CBCT CC CBCT CC

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức phường ở quận cầu giấy, thành phố hà nội hiện nay sửa ngày22 6 (Trang 63 - 75)

A. NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐẢNG 99 210

1 Bồi dưỡng đảng viên mới 50

2 Bồi dưỡng kết nạp Đảng 50

3 Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức 25

4 Bồi dưỡng nghiệp vụ cấp ủy 110

5 Bồi dưỡng nghiệp vụ văn phòng cấp ủy 8 6 Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận 16 7 Bồi dưỡng nghiệp vụ về quy chế dân chủ 50

B. NHIỆP VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 315 65 320 204

8 Bồi dưỡng về phòng chống tham nhũng, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo

46 66 20

9 Bồi dưỡng công tác văn hóa - thông tin 48 50 10 Bồi dưỡng công tác văn hóa du lịch 32

11 Bồi dưỡng công tác tài chính 20 20 20 20

12 Bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đô thị 50 50

13 Bồi dưỡng kiến thức về quản lý đô thị 16 16 16 16 14 Bồi dưỡng kiến thức thức về quốc phòng-

an ninh

70 15 Bồi dưỡng công tác hòa giải

16 Bồi dưỡng công tác tư pháp và văn bản pháp quy

16 24 16 24

17 Bồi dưỡng công tác thanh tra xây dựng 32 32 18 Bồi dưỡng công tác môi trường và tài

nguyên nước

5 5

19 Bồi dưỡng tin học 50 50

20 Bồi dưỡng công tác văn thư - lưu trữ 24

21 Bồi dưỡng công tác tôn giáo 20 30

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Phòng Nội vụ, quận Cầu Giấy 2015.

Thống kê số lượng CBCC được đào tạo, bồi dưỡng tại quận Cầu Giấy trong những năm qua cho thấy hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở đây được quan tâm mạnh mẽ: trong năm 2014, số lượng lớp được mở cho các đối tượng trên địa bàn quận là 63 lớp với 9859 lượt CBCC được đào tạo, trong đó số CBCC

phường là 479 lượt người; năm 2015, số lượng các lớp đã tăng lên 78 lớp với 9845 lượt người, trong đó khối CBCC phường là 524 lượt người.

Bảng 2.4 cũng cho thấy việc đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên môn nghiệp vụ được quan tâm nhiều hơn: nếu năm 2014 chỉ có 65 lượt công chức chuyên môn được bồi dưỡng thì năm 2015 đã có tới 204 lượt công chức được đào tạo, bồi dưỡng. Điều này giúp cho chất lượng chuyên môn của đội ngũ phường trên địa bàn quận trong hoạt động quản lý hành chính được nâng lên và cải thiện hoạt động quản lý nhà nước trên thực tế, nâng cao mức độ hài lòng của người dân. Các nội dung bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cao; nâng lực quản lý đô thị; kỹ năng văn thư- lưu trữ và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tư pháp, tài chính, văn hóa…là những nội dung thiết thực, gắn liền với hoạt động của từng vị trí chức danh của công chức cho thấy xu hướng đào tạo, bồi dưỡng đã có sự thay đôit theo hướng tích cực hơn, cụ thể hơn và gắn liền với nhu cầu của công việc hơn.

Ngoài việc phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCC của thành phố và các đơn vị trung ương trên địa bàn như Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính, Trường Bồi dưỡng cán bộ Lê Hồng Phong…để đào tạo, bồi dưỡng theo quy định đối với các chương trình cao cấp, trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước và đưa người đi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường đại học, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị quạn là đơn vị giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC phường của quận. Với số lượng biên chế gồm 10 người (trong đó có 6 biên chế và 4 hợp đồng), trong năm 2014. Trung tâm đã thực hiện việc mở 74 lớn bồi dưỡng về chính trị và chuyên môn nghiệp vụ với 15266 học viên.

Chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng: về chương trình đào tạo công chức có nhiều thay đổi theo hướng đã gắn với những đòi hỏi thực tiễn, tăng tri thức ứng dụng và thực hành. Các kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ… được quan tâm đúng mức. Điều đáng chú ý là nội dung đào tạo, thông tin được đa dạng hóa từ nhiều nguồn, bảo đảm tính cập nhật, thiết thực. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng phong phú.Công tác đào tạo bồi dưỡng đang dần hướng vào phục vụ việc tiêu chuẩn hóa chức danh công chức, tăng nhanh chức danh công chức được đào tạo và đã mang lại hiệu quả nhất định, đáp ứng một phần nhu cầu cấp bách trong việc đào tạo bồi dưỡng công chức.

Xác định người đi học căn cứ nhu cầu của công chức, được sự đồng ý của lãnh đạo. Trước thời gian đi học, trung tâm đào tạo Bồi dưỡng chính trị quận Cầu Giấy gửi giấy mời đến học viên để báo cáo cấp trên cho phép công chức tham gia khóa học đầy đủ.

Kinh phí đào tạo được hỗ trợ 100% do chi phí của Thành phố, của quận và của Trung tâm bồi dưỡng hỗ trợ.

