hội của ngân hàng chính sách xã hội:
1.2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh quy mô:
Số lượng khách hàng được vay NOXH: là chỉ tiêu phản ánh số lượng khách hàng thuộc đối tượng chính sách được vay vốn mua NOXH tại NHCSXH. Số lượng khách hàng vay mua NOXH càng nhiều càng cho thấy quy mô hoạt động cho vay mua NOXH được mở rộng.
Tỷ lệ khách hàng được vay vốn/số khách hàng đề nghị vay vốn: đây là chỉ tiêu cho thấy nhu cầu của các đối tượng trên thị trường muốn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi mua NOXH và thực tế phê duyệt cấp tín dụng NOXH tại ngân hàng. Tỷ lệ này thấp cho thấy số lượng người được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho vay NOXH thấp hơn so với số lượng khách hàng có nhu cầu. Đây cũng là chỉ tiêu có
thể xem xét nhằm đánh giá tính cấp thiết trong việc mở
rông cho vay NOXH tại
đơn vị nghiên cứu.
Dư nợ cho vay NOXH: là chỉ tiêu phản ánh số tiền khách hàng vay mua NOXH tại một thời điểm xác định. Nếu dư nợ cho vay mua NOXH ngày càng gia tăng càng cho thấy quy mô hoạt động cho vay NOXH của NHCSXH tăng lên.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ NOXH: Nếu tốc độ tăng trưởng ở mức cao và có xu hướng tăng đều cho thấy ngân hàng đã nỗ lực triển khai chương trình đến các đối tượng phù hợp. Ngược lại, nếu tốc độ tăng trưởng dư nợ NOXH ở mức thấp và biến động tăng/giảm liên tục theo thời gian sẽ cho thấy những vấn đề trong việc mở rộng hoạt động cho vay NOXH của NHCSXH.
Tỷ trọng dư nợ cho vay NOXH: là chỉ tiêu phản ánh vai trò của chương trình cho vay NOXH trong tổng dư nợ cho vay của NHCSXH. Chỉ tiêu này giúp so sánh quy mô của cho vay NOXH với các chương trình khác của NHCSXH. Tỷ trọng của chương trình càng cao càng cho thấy NHCSXH chú trọng mở rộng cho vay NOXH trên địa bàn hoạt động.
Dư nợ bình quân mỗi khách hàng: là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng hiện đang cho vay đối với một khách hàng bình quân trong năm là bao nhiêu. Chỉ tiêu này phần nào phản ánh mức hỗ trợ vốn cho khách hàng vay mua NOXH. Mức dư nợ bình quân cho vay càng cao càng cho thấy việc gia tăng hỗ trợ vốn cho các đối tượng vay mua NOXH của NHCSXH.
Tỷ trọng dư nợ NOXH/nguồn vốn: là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa dư nợ NOXH với nguồn vốn hoạt động của NHCSXH. Nếu tỷ trọng này <1 có thể thấy NHCSXH có đủ nguồn vốn để thực hiện chương trình cho vay NOXH. Đồng thời, nếu tỷ trọng này càng nhỏ, càng cho thấy hoạt động cho vay NOXH chưa phải là hoạt động chính, chiếm nhiều vốn để cho vay.
I.2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng:
Hoạt động cho vay nói chung và cho vay NOXH nói riêng luôn tiềm ẩn rủi ro tín dụng - khách hàng không trả được nợ theo thỏa thuận. Trong quá trình mở rộng cho vay NOXH, NHCSXH cũng cần phải chú trọng đến kiểm soát chất lượng tín dụng nhằm bảo toàn nguồn vốn cấp tín dụng chính sách. Do
đó, phân tích mở rộng cho vay NOXH cần quan tâm đến nợ quá
hạn, nợ phải
xử lý tài sản bảo đảm trong cho vay NOXH của NHCSXH. Cụ thể:
> Nợ quá hạn trong cho vay NOXH: là chỉ tiêu phản ánh chất lượng TD trong quá trình triển khai chương trình. Chỉ tiêu này cho thấy việc sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng. Khi tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cao cho thấy chất lượng TD thấp, rủi ro tín dụng cao.
> Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay NOXH: là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của các khoản nợ quá hạn cho vay NOXH trong tổng dư nợ NOXH tại ngân hàng. Nếu tỷ trọng nợ quá hạn trong cho vay NOXH càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng trong chương trình càng lớn.
> Nợ phải xử lý tài sản bảo đảm: Các khoản vay vốn có vấn đề, sau khi đã được điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ nhưng vẫn không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Số lượng khoản nợ phải xử lý tài sản bảo đảm, dư nợ phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi càng cao càng cho thấy chất lượng tín dụng chưa tốt nhưng đây cũng là yếu tố phản ánh khả năng thu hồi nợ khi biến cố rủi ro xảy ra của ngân hàng.
I.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả:
Cho vay NOXH chỉ áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ. Muc tiêu ra đời của cho vay NOXH là đảm bảo an cư cho người dân - những người có thu nhập thấp hoặc cho các đối tượng có công với cách mạng, đối tượng làm việc trong khu vực nhà nước. Đánh giá hiệu quả của chương trình cho vay NOXH là đánh giá mức độ triển khai chương trình đến các đối tượng được vay vốn như thế nào. Thông qua phân tích cơ cấu dư nợ cho vay NOXH theo đối tượng được vay vốn để đánh giá mức độ bao phủ nguồn vốn chính sách đến các đối tượng như thế nào.
Việc đánh giá thực trạng mở rộng hoạt động cho vay NOXH cần phải được đánh giá từ góc độ người vay. Những đối tượng được vay mua NOXH phải tuân theo quy định của Chính phủ, thường là những người tài chính bị hạn chế, khó tiếp cận nguồn vốn vay thương mại tại các trung gian t ài chính chính thức. Đây cũng là những đối tượng dễ gặp tình trạng hạn chế thông tin nên chưa nắm
bắt được thông tin về chương trình. Bên cạnh đó, mở rộng
cho vay NOXH ngoài
xuất phát từ nhu cầu của đối tượng khách hàng, cần phải xem xét
mức độ phù
hợp của các quy định, có điểm nào tạo ra vướng mắc làm cho các
đối tượng khó
tiếp cận nguồn vốn cho vay NOXH tại NHCSXH. Đây là những câu
hỏi cần phải
được trả lời từ phía người đi vay để có những giải pháp, thay
đổi phù hợp nhằm
mở rộng cho vay NOXH trong thời gian tới.