viên chức
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới: “Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy được vai trò của giáo dục lý luận chính trị từ rất sớm, Người coi đối tượng học tập lý luận chính trị là cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, công chức, viên chức, quần chúng nhân dân. Cán bộ là những người đem chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thi hành, đồng thời cũng đem tình hình của quần chúng nhân dân báo cáo cho Đảng, chính quyền để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy cán bộ là gốc của mọi việc. Do
đó, Người khẳng định huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng. Người ví “Lý luận là trí khôn của Đảng, Đảng không có lý luận thì khác nào người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”.
Là bộ phận cơ bản trong công tác tư tưởng của Đảng, giáo dục LLCT luôn song hành với việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Không những thế, giáo dục LLCT còn phải đi trước, mở đường cho việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là đối với những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp hoặc ở những thời điểm có tính bước ngoặt của cách mạng. Có thể nói, giáo dục LLCT có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, xuất phát từ những yếu tố sau:
Thứ nhất, giáo dục LLCT góp phần hoàn thiện nhân cách cán bộ, công chức, viên chức
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Đức và tài là hai mặt của cùng một nhân cách con người, là những nội dung không thể thiếu trong giáo dục con người toàn diện. Hồ Chí Minh xác định trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ XHCN, văn hoá, kĩ thuật, lao động và sản xuất. Giáo dục LLCT cho cán bộ, công chức, viên chức là một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện để họ trau dồi tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lòng yêu nước, sự quan tâm tới cộng đồng... Nhờ đó, giúp họ kiên định lập trường, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng, có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có năng lực sáng tạo và luôn cập nhật được tri thức mới; có khả năng vận dụng những tri thức mang lại hiệu quả cao trong mọi hoạt động. Từ đó, đưa đất nước ta phát triển lên tầm cao mới trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Do vậy, Đảng ta luôn quan tâm giáo dục LLCT cho đảng viên với mục đích
trang bị thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản và phương pháp luận biện chứng chính là góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành những con người phát triển toàn diện.
Thứ hai, giáo dục LLCT nâng cao nhận thức và khả năng vận dụng sáng tạo trong công tác cho cán bộ, công chức, viên chức
Giáo dục LLCT nâng cao nhận thức về các quy luật của hoạt động chính trị - xã hội, giúp cho đảng viên có cái nhìn khách quan, chân thực về thế giới với những mâu thuẫn vốn có của nó và cách thức giải quyết các mâu thuẫn nội tại để thúc đẩy xã hội tiến lên. Chẳng hạn, quy luật về sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin đó chỉ ra sự mâu thuẫn nội tại trong lòng mỗi xã hội là sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện về mặt xã hội là sự mâu thuẫn của giai cấp thống trị (đại diện cho quan hệ sản xuất) với giai cấp bị trị (đại diện cho lực lượng sản xuất). Mâu thuẫn đến đỉnh điểm tất yếu diễn ra cuộc cách mạng cho ra đời hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, thay thế hình thái kinh tế - xã hội cũ. Theo quy luật đó, hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa chắc chắn sẽ thay thế hình thái kinh tế - xã hội Tư bản chủ nghĩa. Hiểu được các vấn đề có tính quy luật đó, thì mỗi đảng viên sẽ có niềm tin vào sự nghiệp cách mạng Việt Nam là đúng đắn, là tích cực. Trên cơ sở đó, họ có hướng phấn đấu, rèn luyện và đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng. Triết học trang bị cho đảng viên những nguyên lý, quy luật và các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật, để đảng viên nắm chắc bản chất của thế giới khách quan và những biểu hiện sinh động, phong phú của chúng trong đời sống hiện thực. Kinh tế chính trị Mác - Lênin giúp cho đảng viên nhận thức về sự vận động của xã hội tư bản chủ nghĩa, thấy rõ được bản chất của giai cấp tư sản trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nhờ bóc lột giá trị thặng dư do giai cấp công nhân tạo ra, giai cấp tư sản đẩy mạnh phát triển kinh tế và bước vào cuộc cách
mạng công nghiệp làm tăng năng suất lao động, nhưng đồng thời cũng làm cho lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao, mâu thuẫn với tính chất chiếm hữu tư nhân của chế độ tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì càng làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất càng gay gắt. Mâu thuẫn đó chỉ được giải quyết triệt để khi cuộc cách mạng làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Người có sứ mệnh lịch sử thực hiện quá trình cách mạng đó là giai cấp công nhân, con đẻ của nền đại công nghiệp, đại diện cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến của thời đại mới. CNXH chứa đựng những nội dung tri thức khoa học đề cập đến các vấn đề cải tạo thế giới theo những quy luật khách quan của cách mạng XHCN. CNXH khoa học làm rõ mục tiêu cuối cùng và con đường giải phóng xã hội, giải phóng con người, đồng thời luận giải một cách khoa học về lực lượng chủ đạo trong quá trình cách mạng, đó là giai cấp công nhân với sứ mệnh lịch sử của mình là xây dựng CNXH.
