Đặc điểm của quản lý cán bộ, công chức phường

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức phường ở quận cầu giấy, thành phố hà nội hiện nay sửa ngày22 6 (Trang 31 - 46)

1.2.3.1. Đặc điểm về chủ thể

Quản lý đội ngũ CBCC phường được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau. Chủ thể có quyền hạn về mặt tổ chức trong công tác quản lý CBCC là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đối với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ.

Để bảo đảm tính thống nhất trong quản lý công chức, Luật Cán bộ, công chức quy định rất rõ ràng và mạch lạc vấn đề này. Đối với cán bộ, việc quản lý thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng và của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Đối với công chức, việc quản lý nhà nước về công chức do Chính phủ quản lý thống nhất - nghĩa là các quy định cụ thể về tuyển dụng, sử dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, đãi ngộ, thôi việc, nghỉ hưu... đối với những người được xác định là công chức, cho dù họ làm việc trong cơ quan của Đảng, của Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội hoặc bộ máy quản lý của đơn vị sự nghiệp, đều được thống nhất quản lý và thực hiện theo các quy định của Chính phủ. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng, các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công chức theo phân công, phân cấp.

Theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Đảng thì các chức danh cán bộ phường như: Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nưc, Chủ tịch Hội nông dân và Bí thư Đoàn thanh niên thuộc quyền quản lý của Ban Thường vụ Quận ủy. Tập thể cấp ủy và tổ chức đảng có thẩm quyền thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số những vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách, đánh giá, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm lại, luân chuyển, khen thưởng, kỹ luật cán bộ. Quận ủy tiến hành quản lý cán bộ theo phân cấp quản lý bao gồm các nội dung chính sau đây: Tuyển dụng, bố trí, phân công, điều động,, luân chuyển cán bộ, phân cấp quản lý cán bộ; Đánh giá cán bộ; Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ; Khen thưởng, kỷ luật cán bộ; Thực hiện chế độ chính sách cán bộ; Kiểm tra, giám sát công tác cán bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo về cán bộ.

Ban tổ chức Quận ủy là cơ quan tham mưu của quận ủy, trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ, ban thường trực quận ủy về công tác tổ chức

xây dựng Đảng. Tham mưu về công tác cán bộ, công chức thuộc diện ban thường vụ quận ủy quản lý; quản lý cán bộ công chức, viên chức người lao động của các cơ quan đảng. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội quận theo phân cấp quản lý.

Ủy ban nhân dân quận do Hội đồng nhân dân Quận bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.

Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở.

Để quản lý CBCC phường, Uỷ ban nhân dân quận tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ CBCC và từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa CBCC; Tổ chức việc thi tuyển hoặc xét tuyển, quyết định tuyển dụng, điều động, miễn nhiệm, cho thôi việc công chức phường và quản lý công chức, hồ cơ công chức phường theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân Thành phố; Tổ chức việc thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với CBCC; Tổ chức việc bồi dưỡng CBCC; Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với CBCC; Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về CBCC; Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với CBCC theo quy định của pháp luật; Thống kê, đánh giá số lượng, chất lượng cán bộ, công chức trong phạm vi quận.

Phòng nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận là cơ quan thưm mưu, giúp việc Uỷ ban nhân dân cấp quận trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với

CBCC, viên chức; Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức phường và thực hiện chính sách đối với CBCC và cán bộ không chuyên trách phường theo phân cấp.

Theo Quy định số 95-QĐ/TW ngày 3-3-2004 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở phường có nhiệm vụ, lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ, cụ thể là: Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị, các đơn vị kinh tế, sự nghiệp ở cơ sở vững mạnh; xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tích cực tạo nguồn cán bộ tại chỗ, từng bước trẻ hóa đội ngũ CBCC phường. Cấp ủy xây dựng quy chế về công tác tổ chức, cán bộ, nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ đối với cán bộ thuộc quyền quản lý và kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với cán bộ ở cơ sở theo phân cấp; giới thiệu người đủ tiêu chuẩn, có tín nhiệm trong tổ chức đảng và nhân dân để bầu vào các chức danh chủ chốt của hội đồng nhân dân, ủy bân nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân theo luật định và điều lệ của mỗi tổ chức. Cấp ủy đề xuất ý kiến trong việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân ở cấp trên và cán bộ chủ chốt ở cơ sở do cấp trên quản lý.

Hội đồng nhân dân phường trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch giám sát hoạt động của đội ngũ CBCC phường, thực hiện lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm theo quy định đối với các chức danh do HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Uỷ ban nhân dân phường trực tiếp quản lý cán bộ, công chức phường và thực hiện các quy định về chế độ, chính sách, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đối với CBCC phường theo thẩm quyền; Xem xét và đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp quận về kỷ luật và xử lý vi phạm đối với công chức; Giải quyết việc khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật; Thống kê số lượng, đánh giá chất lượng và việc bố trí sử dụng đội ngũ công chức.

Các tổ chức chính trị - xã hội phường là những cơ quan, đơn vị trực tiếp chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của đội ngũ cán bộ phường, phải đưa ra ý kiến

đánh giá khách quan về năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như hiệu quả công tác của cán bộ thông qua chính hiệu quả của công tác của cơ quan, đơn vị mình; theo dõi nắm tính hình dư luận đối với từng cán bộ, đảng viên, nhân dân nơi cán bộ, cư trú để tham mưu, báo cáo với cấp ủy và người đứng đầu có thẩm quyền nhằm mục đích quản lý cán bộ, công chức được tốt hơn. Do vậy, việc phát huy vai trò của nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác quản lý cán bộ, công chức là việc thường xuyên, quan trọng của các cấp ủy đảng, nhằm góp phần ngăn chặn các nguy cơ vi phạm của đội ngũ cán bộ, công chức phường trong giai đoạn hiện nay.

Chi bộ là tổ chức tế bào cơ quan của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là đơn vị chiến đấu ở cơ sở, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với quần chúng, là trường học giáo dục, rèn luyện, kết nạp đảng viên, là nơi quản lý, phân công, kiểm tra công tác và sàng lọc đảng viên. Mọi hoạt động của chi bộ nhằm đảm bảo cho đường lối chính sách của Đảng được quán triệt và thực hiện một cách có hiệu quả ở cơ sở; đồng thời góp phần vào việc bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng bằng những kinh nghiệm từ phong trào cách mạng của quần chúng từ cơ sở.

Bên cạnh đó, Chi bộ còn tham gia quản lý cán bộ, công chức (là đảng viên). Chi bộ thường xuyên cung cấp thông tin, nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình, động viên đảng viên nêu cao tunh thần say sưa học tập, rèn luyện không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt. Các cán bộ cần nắm được diễn biến tư tưởng của cán bộ, công chức (cán bộ, công chức là đảng viên), quan tâm động viên, giúp đỡ để đảng viên là cán bộ, công chức yên tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Đảng viên của Đảng ở cương vị nào trong Đảng và trong bộ máy Nhà nước đều được sinh hoạt trong một chi bộ và phải thực hiện các nghĩa vụ của người đảng viên, được hưởng các quyền lợi do Điều lệ Đảng quy định.

Hàng năm, chi bộ có trách nhiệm kiểm điểm nhận xét, đánh giá đảng viên (trong đó có đảng viên là cán bộ, công chức), đây là kênh thông tin quan trọng

để các cơ quan quản lý cán bộ, công chức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức và nâng cao năng lực công tác của cán bộ, công chức.

1.2.3.2. Đặc điểm về khách thể quản lý.

Khách thể của công tác quản lý cán bộ, công chức phường chính là cán bộ, công chức - các chức danh nêu trên. Những chức danh này sẽ chịu tác động trực tiếp của hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy, chính quyền cùng cấp và cấp ủy, chính quyền cấp trên.

Quản lý đội ngũ CBCC phường là công việc khó khăn và vô cùng phức tạp. Bởi vì quản lý đội ngũ CBCC phường chính là quản lý con người, là những người có trình độ chuyên môn nhất định, có hiểu biết về pháp luật, làm nhiệm vụ phục vụ nhân dân, phục vụ nhà nước. Nếu bản thân khách thể quản lý là CBCC có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì công tác quản lý có nhiều thuận lợi. Ngược lại, nếu cán bộ, công chức phường không tự giác rèn luyện, học tập để trau dồi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì công tác quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn. Như vậy, khách thể quản lý lại có vai trò chủ quan quyết định kết quả công tác quản lý đội ngũ cán bộ công chức.

Nguồn hình thành cán bộ phường rất đa dạng. Do cán bộ được bầu cử từ các tổ chức chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể là nơi cung cấp nguồn cán bộ cho phường. Cũng xuất phát từ lý do nêu trên nên cán bộ phường thường xuyên biến động, thay đổi vị trí công tác do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Trong thực tế, trình độ chuyên môn của cán bộ không đều đều. Nguyên nhân là do cán bộ hình thành từ cơ chế bầu cử nên tiêu chuẩn chuyên môn chưa được chú ý đúng mức. Cán bộ Mặt trận và đoàn thể chưa có chuyên môn phù hợp. Tuy nhiên, do cán bộ được sự tín nhiệm nên được giữ những trọng trách quan trọng mặc dù có thể chưa đủ tiêu chuẩn theo quy đinh. Từ thực tế đó đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải có kế hoạch chuẩn hóa lực lượng cán bộ này.

Công chức phường phải thông qua tuyển dụng và phụ trách những lĩnh vực công tác cụ thể nên nhìn chung có sự đảm bảo về tiêu chuẩn và tính ổn định trong công tác. Tính ổn định của công chức phường cao hơn so với cán bộ phường.

Công chức phường trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND phường tring việc điều hành, chỉ đạo công tác. Chất lượng của công chức phường sẽ góp phần quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở phường.

Đội ngũ CBCC phường đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và là lực lượng chiếm số lượng hết sức đông đảo trong tổng số biên chế hiện nay. Họ là người trực tiếp thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong quận thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bởi chính họ là những người được học tập, quan triệt sâu sắc các Nghị quyết của Trung ương, của Thành phố về các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; đồng thời cũng chính họ là những người xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án để tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên. Đội ngũ CBCC này góp phần quan trọng quyết định việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của quận. Họ thực sự là những cán bộ, công chức gương mẫu trong lời nói và việc làm nên có uy tín, có sức thu hút, thuyết phục vận động nghân dân tham gia xây dựng, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở đó.

Đội ngũ CBCC phường thực sự là cầu nối quan trọng trong mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và chính quyền. Họ là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, được đào tạo, rèn luyện qua thực tế, am hiểu về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và đem nhiệt tình, trách nhiệm, kinh nghiệm công tác để tuyên truyền, vận động nhân dân cùng thực hiện. Họ là những người trực tiếp xây dựng kế

hoạch, chương trình, nội dung và biện pháp thực hiện, đưa các nội dung đó vào thực tế cuộc sống, vào trong đời sống của nhân dân, vì vậy hơn ai hết họ phải là những người gần dân và sát dân nhất. Bên cạnh việc làm tốt công tác tuyên truyền, đội ngũ CBCC phường là những người trực tiếp truyền đạt những nội dung, biện pháp, chỉ đạo của Trung ương, thành phố và quận trong việc phát triển kinh tế, xã hội trong việc thực hiện những chính sách về quản lý đất đai, xây dựng nông thôn mới, đầu tư xây dựng cơ bản, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…Đồng thời, họ cũng tiếp thu, ghi nhận và phản ánh những kiến nghị, đề xuất của nhân dân đối với Trung ương và các cấp để nghiên cứu, đề ra các chủ trương, biện pháp và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả trên tất cả các mặt công tác.

Đội ngũ CBCC phường góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Đảng, Chính quyền, các đoàn thể ở cơ sở. Họ là những hạt nhân đoàn kết cán bộ, đảng viên và quần chings trong công tác, học tập, rèn luyện, phấn đấu để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của phường và của bản thân mỗi cán bộ đảng viên. Họ là

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức phường ở quận cầu giấy, thành phố hà nội hiện nay sửa ngày22 6 (Trang 31 - 46)

w