Thứ năm, thực hiện việc quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức phường.

Thực hiện Hướng dẫn số 05 của Thành uỷ Hà Nội về "Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015-2020 và các nhiệm kỳ tiếp theo"; Chỉ thị số 07 của Thành uỷ về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng trong công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ của Đảng bộ Thành phố”; Quy định tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo chủ chốt Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn; Đảng bộ các phường đã làm tốt công tác quy hoạch cán bộ đảm bảo nghiêm túc, đúng nguyên tắc, quy trình; quá trình thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, có

nhiều sáng tạo, thực hiện việc rà soát, bổ sung quy hoạch nhiệm kỳ 2010-2015 theo hướng dẫn của Trung ương, Thành phố, đạt hệ số theo quy định.

Công tác bổ nhiệm, giới thiệu bầu cử, điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, đảm bảo chặt chẽ, công khai, dân chủ, khoa học và có nhiều đổi mới; đã bổ nhiệm, giới thiệu bầu cử đối với 85 cán bộ; luân chuyển, điều động 15 cán bộ diện BTV Quận uỷ quản lý. Các cấp uỷ cơ sở đã quan tâm hơn đến công tác luân chuyển, sắp xếp, bố trí cán bộ; đội ngũ cán bộ sau khi được bổ nhiệm, luân chuyển cơ bản phát huy tốt năng lực, sở trường, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Giai đoạn 2011 đến nay, các đảng ủy phường đã quy hoạch 248 cán bộ, bổ nhiệm 132 cán bộ, bổ nhiệm lại 17 cán bộ, điều động, luân chuyển 28 cán bộ. Do làm tốt công tác tư tưởng, mở rộng dân chủ, đã tạo được sự đồng thuận cao, hầu hết cán bộ sau luân chuyển phát huy tốt trong môi trường công tác mới.

Việc quy hoạch, đánh giá, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng quản lý cán bộ đều được thực hiện theo đúng nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Hầu hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở đã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đều được bố trí sử dụng. Từ năm 2011 đến nay, cán bộ lãnh đạo, quản lý phường được cử đi học cử nhân chính trị, cao cấp chính trị, sau đại học đều được phân công công tác phù hợp, một số đồng chí đã được đề bạt đảm đương chức vụ chủ chốt. Từ 2006 đến nay, đảng ủy các phường đã cử 7 cán bộ tham gia các lớp đào tạo cán bộ nguồn do thành phố tổ chức, 69 cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo.

Thứ sáu, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức phường.

Trong những năm qua, thực hiện những quy định của Trung ương, của Thành ủy Hà Nội, Quận ủy Cầu Giấy đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức phường. Các chế độ, chính sách

cơ bản được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, nhất là các chính sách tiền lương và các khoản phụ cấp chức vụ; chính sách đối với cán bộ luân chuyển; chính sách đối với cán bộ không tái cử cấp ủy, chưa đủ tuổi nghỉ hưu…qua đó đã kịp thời động viên, khuyến khích các cán bộ yên tâm, nhiệt tình công tác, góp phần cải thiện và từng bước ổn định đời sống cho cán bộ.

Thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; Trong đó quy định: Cán bộ chuyên trách phường là bí thư Đảng uỷ được hưởng hệ số 2,0 mức lương tối thiểu; phó bí thư Đảng uỷ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân được hưởng hệ số 1,9; phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân, chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc hưởng hệ số 1,8; bí thư Đoàn thanh niên, chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, chủ tịch Hội nông dân, chủ tịch Hội cựu chiến binh hưởng hệ số 1,7 mức lương tối thiểu. Các chức vụ này nếu được tái cử, kể từ nhiệm kỳ thứ hai (từ 61 tháng trở đi) được hưởng phụ cấp thêm 5% hàng tháng theo mức lương chức vụ đảm nhiệm.

Đối với công chức phường tốt nghiệp đào tạo đại học trở lên phù hợp chuyên môn của chức danh được hưởng lương theo bảng lương hành chính, ngạch chuyên viên; tốt nghiệp trung cấp phù hợp với chuyên môn của chức danh được hưởng theo ngạch cán sự; tốt nghiệp sơ cấp phù hợp với chuyên môn của chức danh hưởng lương theo ngạch nhân viên văn thư. Những người này cũng được nâng lương theo niên hạn như đối với cán bộ, công chức ngạch tương ứng ở cấp quận trở lên.

Từ năm 2011 đến năm 2015, có 50 cán bộ phường thuộc diện Ban thường vụ Quận ủy quản lý được chăm sóc sức khỏe, khám bệnh định kì theo quy định; Từ năm 2008-2015, có 41 cán bộ, công chức phường được nghỉ hưu, nghỉ hưởng chế độ 1 lần. Hàng năm, có hàng trăm cán bộ, công chức

được nâng lương theo quy định, không có cán bộ, công chức được nâng lương trước thời hạn.

