2.3.2.1. Lý do thực hiện và phương pháp thực hiện nghiên cứu định tính
Các kết quả phân tích định lượng đạt được trong mô hình tại mục 3.1 đã góp phần khẳng định thêm lý do tại sao các NHTM Việt Nam ngày càng đẩy mạnh OFDI mặc dù kết quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị tại thị trường nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên từ kết quả này vẫn còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ hơn. Tiêu biểu như việc có phải thực sự các lợi ích về đa dạng hóa, lợi thế theo quy mô, lợi thế trong thu hút khách hàng… đã có tác động. Hay việc chỉ tiêu OFDI của các NHTM
Ho không bị bác bỏ →Bỏ mô hình FE
Ho bị bác bỏ
→Chọn mô hình RE
Mô hình tác động ngẫu nhiên
Ho bị bác bỏ →Chọn mô hình FE Ho không bị bác bỏ →Bỏ mô hình RE Mô hình tác tác động cố định Ho bị bác bỏ →Chọn mô hình FE Ho bị bác bỏ →Chọn mô hình RE
Sử dụng hausman test để lựa chọn.
→Nếu Ho (với giả thiết: các hệ số giữa RE và FE không khác biệt) bị bác bỏ, chọn FE →Nếu Ho không bị bác bỏ, chọn RE
vẫn đang ở mức hạn chế có ảnh hưởng đến kết quả ước lượng. Hay kết quả về mối quan hệ thuận chiều giữa chỉ tiêu OFDI/DN với FP chỉ có ý nghĩa trong một phương pháp ước lượng, còn những phương pháp khác kết quả này lại không có ý nghĩa thống kê. Khi đó kết quả có thực sự tin cậy.
Tất cả những câu hỏi này đòi hỏi cần thực hiện thêm những nghiên cứu định tính với phương pháp phỏng vấn chuyên gia để phần nào làm sáng tỏ hơn kết quả phân tính định lượng cũng như củng cố thêm mức độ tin cậy của kết quả định lượng. Không những vậy việc thực hiện nghiên cứu định tính còn được kỳ vọng giúp làm phong phú thêm kết quả nghiên cứu và gợi mở những vấn đề mới cho nghiên cứu khác.
Do hạn chế về đi lại trong thời gian nghiên cứu cũng như tính bảo mật thông tin của các hoạt động OFDI của các ngân hàng, luận án đã rất cố gắng phỏng vấn được 4 chuyên gia. Mặc dù số lượng chuyên gia phỏng vấn không nhiều nhưng đều là những cá nhân có kinh nghiệm thực tế trong hoạt động kinh doanh tại thị trường nước ngoài và nắm những trọng trách quan trọng trong mảng hoạt động này. Bên cạnh đó vị trí của 4 chuyên gia khá đa dạng như là tổng giám đốc, giám đốc đơn vị kinh doanh của ngân hàng tại Campuchia, Myanmar; chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cán bộ quản lý chuyên trách khối đơn vị kinh doanh tại thị trường nước ngoài của trụ sở chính ngân hàng mẹ. Những thông tin phỏng vấn được từ các chuyên gia ở nhiều vị trí khác nhau sẽ cho những kiến thức sâu sắc về vấn đề.
2.3.2.2. Danh mục câu hỏi phỏng vấn
Với mục tiêu làm cụ thể thêm cho kết quả định lượng, các cuộc phỏng vấn xoay quanh 6 câu hỏi chính. Phỏng vấn được thiết kế theo dạng phi cấu trúc. Các câu hỏi được ra cho chuyên gia và ghi nhận ý kiến trả lời. Bên cạnh các câu hỏi chính, luận án tiếp tục đưa ra những câu hỏi đối chiếu để khẳng định cũng như làm rõ thêm ý kiến thu được từ cuộc phỏng vấn trước đó. Cụ thể 6 câu hỏi chính như sau:
- Câu hỏi thứ nhất liên quan đến việc xác định những động lực của các ngân hàng khi thực hiện OFDI. Xác định được các động lực sẽ giúp xác định được động cơ thực sự của các ngân hàng ẩn sau hoạt động này. Luận án kỳ vọng sẽ tìm được những động lực liên quan đến các yếu tố về thu hút khách hàng, lợi thế theo quy mô, mở rộng thị trường, đa dạng hóa… và cả động lực về gia tăng thu nhập, tìm kiếm thị trường mới… Đây là những yếu tố liên quan đến đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và cũng giúp khẳng định giả thuyết nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án đang đi đúng hướng.
