phố Hồ Chí Minh:
2.1.3.1. Nguồn vốn:
•Giai đoạn 2018 - 2020 là một giai đoạn đánh dấu cho thời kỳ nền kinh tế Tp. HCM có những bước tiến rất mạnh mẽ thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như thu nhập bình quân tính trên đầu người tăng lên cao qua các năm. Trong bối cảnh đó, dù còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ trung ương nhưng NHCSXH Tp. HCM đã nỗ lực, thực hiện nhiều biện pháp đa dạng để thu hút vốn tại địa phương nhằm đảm bảo huy động vốn để có thể thực hiện các chương trình cho vay chính sách của Chính phủ.
•Trong giai đoạn 2018 - 2020, tổng nguồn vốn của NHCSXH Tp. HCM được thể hiện rõ qua bảng 2.1.
• Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHCSXH chi nhánh Tp. HCM giai đoạn 2015 - 2019 • ĐVT: tỷ đồng • Chỉ tiêu • 201 8 • 201 9 • 202 0 • 201 9/2018 • 202 0/2019 • Tổng nguồn vốn •2,6 79 •2,9 63 • 3,5 71 • 11 % • 21% • - Vốn trung ương 60 •2,4 89 •2,5 • 2,664 • 5% • 3% • - Vốn huy động cấp bù • 164 • 25 4 • 589 • 55 % • 132 % • - Vốn ủy thác đầu tư • 55 •12 0 • 318 • 118% •165 % • Nguồn: NHCSXH chi nhánh Tp. HCM •
•Nguồn vốn của NHCSXH Tp. HCM tăng trưởng nhanh qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể năm 2019, tổng nguồn vốn của chi nhánh đạt 2,963 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước. Đà tăng tiếp tục tăng nhanh trong năm 2020 với nguồn vốn đạt được là 3,571 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2019. Tổng nguồn vốn
•gia tăng cho thấy chi nhánh có nguồn vốn lớn để thực hiện
các chương trình cho
vay chính sách do Chính phủ ban hành tại địa bàn Tp. HCM.
•Về cơ cấu nguồn vốn, nhìn vào bảng 2.1 có thể thấy nguồn vốn trung ương và vốn huy động cấp bù chiếm tỷ trọng lớn nhưng NHCSXH TP. HCM đang ngày càng phát triển quy mô nguồn vốn huy động cấp bù và vốn ủy thác đầu tư. Cụ thể:
• o Nguồn vốn trung ương là nguồn vốn quan trọng bậc nhất, chiếm tỷ trọng
cao nhất trong cơ cấu vốn của NHCSXH Tp. HCM. Là ngân hàng hoạt động đặc thù, thực hiện các chương trình cho vay chính sách của Chính phủ, do đó, nguồn vốn để chi nhánh hoạt động chủ yếu đến từ NHCSXH Việt Nam phân bổ. Mặc dù là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhưng trong giai đoạn nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng của vốn trung ương tăng chậm chỉ 5% năm 2019 và 3% năm 2020. Nguyên nhân là do chi nhánh đã gia tăng nhanh chóng nguồn vốn huy động cấp bù và vốn ủy thác đầu tư để thực hiện các chương trình cho vay chính sách.
• o Vốn huy động cấp bù là nguồn vốn mà chi nhánh huy động được từ người
vay và các chủ thể khác tại địa phương. Với lợi thế hoạt động tại thành phố phát triển kinh tế bậc nhất Việt Nam, tập trung nhiều dân cư, doanh nghiệp nên chi nhánh có lợi thế trong việc thu hút nguồn tiền gửi từ các chủ thể trong nền kinh tế. Những chủ thể vay vốn tại NHCSXH Tp. HCM đều phải gửi tiết kiệm tại ngân hàng sau khi được vay vốn. Điều này vừa giúp cho chi nhánh có nguồn vốn huy động cấp bù lớn, vừa kiểm soát được nguồn tiền của khách hàng, góp phần hạn chế RRTD xảy ra. Do đó, nguồn vốn huy động cấp bù có tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu vốn của chi nhánh và có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động cấp bù là 55% nhưng đến năm 2020 tăng mạnh lên 254 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng lên đến 132%. Nguyên nhân tăng mạnh là do số lượng khách hàng vay vốn cũng như các chủ thể trong nền kinh tế gửi tiết kiệm tại NHCSXH ngày càng gia tăng. Điều này vừa giúp chi nhánh gia tăng vốn chủ động để thực hiện các chương trình cho vay theo chính sách, vừa giúp ngân hàng kiểm soát được rủi ro tín dụng trong quá trình cho vay.