Thứ ba, giáo dục LLCT nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống XHCN cho cho đảng viên.
Bản lĩnh chính trị là tổng hợp những phẩm chất tích cực của con người nó thể hiện ở sự vững vàng, kiên định trong quan điểm, lập trường chính trị, không tỏ ra hoang mang, dao động trước những biến động chính trị và tác động phức tạp của cuộc sống xã hội cũng như những khó khăn, thách thức đối với bản thân, luôn trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Bản lĩnh đó còn thể hiện ở việc dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để thực hiện mục tiêu, lý tưởng đã chọn. Thông qua giáo dục LLCT bản lĩnh chính trị của đảng viên được hình thành và nâng cao. Thể hiện bản lĩnh đó ở sự trung thành với chế độ XHCN, lòng yêu nước chân chính, kiên định lập trường cách mạng, vững vàng trước những âm mưu, thủ đoạn tấn công của kẻ địch cũng
như không hoang mang, dao động trước những biến động chính trị trên thế giới là để tạo ra lớp người cách mạng vững vàng qua mọi thử thách: “Giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”. Đó chính là góp phần đào tạo lớp người kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp của Đảng và dân tộc Việt Nam.
Chiến lược giáo dục của Đảng và Nhà nước ta coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển giáo dục nói riêng, phát triển đất nước nói chung. Giáo dục con người vừa c ó “tài” và có “đức” trong đó “đức” là cái gốc - là cái cần, “tài” là quan trọng - là cái đủ. Đó là hai mặt gắn bó khăng khít, không thể tách rời. Xác định đạo đức là "gốc" của người cán bộ cách mạng, là thành tố quan trọng của nhân cách, Hồ Chí Minh đó từng chỉ ra “có tài mà không có đức là người vô dụng”. Có thể thấy, đạo đức trong sáng của người người cách mạng là một trong những điều kiện, hơn nữa là điều kiện tiên quyết để trau dồi lý luận. Việc học tập LLCT chỉ thực sự có kết quả khi đảng viên có động cơ học tập đúng đắn. Nói cách khác, phẩm chất đạo đức của người cách mạng là điều kiện tiên quyết để học tập lý luận có kết quả. Nó là động lực để phát huy tính chủ động, tích cực, để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Quá trình giáo dục đạo đức cho đảng viên có vai trò to lớn đối với sự hình thành nhân cách của họ. Việc coi trọng giáo dục đạo đức, xây dựng đạo đức trong giáo dục lý luận cho đảng viên không chỉ là đòi hỏi cho nhiệm vụ xây dựng đất nước, mà còn là đòi hỏi bức thiết của bản thân công tác giáo dục lý luận. Lênin cho rằng, phải làm cho toàn bộ nhiệm vụ giáo dục - đào tạo giáo dục LLCT trở thành nhiệm vụ giáo dục đạo đức cộng sản.
