Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng củangân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TÂN THẠNH, TỈNH LONG AN (Trang 37 - 45)

TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠ

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng tín dụng củangân hàng thương mạ

3.1.111. ì.2.3.1. Nhân tố từ phía khách hàng

- Thứ nhất, uy tín và đạo đức của người đi vay:

3.1.112. Trong quy trình tín dụng, các ngân hàng thương mại thường chỉ đưa ra các quyết

định cho vay sau khi phân tích kỹ càng, cẩn thận các yếu tố liên quan đến uy tín và khả năng trả nợ của người vay nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro do chủ quan của người đi vay.

3.1.113. Đạo đức của người vay là một yếu tố quan trọng của quy trình thẩm định, tính cách

của người vay không chỉ được đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà còn cả những hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai.

3.1.114. Uy tín của khách hàng là tiêu chí để đánh giá sự sẵn sàng trả nợ và thực hiện các

nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Uy tín của khách hàng được thể hiện dưới nhiều khía cạnh đa dạng như: chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm, mức độ chiếm lĩnh thị trường, chu kỳ sống của sản phẩm, các quan hệ kinh tế tài chính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và ngân hàng.

3.1.115. Khách hàng có thể lừa đảo ngân hàng thơng qua việc gian lận số liệu, giấy tờ, quyền sử dụng đất giả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích,... Việc khách hàng gian lận sẽ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phân tích các số liệu và tình hình trong suốt quá trình phát triển của khách hàng với những thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác.

3.1.116. Năng lực tổ chức, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của người đi vay có ảnh hưởng

rất lớn đến chất lượng tín dụng của NHTM. Đây là yếu tố tất yếu để khách hàng kinh doanh có hiệu quả, là cơ sở để khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả đúnghạn cho ngân hàng. Ngược lại, nếu trình độ của người quản lý còn bị hạn chế về nhiều mặt như học vấn, tầm nhìn, kinh nghiệm quản lý thực tế.. .thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ. Kéo theo khả năng trả nợ kém, ảnh hưởng xấu đến CLTD của ngân hàng.

I.2.3.2. Nhân tố từ phía ngân hàng

- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, phù hợp giữa lợi ích của người gửi tiền, của ngân hàng và người đi vay.

- Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là trình tự hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ cụ thể cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc một giao dịch cho vay cho từng cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có liên quan phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay là cực kỳ quan trọng, trong bước này chất lượng tín dụng phụ thuộc vào chất lượng công tác thẩm định KH và các quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của từng NHTM.

3.1.117. Quy trình tín dụng là yếu tố quan trọng, nếu nó được tổ chức khoa học, phối hợp

nhịp nhàng, hợp lý giữa các bước sẽ đảm bảo thực hiện các khoản vay có chất lượng.

- Kiểm tra kiểm sốt nội bộ: Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi ngân hàng thương mại. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng thường xuyên, chặt chẽ sẽ càng làm cho hoạt động, tín dụng đúng hướng, thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu thể lệ trong quy chế tín dụng cũng như quy trình tín dụng. Kiểm tra, kiểm sốt nội bộ là biện pháp,

mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, phát hiện kịp thời những sai sót, xử lý kịp thời các lỗi sai phạm, các nguy cơ, rủi ro tín dụng chủ quan và khách quan khác giúp cho hoạt động tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng.

- Tổ chức nhân sự: Trong hoạt động ngân hàng, yếu tố con người cũng không nằm ngồi sự quyết định thành cơng trong mọi hoạt động kinh doanh. Muốn nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh, chất lượng trong hoạt động tín dụng, ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ giỏi, nắm rõ kiến thức nghiệp vụ (có năng lực phân tích và xử lý hồ sơ KH, đánh giá tài sản, giảm giám sát khoản vay...), cũng như có kiến thức rộng rãi trong các lĩnh vực cho vay; nắm vững, cập nhật kịp thời những văn bản pháp luật liên quan. Thường xuyên được đào tạo, bổ sung kiến thức nghiệp vụ cần thiết, phù hợp với nhịp độ phát triển và biến đổi của nền kinh tế thị trường. Ngồi ra, nội dung quan trọng khơng kém đó là đạo đức và sự liêm khiết của cán bộ tín dụng, bởi nếu người cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm hay cố tình vi phạm sẽ gây ra tổn thất rất lớn cho ngân hàng.

