Giới thiệu về Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh thành

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 35 - 38)

phố Hồ Chí Minh:

2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh:

• NHCSXH Tp. HCM được thành lập vào tháng 06 năm 2003, hoạt động trên

cơ sở kế thừa và tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo Tp.HCM. NHCSXH Tp. HCM là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ, quy chế về hoạt động của NHCSXH Việt Nam.

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh:

• Thực hiện các chủ trương, chính sách TD của Nhà nước đối với các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

• Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về huy động vốn, cho vay và các dịch vụ

Nhà nước theo quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH.

• Nhận ủy thác TD ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ

• Kiểm tra, giám sát việc vay vốn của các tổ chức, cá nhân việc thực hiện hợp

đồng ủy thác, đơn vị nhận ủy thác.

2.I.2.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh:

• Bộ máy hoạt động của NHCSXH Tp. HCM mở rộng khắp toàn tỉnh gồm Hội

sở tỉnh và các phòng giao dịch được thể hiện qua hình 2.1.

• Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCSXH Tp. HCM

• Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Tp. HCM

• Tại NHCSXH Tp. HCM, Ban đại diện HĐQT có 13 thành viên, trong đó, trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND thành phố, các thành viên gồm lãnh đạo các sở ban ngành tỉnh như: Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở LĐ - TB&XH, Ngân hàng Nhà nước, Hội Liên hiệp Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh, Hội Nông dân,

• Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ

quốc tỉnh, Văn phòng UBND

tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ban đại diện HĐQT

có nhiệm vụ tổ

chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị

và Ban đại diện

Hội đồng quản trị cấp trên, chỉ đạo bộ máy tác nghiệp NHCSXH

Tp. HCM theo

từng thời kỳ chiến lược về vốn, về cho vay các đối tượng nghèo,

đối tượng chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sách, thực hiện đầu tư các dự án giải quyết công ăn việc làm

cho các đối tượng

trong toàn tỉnh.

• Các phòng chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở của NHCSXH Tp. HCM gồm:

- Phòng Kế toán Ngân quỹ: phụ trách quản lý ngân quỹ, quản lý ghi chép sổ sách liên quan đến hoạt động của chi nhánh.

- Phòng Kế hoạch và Nghiệp vụ TD: chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động của chi nhánh. Đây là phòng chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn, phân tích thẩm định tín dụng, đề xuất cho vay cũng như thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các chương trình cho vay chính sách tại chi nhánh.

- Phòng Hành chính và Tổ chức: phụ trách các hoạt động liên quan đến quản lý hành chính và bộ máy nhân sự của chi nhánh.

- Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ: đây là phòng có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá các hoạt động nội bộ của chi nhánh, nhằm hạn chế sai sót trong quá trình hoạt động của chi nhánh.

- Phòng Tin học: phụ trách đảm bảo sự vận hành trơn tru của hệ thống công nghệ thông tin tại chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc.

• Từ ngày đầu thành lập, chi nhánh mới chỉ có 5 người, đến cuối năm 2003 toàn Chi nhánh có 67 cán bộ, nhân viên. Năm 2004 biên chế cả chi nhánh là 130 người ; đến 31/12/2019 tổng số cán bộ nhân viên của chi nhánh 190 người, được bố trí làm việc từ Ngân hàng cấp Thành phố cho đến hệ thống phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn các quận, huyện. Về trình độ chuyên môn, cán bộ nghiệp vụ của chi nhánh có trình độ đại học và sau đại học chiếm đến 90%, chỉ còn 10% nhân sự có trình độ cao đẳng. Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao đóng vai trò là yếu tố quyết định cho sự phát triển của toàn chi nhánh.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 35 - 38)