nước
ngoài của các NHTM Việt Nam
Lịch sử phát triển OFDI của các NHTM Việt nam cũng có thể chia thành 3 giai đoạn tương ứng.
1.000 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0 30 25 20 15 10 5 0 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Vốn đăng ký Số dự án
Hình 3.1: Hoạt động OFDI trong ngành ngân hàng tài chính trong giai đoạn 2009-2019 của Việt Nam
Nguồn: tổng cục thống kê
Giai đoạn từ năm 1995 đến 2009 trong giai đoạn hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam rất hạn chế và đóng vai trò rất nhỏ trong so sánh với hoạt động kinh doanh trong nước.
Giai đoạn 2 từ từ năm 2009 đến 2015, hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, số lượng các NHTM Việt Nam có hoạt động OFDI tăng từ 2 lên 6 ngân hàng là BIDV, Vietinbank,
Agribank, Sacombank, MB Bank, SHBank. Số vốn đầu tư của các ngân hàng vào thị trường nước ngoài tăng từ khoảng 50 triệu USD năm 2008 lên đến gần 400 triệu USD năm 2015. Đặc biệt là bên cạnh vốn đầu tư, các ngân hàng còn thực hiện cho vay các đơn vị tại nước ngoài với con số lên đến gần 1 tỷ USD. Chính vì sự đột phá này nên trong lịch sử phát triển, mặc dù đã có dự án đầu tiên từ năm 1995, nhưng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ được thực sự được tính từ năm 2009.
Giai đoạn 3 từ năm 2015 đến cuối năm 2017, hoạt động lại có chiều hướng đi xuống. Mặc dù số lượng các ngân hàng tham gia vào OFDI không bị giảm sút nhưng quy mô đầu tư không tăng lên. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của các đơn vị tại thị trường nước ngoài được công bố cho thấy tình trạng yếu kém về chất lượng tài sản, thanh khoản hạn chế và kết quả kinh doanh đi xuống. Tại thị trường trong nước, các ngân hàng đã có OFDI điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh tại thị trường nước ngoài theo hướng thu gọn hơn. Các khoản đầu tư cho thị trường nước ngoài được
tính toán lại và các quyết định về định hướng phát triển trong tương lai được bàn bạc.
Điều thú vị là từ đầu năm 2018 đến nay, hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam lại tăng trưởng trở lại với sự tham gia của một số NHTM lớn chưa có hoạt động OFDI trước đây. Ví dụ gần đây là Vietcombank giúp nâng tổng số ngân hàng có OFDI lên 7 ngân hàng. Một số NHTM khác cũng đang dự kiến tiếp tục tăng vốn để cơ cấu lại hoạt động tại thị trường nước ngoài.
Trong quá trình phát triển hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam, mỗi NHTM có những lựa chọn định hướng khác nhau về phương pháp thâm nhập, hình thức hiện diện, lựa chọn địa điểm, đối tượng khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên quá trình phát triển OFDI của các NHTM mang đặc điểm của mô hình upsala khá rõ nét thể hiện ở một số điểm cơ bản như sau:
Một là hình thức đầu tư của các ngân hàng khi tham gia vào thị trước nước ngoài theo hướng tăng dần theo mức độ am hiểu thị trường: theo đó các ngân hàng Việt Nam thường sẽ thành lập văn phòng đại diện trước tiên, sau đó thành lập chi nhánh và cuối cùng là thành lập ngân hàng con 100% vốn. Hình thức thành lập liên doanh khá hạn chế và chỉ được lựa chọn khi luật pháp nước sở tại chưa cho phép thành lập lập ngân hàng 100% vốn.
Hai là, đa số các NHTM Việt Nam lựa chọn thị trường nước ngoài là những quốc gia thuộc khu vực lân cận, có trình độ phát triển thị trường ngân hàng thấp hơn Việt Nam, và đặc biệt là các quốc gia có quan hệ đặc biệt với Việt nam: Cụ thể các quốc gia được ngân hàng Việt Nam lựa chọn đầu tư nhiều nhất là Lào và Campuchia. Nguyên nhân do 2 quốc gia này có chung đường biên giới với Việt Nam. Đồng thời, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với hai quốc gia này là rất lớn nên sự có mặt của NHTM Việt Nam có thể hỗ trợ và phục vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam tại các thị trường này trong quá trình trình thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, cũng như các vấn đề liên quan đến vốn.
Ba là các ngân hàng thường thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo chiến lược củng cố vững chắc tại một thị trường, một quốc gia trước, sau đó mới nhân rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường khác, quốc gia khác. Điển hình là trường hợp BIDV với chiến lược mở rộng thị trường sang nước ngoài đã liên tục mở các văn phòng đại diện từ năm 2009: Campuchia (2009), Myanmar (2010), Séc (2012), Đài Loan (2015), Nga (2015). Đồng thời tại một thị trường cụ thể, BIDV thường sẽ thành
lập ngân hàng trước, sau đó sẽ dần mở rộng thành lập công ty bảo hiểm, công ty chứng khoản, công ty tài chính… phù hợp với từng thị trường.
Bốn là chiến lược OFDI của các NHTM Việt Nam nhắm tới khách hàng là các Việt kiều, nhân viên Việt Nam đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại nước ngoài, các tầng lớp dân cư có nhu cầu giao thương với Việt Nam. Đây là đối tượng khách hàng tiềm năng lớn đối với các NHTM.