- Thơng tin tín dụng: Hệ thống thơng tin góp phần quan trọng trong hoạt động tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng tín dụng. Vai trị và u cầu thơng tin đối với cơng tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng là hết sức quan trọng. Thơng tin tín dụng có thể thu được từ nhiều nguồn khác nhau như từ chính các ngân hàng (hồ sơ KH, từ phân tích của CBTD, từ thơng tin lẫn nhau giữa các TCTD,...); hoặc từ KH (theo báo cáo tài chính, từ thực tế,...), hay là từ các cơ quan cung cấp dịch vụ thơng tin tín dụng (CIC...); hoặc nguồn khác (báo chí, các cơ quan thơng tấn, tịa án,.)

3.1.118. Muốn nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần xây dựng được hệ thống thông

tin đầy đủ và linh hoạt, nhờ đó cung cấp các thơng tin chính xác, kịp thời, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

3.1.119. Thứ nhất, mơi trường kinh tế: Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính

sách kinh tế của mỗi quốc gia có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận cao, từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của ngân hàng. Trong trường hợp ngược lại, sự bất ổn sẽ tác động đến các hoạtđộng của ngân hàng, làm ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.

3.1.120. Thứ hai, mơi trường chính trị: Tính ổn định về chính trị trong nước sẽ là một trong

những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Nếu xảy ra các diễn biến gây bất ổn chính trị như: chiến tranh, cấm vận, bạo động, biểu tình, bãi cơng,... có thể dẫn đến những thiệt hại cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung (làm tê liệt sản xuất, lưu thông hàng hố đình trệ,.). Và như vậy, những món tiền doanh nghiệp vay ngân hàng sẽ khó được hồn trả đầy đủ và đúng hạn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng.

3.1.121. Thứ ba, môi trường pháp lý: Dù là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói

chung hay NHTM nói riêng thì yếu tố hệ thống pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp và NHTM. Với một môi trường pháp lý chưa hồn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết khi áp dụng vào kinh doanh dễ bị rủi ro. Do đó, xây dựng mơi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các NHTM.

3.1.122. Thứ tư, mơi trường cạnh tranh: Đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến kết quả hoạt

chiều hướng: thứ nhất, để chiếm ưu thế trong cạnh tranh ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu tư trang thiết bị tốt, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố và khuyếch trương uy tín và thế mạnh của ngân hàng. Hướng tác động này đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, ở hướng thứ hai, dưới áp lực của cạnh tranh gay gắt các ngân hàng có thể bỏ qua những điều kiện tín dụng cần thiết khiến cho độ rủi ro tăng lên, làm giảm chất lượng tín dụng.

3.1.123. Thứ năm, môi trường tự nhiên: Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt,

hoả hoạn, động đất, dịch bệnh,. có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho cả người vay và ngân hàng. Mặc dù những rủi ro này là khó dự đốnnhưng bù lại nó chiếm tỷ lệ không lớn, mặt khác ngân hàng thường được chia sẻ thiệt hại với các Công ty Bảo hiểm hoặc được Nhà nước hỗ trợ.

3.1.124. 1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng

3.1.125. Hoạt động tín dụng là một hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương

mại trong nền kinh tế thị trường, nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Chính vì thế vấn đề chất lượng tín dụng là vấn đề quan trọng, sống còn đối với tất cả các Ngân hàng thương mại.

3.1.126. Vì thế để nâng cao CLTD, Ngân hàng thương mại không chỉ là người cung

cấp vốn cho các doanh nghiệp mà Ngân hàng thương mại còn phải hiểu rõ về lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó giúp cho ngân hàng phát triển, mở rộng các sản phẩm dịch vụ phù hợp như dịch vụ tư vấn.. .giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi được những rủi ro khơng đáng có.

3.1.127. Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để ngân hàng làm tốt vai trò trung

tâm thanh toán: khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng, với một khối lượng tiền như cũ, có thể thực hiện số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền.

3.1.128. Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định

tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia.

3.1.129. Hoạt động tín dụng được mở rộng với các thủ tục đơn giản hóa, thuận tiện

tượng cần thiết, giảm thiểu và đi đến xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn và các vùng sâu, vùng xa hẻo lánh.

3.1.130. Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng thu hút được nhiều khách

hàng hơn bằng các hình thức và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TÂN THẠNH, TỈNH LONG AN (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w