bộ, công chức, viên chức tỉnh Lai Châu hiện nay
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu
* Đặc điểm tự nhiên
Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc được chia tách thành lập vào năm 2004, cách thủ đô Hà Nội khoảng 450km về phía Tây Bắc, có tọa độ địa lý từ 21o51’ đến 22o49’ vĩ độ Bắc và 102o19’ đến 103o59’ kinh độ Đông; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La. Có 265,095 km đường biên giói giáp với Trung Quốc, là tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý và an ninh quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Lai Châu nằm trong vùng đầu nguồn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của song Đà, điều tiết nguồn nước trực tiếp cho các công trình thủy điện lớn trên song Đà; đảm bảo sự phát triển bền vững của cả vùng châu thổ song Hồng và cả nước.
Tỉnh Lai Châu có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị xã Lai Châu và các huyện :Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 05 phường và 07 thị trấn (trong đó có 82 xã đặc biệt khó khăn, 23 xã biên giới).
Dân số toàn tỉnh Lai Châu có 403,20 nghìn người, gồm 20 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc Thái 131.822 người, chiếm 34%; dân tộc Mông 86.467 người, chiếm 22,30%; dân tộc Kinh 54.027 người, chiếm 13,94; dân
tộc Dao 51.995 người, chiếm 13,41; dân tộc Hà Nhì 14.658 người, chiếm 3,78%; dân tộc Giáy 12.443 người, chiếm 3,21; dân tộc Khơ Mú 7.464 người, chiếm 1,93%; dân tộc La Hù 10.141 người, chiếm 2,62%; dân tọc Lự 6.074 người, chiếm 1,57%; dân tộc Lào 6.020 người, chiếm 1,55%; dân tộc Mảng 2.995 người, chiếm 0,77%; dân tộc Cống 1.256 người, chiếm 0,32%; dân tộc Hoa 588 người, chiếm 0,15%; dân tộc Si La 546 người, chiếm 0,14%; dân tộc Kháng 161 người, chiếm 0,04%; dân tộc Tày 295 người, chiếm 0,08%; dân tộc Mường 116 người, chiếm 0,03%; dân tộc Nùng 180 người, chiếm 0,05%; dân tộc Phù Lá 27 người, chiếm 0,01%; các dân tộc khác 458 người, chiếm 0,12% (tính đến ngày 31/12/2011)
* Đặc điểm kinh tế, xã hội
Sau khi được chia tách thành lập, Lai Châu là tỉnh miền núi khó khăn đặc biệt nhất cả nước. Tuy nhiên với quyết tâm, ý trí tự lực, tự cường của đội ngũ cán bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương đã nhanh chóng khai thác được những tiềm năng, lợi thế để xây dựng, đi vào ổn định và phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn 2010-2015 kinh tế của tỉnh phát triển khá toàn diện, đạt nhiều kết quả vượt bậc thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 7,4%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp: 23,55%; công nghiệp 1 xây dựng: 29,48%; dịch vụ: 46,97%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2015 đạt 17,9 triệu đồng, tăng 1,83 lần so với năm 2010. Đời sống của nhân dân được cải thiện. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 190 nghìn tấn, tăng trên 26 nghìn tấn so với năm 2010; giá trị sản xuất tăng bình quân 3,34%/năm; hình thành và phát triển một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung: lúa ngô, cao su, chè. Liên kết hợp tác giữa nông dân với doanh
nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từng bước phát triển. Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh đã phát huy hiệu ủa, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, sản lượng và giá trị nông sản.
Chương trình xây dựng nông thôn mới với mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, đổi mới và xây dựng nông thôn tiến bộ với phương châm “người nông dân là chủ thể của chương trình” được tổ chức theo hướng đồng bộ, đạt kết quả khá. Đến hết năm 2015 bình quân đạt 11,9 tiêu chí/xã, 15/96 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Thu ngân sách trên địa bàn đến hất năm 2015 đạt 1000 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với năm 2010. Hạ tầng đô thị thành phố Lai Châu, thị trấn và nông thôn ở các huyện tiếp tục được đầu tư. Hệ thống giao thông, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, các công trình văn hóa-xã hội được quan tâm xây dựng, nhiều công trình hoàn thành , phát huy hiệu quả.96/96 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó (92,7% xã có đường ô tô đi lại được các mùa), 80% bản làng có đường xe máy đi lại thuận lợi; 108/108 xã, phường, thị trấn, 80% hộ dân được cung cấp và sử dụng điện lưới quốc gia.