- Câu hỏi thứ hai là tiếp nối và cũng là kiểm tra lại câu hỏi thứ nhất với nội dung tập trung vào với những động lực như vậy thì những lợi ích mà các ngaan hàng đã thu được đến nay là gì và mức độ ra sao. Câu trả lời giúp xác định cơ chế tác động, kiểm chứng lại kết quả phân tích định lượng trong luận án. Luận án không kỳ vọng chuyên gia sẽ đưa ra được những con số định lượng cụ thể nhưng những tình huống, những đánh giá chuyên gia là những thông tin hữu ích cho việc khẳng định kết quả của luận án.
- Câu hỏi thứ ba liên quan đến chi phí, những đánh đổi của các ngân hàng khi thực hiện OFDI. Câu hỏi được thực hiện dưới dạng những khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại thị trường nước ngoài. So sánh câu hỏi thứ ba với thứ hai sẽ cho biết phần nào so sánh giữa lợi ích và chi phí trong hoạt động này. Mục tiêu của câu hỏi này cũng là cách để luận án kiểm tra lại kết quả mô hình định lượng đã đạt được.
- Câu hỏi thứ tư tập trung vào đánh giá tác động của hoạt động OFDI trong tổng thể hoạt động ngân hàng.
- Câu hỏi thứ năm liên quan những vấn đề mà các ngân hàng cần cải thiện để nâng cao mức độ tác động, lơi ích thu được.
- Câu hỏi cuối cùng để kiểm tra lại kết quả mô hình định lượng. Mức độ tán đồng, ủng hộ của các chuyên gia ra sao với kết quả này. Kết quả có phù hợp với thực tế hay phi lý.
2.4. Kết luận chương 2
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu đề ra, Chương 2 của luận án đã đề xuất phương pháp nghiên cứu. Trong đó tại chương 2, luận án đã xây dựng 5 mô hình nghiên cứu định lượng gồm: (1) kiểm định mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động; (2) kiểm định mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả tài chính; (3) kiểm định vai trò tác động của yếu tố sở hữu đối với mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính; (4) kiểm định vai trò tác động của yếu tố số lượng địa bàn hoạt động tại nước ngoài đối với mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính; (5) kiểm định vai trò tác động của yếu tố thời gian hoạt động OFDI tại nước ngoài đối với mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính. Các mô hình 3-4-5 được tách ra do các biến điều tiết yếu tố sở hữu là biến giả và biến số
lượng địa bàn là biến dạng thang đo. Nên việc tách ra các mô hình khác nhau sẽ thuận lợi hơn khi sử dụng các công cụ phân tích.
Chương 2 trong luận án cũng trình bày cụ thể về phương pháp và kết quả đo các biến được sử dụng trong mô hình. Trong đó đặc biệt trình bày sâu về phương pháp và kết quả đo biến mức độ OFDI và biến hiệu quả hoạt động do 2 biến này không có dữ liệu trực tiếp.
Phần cuối của Chương 2 trong luận án trình bày về các công cụ dự kiến sử dụng để phân tích định lượng và mô tả chi tiết trình tự các bước thực hiện. Bên cạnh đó để làm phong phú thêm cho kết quả phân tích định lượng, luận án cũng bổ sung thêm nội dung phân tích định tính với phương pháp được trình bày cụ thể.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA
NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM