDV.. .Điều này khiến cho khả năng cạnh tranh tín dụng vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.