Giáo dục và đào tạo được quan tâm đầu tư đảm bảo đủ đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học; cơ bản đáp ứng sự phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh; mở rộng quy mô trường dân tộc nội trú, phát triển mô hình bán trú dân nuôi; chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục từng bước được nâng lên, 1100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, giữ vững chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tích cực huy động các nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, biên giới có bước chuyển biến, chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh, sinh viên. Công tác đào tạo nguồn nhân lực là cán bộ người dân tộc, cán bộ trẻ, cán
bộ nữ được quan tâm, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Hệ thống y tế được phát triển từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Đội ngũ cán bộ y tế được quan tâm đào tạo nâng cao trình độ, đặc biệt đội ngũ bác sĩ, dược sĩ có trình độ chuyên môn sau đại học; đtạ 8 bác sỹ/1 vạ dân, trên 50% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở và đội ngũ y tế thôn, bản. Thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh con thứ ba giảm còn 21,4%. Từng bước nâng cao chất lượng thể lực và tuổi thọ trung bình của nhân dân các dân tộc.
Hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được chú trọng: nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc được bảo tồn và phát triển. Chất lượng hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp được nâng lên đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và văn hóa tinh thần của nhân dân; văn nghệ quần chúng phát triển. Đội ngũ cán bộ văn hóa được quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng. Thiết chế văn hóa – thể thao bước đầu được quan tâm đầu tư xây dựng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được thực hiện nề nếp và có hiệu quả, 80% hộ gia đình, 60% thôn, bản, khu phố, 90% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội được tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững. Huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo; triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án thuộc Nghị quyết 30a của Chính phủ, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 5,2%, năm 2015 còn 23,48%. Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm, từng bước nâng cao năng suốt, chất lượng, hiệu quả lao động qua đào tạo, tập huấn đạt trên 40%.
Các chính sách dân tộc được triển khai thực hiện đồng bộ, phát huy được hiệu quả: kết quả hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu thiết yếu như: đường giao thông, điện, nước sinh hoạt, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa…chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục – đào tạo được quan tâm.
2.1.2. Chất lượng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lai Châu
* Về số lượng
Bảng 2.1. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lai Châu phân theo độ tuổi năm 2015.
Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ
<30 8705 37% 31-40 10852 46% 41-50 2812 12% 51-55 911 4% Trên 55 206 1% Tổng số 23216 100%
Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng CBCC tỉnh Lai Châu của Sở Nội vụ Lai Châu.
Qua bảng số liệu ta cũng thấy, số lượng CBCC ở độ tuổi 31-40 chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 46% năm 2015). Đây là độ tuổi vàng của cán bộ; công chức; viên chức; họ đã bắt đầu có những kinh nghiệm công tác; đời sống gia đình về cơ bản đã ổn định; có nhiều điều kiện cống hiến. Khó khăn lớn nhất với nhóm tuổi này là con cái còn nhỏ; đang trong độ tuổi đi học; vì vậy; họ phải dành thời gian nhất định cho công việc gia đình; chăm sóc; đưa đón con; Độ tuổi <30 chiếm tỷ trọng lớn thứ hai( chiếm 37% năm 2015). Đây là đội ngũ trẻ, có tri thức, nhiệt tình nên có khả năng nhận thức và làm việc tốt
tuy nhiên kinh nghiệm làm việc thực tiễn chưa nhiều vì vậy tỉnh cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để thực hiện sự chuyển tiếp, thay thế cho những lãnh đạo sẽ về hưu trong thời gian tới, tránh bị hụt về CBCC khi những CBCC, VC lớn tuổi nghỉ hưu trong tương lai.
* Về chất lượng
- Về trình độ chuyên môn
- Trình độ chuyên môn của CB, CC,VC là một trong những thước đo về
tiêu chuẩn và năng lực của CB, CC,VC. Tiêu chí này có vai trò xác định xem hiện nay CB, CC, VC có đầy đủ điều kiện để đáp ứng nhiệm vụ và cũng xác phần nào năng lực công tác của CB, CC,VC ở vị trí nhất định.
Tổng số CB, CC, VC toàn tỉnh: 23.216. CB,CC: 4.869. Trong đó: Nam: 10172; Nữ: 13044. Chuyên môn: Trên ĐH: 290; Đại Học: 7972; Cao Đẳng: 418; Trung Cấp: 8615; Công nhân kỹ thuật: 226; Còn lại là chưa qua đào tạo.
