định. Ở đây có thể vấn đề nằm ở hiệu quả của các khoản đầu tư, khoản chi.
Thứ bẩy, hệ số hệ số của biên kiểm soát tổng tài sản đều có ý nghĩa thống kê trong các mô hình được xem xét và đều mang dấu dương, phản ánh mối quan hệ thuận chiều. Kết quả này cho thấy khi tốc độ tăng trưởng TTS tăng lên thì chỉ số hiệu quả FP của các ngân hàng cũng tăng trong giai đoạn. Nhận định này phù hợp với giả thuyết đưa ra và cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên một lần nữa kết quả này lại ngược với kết quả của mô hình có biến phụ thuộc là hiệu quả tài chính. Nguyên nhân có thể do yếu tố quy mô giúp các NHTM có nhiều điều kiện hơn để thu được những lợi ích từ hoạt động OFDI nhất là lợi thế theo quy mô. Tuy nhiên khi sử dụng biến phụ thuộc là kết quả tài chính thì tác động của biến quy mô đến kết quả tài chính bị ảnh hưởng lấn át bởi các yếu tố khác trong môi trường kinh doanh trong nước. Ví dụ giai đoạn 2009-2020, hoạt động các NHTM Việt Nam trải qua rất nhiều biến động với 2 đợt tái cơ cấu, nợ xấu tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Thêm vào đó, quy mô của các NHTM Việt Nam còn nhỏ nên độ ổn định trong hoạt động kinh doanh còn hạn chế. Do đó biến động trong hoạt động kinh doanh sẽ tác động mạnh đến các chỉ tiêu tài chính và làm lấn át tác động của nhiều yếu tố khác như hoạt động OFDI của các ngân hàng.
5.1.2. Về vai trò của các yếu tố điều tiết trong mối quan hệ giữa mức độ mức độ
OFDI và hiệu quả hoạt động
Thứ nhất, kết quả các mô hình định lượng cho thấy, mối quan hệ giữa OFDI và hiệu quả hoạt động chịu tác động bởi yếu tố thời gian hoạt động kinh doanh tại thị
trường nước ngoài và yếu tố có vốn sở hữu của nhà nước. Điểm thú vị là với yếu tố sở hữu, kết quả mô hình định lượng cho thấy NHTM thuộc sở hữu nhà nước lại cho kết quả tác động ngược. Điều này trái với dự kiến ban đầu khi sở hữu nhà nước thường gắn với yếu tố có nguồn lực dồi dào hơn, có nhiều điểm lỏng hơn trong quản lý và từ đó có thể tạo ra điều kiện thuận lợi hơn cho các NHTM có hoạt động OFDI khai thác được các lợi ích từ hoạt động này. Mặc dù vậy kết quả nghiên cứu này lại cho thấy các NHTM thuộc sở hữu nhà nước có OFDI cần thắt chặt hơn hoạt động quản lý đối với
mảng kinh doanh tại thị trường nước ngoài. Kết quả ngược chiều này có thể là kết quả của công tác quản lý đang có vấn đề, chiến lược tiếp cận chưa thực sự phù hợp và hoạt động còn nhiều khó khăn của mảng thị trường nước ngoài như các nội dung đã trình bày về thực trạng hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam và kết quả nghiên cứu định tính.
Thứ hai, yếu tố số lượng địa bàn tại thị trường nước ngoài không có vai trò điều tiết mối quan hệ giữa mức độ OFDI và hiệu quả hoạt động. Điều này cũng được khẳng định lại bởi các nội dung phỏng vấn chuyên gia. Ở giác độ khác kết quả này cũng cho thấy các NHTM không cần thiết đặt mục tiêu về đa dạng hơn nữa địa bàn hoạt động tại thị trường nước ngoài.
Thứ ba, yếu tố chiều dài thời gian thực hiện OFDI cũng là yếu tố có vai trò điều tiết mối quan hệ giữa OFDI và hiệu quả hoạt động nhưng lại theo hướng ngược nghiều. Kết quả này cho thấy thực sự hoạt động OFDI của các NHTM Việt Nam cần rất thận trọng khi những lợi ích thu được từ OFDI lại bớt dần theo thời gian. Nguyên nhân có thể do vấn đề về quản lý, yếu tố nhiệm kỳ, con người hoặc khả năng học hỏi sáng tạo, chiến lược thâm nhập thị trường, định hướng hoạt động kinh doanh… như đã trình bày trong nội dung Chương 3. Tuy nhiên một phần nguyên nhân của hiện tượng này có thể do OFDI của các NHTM Việt nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư nên luôn có những điểm chùng.