• o Vốn ủy thác: NHCSXH Tp. HCM còn có nguồn vốn ủy thác đầu tư từ các
• các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ, cá
nhân trong và ngoài nước.
Nguồn vốn này mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng trong giai đoạn
nghiên cứu đã
đạt được mức tăng trưởng ấn tượng với tỷ lệ lên đến 118% trong
năm 2019, đạt 120
tỷ đồng, 165% năm 2020 với quy mô lên đến 318 tỷ đồng. Đạt được
kết quả này là
nhờ lợi thế hoạt động tại một trong những tỉnh thành có tốc độ
phát triển kinh tế
cao nhất cả nước, được nhiều tổ chức trong và ngoài nước quan
tâm, hỗ trợ nguồn
vốn ủy thác ưu đãi để thực hiện các chương trình cho vay chính
sách. Bên cạnh đó,
chi nhánh cũng chủ động gia tăng nguồn vốn huy động nhằm giảm
áp lực cho
nguồn vốn từ trung ương.
• Kết quả phân tích trên cho thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh không những tăng về quy mô mà cơ cấu nguồn vốn đảm bảo sự đa dạng từ nhiều nguồn cho thấy chi nhánh có sự chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn nhằm đảm bảo việc thực hiện các chương trình cho vay chính sách tại địa phương.
2.I.3.2. Sử dụng vốn:
•Với vai trò là ngân hàng chính sách, NHCSXH Tp. HCM đã triển khai đầy đủ 10 chương trình cho vay do Chính phủ ban hành, cụ thể:
1. Cho vay Qũy Xóa đói giảm nghèo (gồm hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo tiêu chí trong từng giai đoạn)
2. Cho vay người nhiễm HIV/AIDS, sau cai nghiện ma túy, điều trị nghiện bằng thuốc thay thế, bán dâm hoàn lương theo QĐ số 29/2014/QĐ-TTg
3. Cho vay người dân có đất bị thu hồi trên địa bàn thành phố theo Quyết định số 34/2017/QĐ-UBND ngày 02/8/2017 của Chủ tịch UBND TP.HCM
4. Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ.
7. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài . 8. Cho vay hỗ trợ Hội viên Hội CCB sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.
9. Cho vay dự án “Chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ KFW” 10. Cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
•Do đặc điểm địa bàn hoạt động là Tp. HCM - địa phương phát triển nhanh về kinh tế, do đó, chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo mà Tp. HCM quy định được nâng cao so với tiêu chuẩn chung của cả nước. Đồng thời, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách tại địa bàn hoạt động khá thấp.
•Với 10 chương trình cho vay theo chính sách của Chính phủ, số lượng khách hàng vay vốn tại chi nhánh biến động không đồng đều trong giai đoạn nghiên cứu, được thể hiện ở biểu đồ 2.1.
• ĐVT: khách hàng
•
•
• Biểu đồ 2.1: Số lượng khách hàng dư nợ tại NHCSXH Tp. HCM
• Nguồn: NHCSXH Tp. HCM
•Trong giai đoạn nghiên cứu, số lượng khách hàng vay vốn tại chi nhánh năm 2018 là 36,754 khách hàng, đến năm 2019 số lượng khách hàng tăng lên 51,002 khách hàng, tăng 39% so với năm trước. Nguyên nhân tăng lên là do chi nhánh triển khai cho vay NOXH, đồng thời số lượng các khoản vay xuất khẩu lao động, cho vay giải quyết việc làm, cho vay phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng mạnh
•so với năm 2018. Đến năm 2020, số lượng khách hàng vay vốn
giảm xuống chỉ còn
50,213 khách hàng, tương ứng giảm nhẹ -2% so với năm trước. Năm
2020 là một
năm đặc biệt, kinh tế nước ta trong đó có Tp. HCM sụt giảm do
ảnh hưởng bởi đại
dịch COVID. Nhiều khách hàng vay vốn hỗ trợ từ NHCSXH bị ảnh
hưởng hoạt
động nên quyết định ngưng sản xuất kinh doanh, thực hiện trả nợ
trước hạn cho
NHCSXH. Kết quả này cho thấy chi nhánh đã nỗ lực triển khai các
chương trình
cho vay chính sách đến các đối tượng được tiếp cận vốn do Chính
phủ và UBND
Tp. HCM ban hành, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương và an sinh xã hội.
•Để đánh giá hoạt động cho vay của NHCSXH Tp. HCM, cần phải xem xét dư nợ cho vay của ngân hàng. Biểu đồ 2.2 cho thấy tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng trong giai đoạn nghiên cứu dù số lượng khách hàng vay vốn giảm.