Nói về mục đích học tập lý luận của người cán bộ, Hồ Chí Minh cho là "học để làm việc, làm người" rồi mới "làm cán bộ". Giáo dục LLCT kết hợp giữa giáo dục những phẩm chất đạo đức truyền thống như yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, trung hiếu, cần, kiệm với các giá trị đạo đức mới như chủ
động, sáng tạo, tự lập, vượt khó,... là giáo dục đạo đức cộng sản; để làm việc, làm người và làm cán bộ giúp cho dân cho đất nước.
Giáo dục LLCT thường xuyên giáo dục lối sống lành mạnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho đảng viên. Giáo dục cho đảng viên tinh thần trọng nghĩa, trung thực, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng, bảo vệ môi trường, chống mọi tệ nạn và tiêu cực xã hội, tích cực bài trừ các hủ tục lạc hậu cản trở tiến bộ xã hội... Giáo dục cho họ có thái độ đúng, đấu tranh không khoan nhượng với thói hư tật xấu, lên án hành vi vô văn hoá, phi đạo đức. Thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao,... nhằm nâng cao nhận thức, ý thức bảo tồn và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; chống mọi biểu hiện văn hoá lai căng, xa lạ với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, làm biến dạng hoặc chuyển hoá nền văn hoá Việt Nam đã được tạo dựng qua hàng ngàn năm lịch sử.
Thứ tư, giáo dục LLCT định hướng hành động thực tiễn nhân văn, tiến bộ, cách mạng, khoa học, sáng tạo... cho đảng viên.
Công tác giáo dục LLCT làm cho đảng viên thấm nhuần tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin là góp phần “cải tạo thế giới”, tạo nên những sinh viên hăng hái đi đầu trên nhiều lĩnh vực, có thái độ, nhận thức tốt và ý thức chính trị cao, có ý chí vượt qua khó khăn, vươn lên lập thân, lập nghiệp, phát huy mạnh mẽ truyền thống xung kích cách mạng của những thế hệ thanh niên cách mạng lớp trước. Họ góp phần tích cực giữ vững trật tự và an toàn xã hội; làm giàu cho bản thân và cho xã hội thông qua các phong trào hành động cách mạng.
Công tác giáo dục LLCT cho đảng viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng, công tác Tuyên giáo của Đảng nhằm trang bị cho đảng viên các kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước thông qua hệ thống chính trị, các lớp học tập, thi đua, các ngày kỷ niệm lớn.
Công tác giáo dục LLCT hướng đến mục đích truyền đạt những kiến thức về chủ nghĩa xã hội, giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống mới cho đảng viên. Nâng cao tính tự giác, tự phê bình và phê bình, nâng cao đạo đức cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái với mọi người cho đảng viên. Giáo dục LLCT còn hướng đến trang bị cho đảng viên cơ sở lý luận để phản bác trước những luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch, đủ bản lĩnh chống lại sự “tự chuyển hóa”, “tự chuyển biến” trong mỗi người trước những cám dỗ vật chất.
Công tác giáo dục LLCT có ý nghĩa hết sức quan trọng của các tổ chức Đảng, cơ quan đơn vị nhằm không ngừng nâng cao ý thức chính trị cho đảng viên để họ phấn đấu, rèn luyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần xây dựng đảng ngày càng trong sạch vững mạnh.
Tiểu kết chương 1
Xuất phát từ những căn cứ của lý luận và những quan điểm của các nhà kinh điển về vai trò cũng như ý nghĩa to lớn của giáo dục lý luận chính trị đối với cán bộ, công chức, viên chức thì trong giai đoạn hiện nay, công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cần phải được coi trọng và quan tâm hơn hết. Công tác này không chỉ trang bị cho những tri thức lý luận chính trị đúng đắn và khoa học, mà còn hình thành khả năng tư duy biện chứng trong công việc, bên cạnh đó còn giáo dục cho họ phẩm chất và đạo đức cách mạng, luôn trung thành với con đường, đất nước đã lựa chọn và thực hiện đầy đủ đường lối, chú trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đặc biệt là giúp cho CB, CC, VC miễn nhiễm với những lý luận phản động và đứng lên đấu tranh chống lại những âm mưu xuyên tạc tư tưởng của các thế lực thù địch.
Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY