TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠ
1.2.1. Khái niệm về chất lượng tín dụng ngânhàng
1.2.1.1. Khái niệm về chất lượng dịch vụ.
3.1.45.Theo Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, đã đưa ra định nghĩa về chất lượng như sau: “ Chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan”.
3.1.46.Trong lĩnh vực dịch vụ, chất lượng dịch vụ được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu và môi trường nghiên cứu, như: theo Parasuraman và cộng sự (1985, 1988), chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ; theo Lehtinen (1982), chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên hai khía cạnh, (1) quá trình cung cấp dịch vụ và (2) kết quả của dịch vụ;
1.2.1.2. Khái niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng.
3.1.47.Hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường, nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Chính vì thế vấn đề chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng, sống còn đối với các Ngân hàng thương mại. Để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, cần tìm hiểu khái niệm về chất lượng tín dụng là gì? Dựa trên các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau mà ta có những khái niệm về chất lượng tín dụng như sau:
3.1.48.+ Theo Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thu Thủy (2014) thì khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng là các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh mức độ đáp ứng yêu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng, phù hợp với chính sách tín dụng, bảo đảm an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu này tiếp cận dưới góc độ, chất lượng tín dụng của ngân hàng cần được quan tâm đến hai mục tiêu cơ bản: (1) Khẳng định vai trò chủ đạo trong hệ thống tín dụng đối với nền kinh tế; (2) Đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng, an toàn và sinh lời về vốn kinh doanh phù hợp với mục tiêu kế hoạch và các quy định pháp luật trong từng thời kỳ.
3.1.49.+ Chất lượng tín dụng được hiểu là sự đáp ứng các u cầu hợp lí của khách hàng có lựa chọn, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nói cách khác, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng đối với sự phát triển của mơi trường bên ngồi, thể hiện sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.
3.1.50.+ Chất lượng tín dụng là một khái niệm thơng dụng, bởi tín dụng bao hàm các hoạt động khác nhau khó đồng nhất và đo lường: cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, chiết khấu, bao thanh tốn,...Thơng thường trong phạm trù đơn giản chất lượng tín dụng được dùng để phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một ngân hàng hay tổ chức tín dụng (hay cịn gọi là Chất lượng cho vay).
3.1.51.+ Chất lượng tín dụng theo quan điểm của khách hàng, của ngân hàng và của xã hội:
3.1.52.-> Theo quan điểm của khách hàng:
3.1.53.Mục tiêu của họ là tối đa hố giá trị tài sản của mình hay là tối đa hố giá trị sử dụng của khoản vốn vay. Chính vì thế với khách hàng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng cái họ quan tâm đầu tiên là lãi suất, kỳ hạn, quy mô, phương thức giải ngân và phương thức thu nợ của khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp có thoả mãn nhu cầu của họ hay không, làm sao để các thủ tục được giải quyết một cách nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lý. Nếu tất cả các yếu tố này đều đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì khoản tín dụng đó được coi là có chất lượng tốt và ngược lại.
3.1.54.Do đó theo quan điểm của khách hàng thì chất lượng tín dụng là: Sự thoả mãn nhu cầu của họ về khoản tín dụng trên các phương diện: lãi suất, quy mô, thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu Iiợ...
3.1.55.-> Theo quan điểm của ngân hàng:
3.1.56.Đứng trên giác độ, quan điểm của ngân hàng, khi nói đến chất lượng tín dụng ngân hàng là đề cập đến “lượng” phải đi đôi, đồng thời với “chất”, cụ thể:
3.1.57. về “lượng”: NHTM thực hiện tốt chức năng trung gian tín dụng,
không
ngừng đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng, của nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng, đó là: tăng dư nợ, tăng doanh số cho vay, đa dạng hóa đối tượng cho vay nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
3.1.58. về “chất”: thể hiện qua mức độ an toàn về vốn, khả năng sinh lời và
giảm
tỷ lệ nợ xấu. Mức độ an toàn vốn của NHTM thể hiện qua việc đảm bảo yêu cầu kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu. Khả năng sinh lời của NHTM thể hiện qua thu nhập từ hoạt động tín dụng.
3.1.59. Hoạt động tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán và bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
3.1.60.-> Theo quan điểm xã hội:
3.1.61.Thơng qua các khoản tín dụng mà Ngân hàng cung cấp, các chủ thể trong nền kinh tế thực hiện liên tục quá trình tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng, đầu tư phát triển theo chiều sâu...từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Như vậy đứng trên quan điểm của xã hội để đánh giá, thì chất lượng tín dụng ngân hàng là: Sự đáp ứng cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà các khoản tín dụng của Ngân hàng đem lại.
3.1.62.+ Trong phạm vi của luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng theo quan điểm của ngân hàng thương mại. Agribank chi nhánh huyện Tân Thạnh là chi nhánh cấp hai, nên hoạt động cho vay chiếm phần lớn trong hoạt động tín dụng. Luận văn sẽ tập trung hơn vào phân tích hoạt động cho vay của chi nhánh.