•
• I I Dư nợ chũ vay Tốc độ táng trường dư nợ •
• Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay khách hàng tại NHCSXH Tp. HCM
• Nguồn: NHCSXH Tp. HCM
•Số liệu từ biểu đồ 2.2 cho thấy dư nợ của chi nhánh năm 2018 là 1,998 tỷ đồng và tăng dần qua các năm đến cuối năm 2020 đạt 3,279 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tại chi nhánh chỉ tăng 6% trong năm 2019 nhưng đến năm
•2020, tỷ lệ này tăng mạnh lên 55%. Nguyên nhân làm cho dư
nợ tăng trong khi số
lượng khách hàng vay vốn giảm là do quy mô của khoản vay được
Chính phủ tăng
lên. Một nguyên nhân khác nữa là do chi nhánh triển khai đa
dạng các chương trình
cho ưu đãi của Chính phủ, và đặc biệt là chương trình giải
quyết việc làm, cho vay
xuất khẩu lao động và cho vay cho các hộ mới thoát nghèo. Kết
quả này lần nữa
cho thấy quy mô hoạt đông tín dụng chung của NHCSXH Tp. HCM
không ngừng
mở rộng trong thời gian ngiên cứu. Điều này cho thấy chi nhánh
đã hỗ trợ vốn
chính sách cho nhiều đối tượng phù hợp với các chương trình cho
vay chính sách
mà Chính phủ triển khai.
2.I.3.3. Chất lượng tín dụng:
• Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng giảm dần trong giai đoạn nghiên cứu được thể hiện qua biểu đồ 2.3.
•
• Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ khoanh của NHCSXH Tp. HCM
•
• Nguồn: NHCSXH Tp. HCM
• Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 0.9% năm 2018, giảm còn 0.75% năm 2019
và đến năm 2020 chỉ còn lại 0.49%. Việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn là do chi nhánh luôn chú trọng công tác giám sát tín dụng cũng như thu hồi nợ trong hoạt động cho vay. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều khách hàng không trả được nợ do những nguyên nhân khách quan được ngân hàng khoanh nợ. Tỷ lệ nợ khoanh của chi nhánh có sự
• biến động tăng giảm khác nhau trong giai đoạn nghiên
cứu. Cụ thể, tỷ lệ nợ khoanh
năm 2018 là 0.5% - chủ yếu đến từ vay sản xuất nông nghiệp của
các hộ gia đình
mới thoát nghèo nhưng vật nuôi bị nhiễm bệnh nên không đảm bảo
nguồn trả nợ.
Năm 2019, tỷ lệ nợ khoanh tăng lên 0.56% chủ yếu là do một số
sinh viên tốt
nghiệp ra trường tạm thời chưa có việc làm, một số khách hàng
vay do yếu tố sức
khỏe không đảm bảo ảnh hưởng đến nguồn thu nhập. Năm 2020, tỷ
lệ này giảm
xuống còn 0.49% chủ yếu là do dư nợ tăng lên nhanh chóng trong
khi nợ khoanh
tăng chậm hơn và không nhiều. Việc kiểm soát nợ quá hạn, nợ
khoanh ở mức thấp
hơn 1% cho thấy chi nhánh đã chú trọng đến hoạt động đảm bảo
chất lượng tín
dụng, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội thực
hiện tốt việc kiểm tra,
giám sát khoản vay.
• Như vậy, NHCSXH chi nhánh Tp. HCM đã gặt hái được nhiều kết quả khả
quan thông qua quy mô nguồn vốn hoạt động, dư nợ tín dụng không ngừng gia tăng và kiểm soát tốt chất lượng tín dụng ở mức thấp. Việc quy mô nguồn vốn hoạt động gia tăng với sự tăng dần tỷ trọng nguồn vốn cấp bù và vốn ủy thác có thể thấy chi nhánh ngày càng chủ động trong việc huy động vốn để triển khai cho vay chính sách tại địa bàn. Không chỉ vậy, dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ khoanh là những chỉ tiêu cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh được kiểm soát tốt, đảm bảo khả năng thu hồi nguồn vốn đã cho vay. Đây là yếu tố góp phần không nhỏ cho việc thực hiện xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cho những đối tượng yếu thế tại địa phương. Vừa mở rộng được quy mô hoạt động vừa đảm bảo được chất lượng TD là những yếu tố cho thấy NHCSXH Tp. HCM đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực, trở thành một trong những chi nhánh hàng đầu của NHCSXH Việt