Thứ bảy, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với CBCC phường

Nhận thức rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra giám sát với cán bộ, công chức phường, hàng năm, quận ủy và Uỷ ban Kiểm tra quận ủy chủ động xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát bám sát vào các nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định và nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Trong đó, chú trọng kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng về công tác đánh giá, nhận xét cán bộ; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ; đối với đảng viên, cán bộ công chức về việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống và thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và chấp hành quy định về những điều đảng viên không được làm… Từ năm 2006 đến 31/12/2013, cấp ủy và Uỷ ban Kiểm tra Quận ủy đã kiểm tra, giám sát 456 lượt tổ chức đảng và 29 cán bộ, công chức phường có dấu hiệu vi phạm và xử lý kỷ luật 21 cán bộ, công chức phường.

Qua kiểm tra, giám sát đã giúp các tổ chức đảng chấp hành và tổ chức thực hiện tốt hơn trong việc đánh giá, nhận xét cán bộ; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ; giúp cán bộ, đảng viên nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, chấp hành nghiêm quy định về những điều cán bộ, đảng viên không được làm, thực hiện tốt việc thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí và chức trách, nhiệm vụ được giao.

HĐND phường tham gia giám sát việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao đối với đội ngũ CBCC là đại biểu HĐND, đồng thời tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu. Năm 2015, thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND phường bầu ra. Kết quả có, 70/70 cán bộ do HĐND phường bầu

đạt loại tín nhiệm cao, chiếm 100% cán bộ phường là đại hiểu HĐND. Việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu thể hiện chức năng giám sát trực tiếp của HĐND đối với hệ thống chính quyền các cấp, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các chức danh đó, trên cơ sở kết quả này để làm công tác tổ chức nhân sự, cán bộ ở các bước tiếp theo.

2.2.2. Hạn chế

- Thứ nhất, công tác ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý cán bộ công chức phường.

Mặc dù Ban Thường vụ Quận ủy ban hành khá nhiều văn bản chỉ đạo quản lý cán bộ, công chức phường nhưng chủ yếu theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên, chưa chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo riêng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, đặc thù về công tác tổ chức cán bộ của quận, UBND quận và Đảng ủy- UBND các phường chưa có văn bản chỉ đạo liên quan đến quản lý cán bộ, công chức phường mà chủ yếu là các công văn đôn đốc, nhắc nhở tổ chức thực hiện.

Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở về công tác quản lý cán bộ, công chức còn hạn chế, ít tham gia vào các nội dung thảo luận nhằm đề ra các biện pháp, cách làm để thực hiện công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức một cách có hiệu quả nhất, có tư tưởng khoán trắng công tác quản lý CBCC cho đồng chí Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND phường hoặc cấp trên.

- Thứ hai, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức

Hạn chế trong công tác này là một số cấp uỷ chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt phường ở quận Cầu Giấy nên việc tổ chức thực hiện còn lúng túng. Thể hiện trong kế hoạch, hướng dẫn về công tác quy hoạch đối với cán bộ, các cấp ủy thường đưa ra chỉ tiêu quy hoạch bằng hoặc cao hơn tỷ lệ cán bộ hiện có. Do không xác định rõ tỷ lệ cần phải có là bao nhiêu cho nên một số nơi chỉ cần quy hoạch bằng đã là tốt lắm rồi, trong khi đội ngũ này hiện có thì rất ít. Trong quy

hoạch còn dàn trải, tính khả thi chưa cao; chất lượng và cơ cấu của quy hoạch còn nhiều mặt hạn chế; về trình độ trong quy hoạch chưa đảm bảo yêu cầu; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ có nơi còn thấp.

Công tác quy hoạch CBCC ở phường chưa được coi trọng đúng mức, chưa thực hiện một cách đồng bộ và khoa học. Do đó không chủ động được nguồn cán bộ cho việc bố trí thay thế, thiếu nguồn bổ sung, làm cho lực lượng cán bộ ở cơ ở bị hẫng hụt. Mặt khác đội ngũ cán bộ chuyên trách thường không ổn định sau mỗi nhiệm kỳ, do các chức danh bầu cứ không trúng cử hoặc các công chức được bầu vào các chức danh chủ chốt, làm cho vị trí công chức chuyên môn bị khuyết.

- Thứ ba, Công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Công tác đào tạo bồi dưỡng chưa gắn quy hoạch và sử dụng nên còn mang tính hình thức, chưa sát với đòi hỏi thực tiễn, gây lãng phí sau đào tạo, làm cho người học thiếu hứng thú với việc học tập. Vì vậy, việc đào tạo bồi dưỡng công chức hằng năm được đầu tư, quan tâm rất lớn của thành phố, quận nhưng hiệu quả mang lại còn chưa cao.

Số lượng CBCC phường được đào tạo chính quy, bài bản còn ít, nhất là lực lượng lãnh đạo và công chức chuyên môn nghiệp vụ nên chất lượng công

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ cán bộ, công chức phường ở quận cầu giấy, thành phố hà nội hiện nay sửa ngày22 6 (Trang 63 - 75)