Bảng 2.2. trình độ chuyên môn của CB, CC, VC ở tỉnh Lai Châu tính
đến tháng 12/2015
Tiêu chí Số lượng
Tổng số CB, CC, VC 23.216
Giới tính Nam 10.172
Nữ 13.044
Trình độ chuyên môn Trên Đại học 290
Đại học 7972
Cao đẳng 418
Trung cấp 8615
Công nhân kỹ thuật 226 Chưa qua đào tạo 5695
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trình độ chuyên môn của CBCC,VC tỉnh Lai Châu là tương đối cao trình độ Đại học và trên đại học chiếm 35,6% số CC trong khối, nhìn chung đáp ứng yêu cầu ngạch bậc đang giữ, đây là một điều kiện thuận lợi để CB, CC, VC trong cơ quan có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, công tác của vị trí mình đảm nhiệm.
-Về trình độ lý luận chính trị
Trình độ lý luận chính trị thể hiện trước hết ở việc được ĐTBD qua các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp hoặc cử nhân về lý luân chính trị. Qua điều tra CBCC, VC ở tỉnh Lai Châu, trình độ này thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CB,CC, VC tỉnh Lai Châu tính đến tháng 12/2015
Trình độ lý luận chính trị Cao cấp,
cử nhân
Trung cấp Sơ cấp Chưa qua đào tạo Cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện 647 916 204 883 Cán bộ, công chức cấp xã 21 933 260 1005 Viên chức 585 5.006 6.502 6.839 Tổng số 1.250 6.885 6.966 8.727
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong tổng số CB, CC, VC ở tỉnh Lai Châu đã qua đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị chiếm 62,4% năm 2015. Trong đó, trình độ sơ cấp chiếm tỷ trọng cao nhất với 30%, tiếp theo là trình độ trung cấp với 29,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ khá lớn với 37,6%.
- Về kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức
Những mặt mạnh
Qua các thời kỳ cách mạng, tỉnh Lai Châu đã làm nên truyền thống vẻ vang, đã rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, cung cấp cho Đảng và Nhà nước nhiều cán bộ, công chức ưu tú, năng động sáng tạo, kiên trung, vững vàng trong khó khăn thử thách, tin tưởng và tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở tỉnh Lai Châu có một số mặt mạnh sau:
+ Về số lượng và cơ cấu:
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh hiện nay tương đối đông đảo, gồm nhiều thế hệ, thành phần, giới tính, đồng thời được phân bố trong hoạt động của tổ chức đảng và chính quyền của Tỉnh. Qua đó khẳng định rằng, trước hết sự phát triển về số lượng cán bộ, công chức này không phải đơn giản chỉ là kết quả của sự sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức "cho đủ" theo chức danh, mà đây chính là sự phản ánh đẩy đủ về khả năng thực tế của cán bộ, công chức nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trên địa bàn Tỉnh.
+ Về bản lĩnh chính trị:
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Lai Châu có bản lĩnh tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản và những mục tiêu cơ bản của sự nghiệp cách mạng, tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đổi mới, sẵn sàng đảm đương những trách nhiệm nặng nề do Đảng, nhân dân giao phó và quyết tâm vượt qua những khó khăn, thử thách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Khi đất nước đứng trước nhiều khó khăn, thách thức về kinh tế - xã hội và còn trong tình trạng kém phát triển, rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh với ý thức trách nhiệm của mình trước Đảng, dám nghĩ, dám làm, đồng thời chỉ đạo kiên quyết khắc phục mọi khó khăn để đưa Lai Châu vượt qua và phát triển.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh hiện nay là một đội ngũ luôn gắn bó với dân, tin tưởng nhân dân và có ý thức phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đại đa số cán bộ, công chức trong hiện nay của Huyện vẫn giữ gìn tốt đạo đức và lối sống, trung thành với lý tưởng, sẵn sàng đảm đương mọi nhiệm vụ cách mạng, dám đối mặt với mọi tình huống khó khăn và thử thách, giữ được những chuẩn mực hành vi, lối sống phủ hợp với những giá trị văn hóa dân tộc, sống gần gũi và chan hòa với nhân dân, nhiều đồng chí là tấm gương về đạo đức và lối sống được cán bộ, đảng viên và nhân dân tin yêu.
Về năng lực hoạt động thực tiễn. Họ là những người đã trải qua thử thách trong chiến đấu, xây dựng và phát triển kinh tế, quản lý hành chính hay học tập, nghiên cứu, trong phong trào thực tế và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý. Đa số các đồng chí đã kinh quan các chức vụ ở cơ sở. Chính điều này đã làm cho cán bộ công chức, viên chức ở tỉnh Lai Châu không ngừng hoàn thiện về kiến thức và kỹ năng tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng.
- Những mặt còn hạn chế
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Lai Châu hiện nay tuy đã có phát triển và trưởng thành hơn nhiều về số lượng, cao hơn về chất lượng so với