Ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Ths CTH công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở huyện ba bể, tỉnh bắc kạn hiện nay (Trang 39 - 58)

2.2.1.1. Những ưu điểm

Trong những năm vừa qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên, sâu sát của tỉnh ủy Bắc Kạn và huyện ủy Ba Bể cùng với sự tích cực, chủ động của các đảng bộ xã, công tác phát triển đảng viên là người dân tộc

của huyện đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi. Chất lượng đảng viên mới được kết nạp ngày càng nâng lên; công tác phát triển đảng viên được tiến hành thường xuyên, đúng kế hoạch, có nền nếp, đúng quy trình, nguyên tắc, thủ tục, góp phần xây dựng các đảng bộ xã ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Đây là cơ sở rất quan trọng để bổ sung thêm những nhân tố mới, sinh lực mới cho Đảng, bảo đảm cơ cấu, tính liên tục, kế thừa, phát triển, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Những ưu điểm cơ bản của công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở Đảng bộ huyện Ba Bể được thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau:

Một là, về lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy đối với công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số

Công tác phát triển đảng viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Ba Bể đã có sự chuyển biến đáng kể. Trước khi thành lập tỉnh (năm 1997), nhiều thôn, bản ở huyện Ba Bể còn trắng đảng viên, đặc biệt là ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa. Do đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Bể đã nhận thức khá sâu sắc về yêu cầu, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên nhằm góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đề ra. Huyện ủy Ba Bể chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc xây dựng chương trình, kế hoạch và các giải pháp khắc phục tình trạng thôn, bản chưa có đảng viên, chưa thành lập được chi bộ. Công tác xây dựng đảng, kết nạp đảng viên ở vùng sâu, vùng xa, nơi chưa có chi bộ và đảng viên là một trong những nhiệm vụ chủ yếu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng.

Quán triệt sâu sắc chủ trương của Đại hội IX, X và XI của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các hướng dẫn, qui định của Trung ương về công tác đổi mới, chỉnh đốn Đảng

về công tác phát triển đảng viên, Các chủ trương, nghị quyết đều được xây dựng trên cơ sở định hướng của Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, phù hợp với các qui định của Bộ Chính trị về thi hành Điều lệ Đảng, các hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, sát hợp với tình hình, đặc điểm của huyện. Đặc biệt, Đảng bộ huyện Ba Bể đã thực sự coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số trong địa bàn huyện, xây dựng được nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể, sáng tạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đạt được nhiều kết quả. Trong nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Huyện ủy đã có nghị quyết chuyên đề về phân công các đồng chí trong cấp ủy phụ trách địa bàn, trực tiếp chỉ đạo giúp tổ chức cơ sở đảng làm tốt công tác kết nạp đảng viên là người dân tộc thiểu số. Từ năm 2011 đến nay, toàn đảng bộ đã kết nạp được 778 đảng viên. Số tổ chức cơ sở đảng đạt Trong sạch vững mạnh trung bình hàng năm đạt từ 80% trở lên; đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 80% trở lên, đạt chỉ tiêu Nghị quyết. Đến nay đã xóa xong các chi bộ thôn sinh hoạt ghép, không có thôn trắng về đảng viên, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Qua đó đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của cấp uỷ đến các chi bộ và đội ngũ đảng viên trong công tác phát triển đảng viên, đặc biệt là đội ngũ đảng viên là người là người dân tộc thiểu số trong huyện.

Thực hiện Đề án số 05-ĐA/TCTU về công tác phát triển đảng viên, chia tách chi bộ sinh hoạt ghép giai đoạn 2010 – 2015, huyện ủy Ba Bể đã triển khai nội dung của Đề án đến các chi, đảng bộ trực thuộc, đồng thời ban hành kế hoạch thực hiện và giao chỉ tiêu cụ thể về công tác phát triển đảng viên, chia tách chi bộ thôn sinh hoạt ghép đến các đảng bộ trực thuộc, đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển đảng viên ở những thôn, bản ít đảng viên để phục vụ công tác chia tách chi bộ. Do vậy, tỷ lệ chi bộ sinh hoạt ghép và thôn trắng đảng viên ở Ba Bể đã có nhiều chuyển biến tích cực, đến nay 100%

thôn, bản đều có đảng viên và có chi bộ. Một số chi bộ xã đã chú trọng công tác phát triển đảng viên, chuyển giao đảng viên là đảng ủy viên về sinh hoạt cùng chi bộ thôn, bản để phục vụ công tác chia tách chi bộ thôn sinh hoạt ghép, phân công cán bộ dự sinh hoạt, kiểm tra, hướng dẫn triển khai nội dung sinh hoạt tại chi bộ mới chia tách.

Thực hiện nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Huyện ủy, mỗi tổ chức đảng đều ý thức rõ trách nhiệm trong việc cụ thể hóa, tuyên truyền, giáo dục, phát hiện, tạo nguồn bồi dưỡng kết nạp phát triển đảng viên; các cấp ủy cơ sở rà soát, thống kê số lượng đảng viên các thôn, bản để làm cơ sở xây dựng kế hoạch. Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết bằng kế hoạch hằng năm với các chương trình cụ thể, có các giải pháp thiết thực, phù hợp với đặc điểm của địa phương, đơn vị, lấy kết quả công tác phát triển đảng viên ở các tổ chức đảng làm tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng.

Hằng năm, Huyện ủy Ba Bể đã chỉ đạo Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp bồi dưỡng nhận thức cho đối tượng đảng. Mỗi năm huyện tổ chức từ 4 đến 5 lớp, số lượng đảng viên được kết nạp qua các năm tăng hơn so với trước, bình quân mỗi năm kết nạp trên 150 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên của toàn huyện năm 2016 lên 3.881 đảng viên, trong đó có 3.510 đảng viên là người dân tộc thiểu số, chiếm 90% tổng số đảng viên. Hầu hết đảng viên là người dân tộc thiểu số đều có năng lực, uy tín, nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm đối với Đảng, với nhân dân và được coi là những hạt nhân ở các chi bộ, đảng bộ về triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần đổi mới diện mạo các tổ chức đảng nhằm xây dựng Đảng bộ huyện trong sạch, vững mạnh về mọi mặt.

Ban Thường vụ Huyện ủy Ba Bể thường xuyên kiểm tra, theo dõi, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những chi bộ làm chưa tốt, biểu dương, phổ biến

kinh nghiệm của những chi bộ làm tốt, có hiệu quả, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên. Một số chi bộ đã xác định những định hướng về tạo nguồn kết nạp đảng viên là người dân tộc thiểu số, báo cáo danh sách nguồn lên đảng ủy xã để cử đoàn viên là nguồn phát triển đảng viên đi học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng nhằm nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên, khắc phục tình trạng một số cơ sở, địa bàn chưa có đảng viên, chưa có tổ chức đảng theo nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra.

Công tác sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết về công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số luôn được Ban Thường vụ huyện uỷ Ba Bể đặc biệt chú trọng. Thực hiện Công văn số 1667-CV/TCTU ngày 07 tháng 11 năm 2014 về việc sơ kết Đề án số 05-ĐA/TCTU, Huyện uỷ Ba Bể đã phối hợp với Ban Tổ chức trao đổi, làm việc với bí thư các đảng ủy xã, chi bộ thôn, qua đó kịp thời biểu dương các chi bộ làm tốt, kịp thời tháo gỡ, uốn nắn những khó khăn, vướng mắc, và động viên, định hướng rút ra những kinh nghiệm thiết thực để điều chỉnh, bổ sung chủ trương, kế hoạch tiếp tục thực hiện công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số trong những năm tiếp theo.

Hai là, về tạo nguồn, bồi dưỡng nguồn và quản lý nguồn kết nạp đảng viên là người dân tộc thiểu số

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, huyện ủy Ba Bể đã xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác khảo sát nắm bắt nguồn phát triển đảng viên cho từng giai đoạn cụ thể, coi đó là công việc đầu tiên phải thực hiện. Hằng năm, đều có chương trình, kế hoạch chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng rà soát lại đối tượng cảm tình đảng ở các thôn, bản, các tổ chức quần chúng như: Đoàn Thanh niên, Công đoàn… đặc biệt là tổ chức đảng chưa có đảng viên, chưa có chi bộ, rà soát số quần chúng từ 18 tuổi trở lên là người dân tộc thiểu số, những quần chúng giỏi trong lao động sản xuất, các hội viên, đoàn viên trong các tổ chức chính trị xã hội, qua đó nắm chắc

về trình độ học vấn, đạo đức lối sống của từng người, lập bản thống kê chính xác làm cơ sở để nắm nguồn.

Huyện ủy luôn chỉ đạo và thực hiện tốt công tác phát hiện bồi dưỡng, rèn luyện và lựa chọn chặt chẽ đối tượng Đảng là người dân tộc thiểu số ngay từ khi tham gia các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, các phong trào ở địa phương. Một số quần chúng là người dân tộc Tày, Mông, Dao tâm huyết với các phong trào của địa phương đã tự nguyện xin vào đảng, được các cấp ủy, chi bộ bồi dưỡng, giúp đỡ trở thành đảng viên, góp phần tăng số lượng và chất lượng đảng viên trong toàn đảng bộ.

Trên cơ sở nắm nguồn, các chi bộ xem xét, giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức quần chúng như: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn, Hội Phụ nữ và các tổ chức hội tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân các dân tộc thiểu số, đoàn viên, hội viên rèn luyện, phấn đấu để trở thành đảng viên. Trong quá trình thực hiện, Đoàn Thanh niên các xã đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo như: tổ chức cho đoàn viên đăng ký thực hiện

“Chương trình rèn luyện đoàn viên” theo 02 tiêu chí rèn luyện về nhận thức

và 03 tiêu chí rèn luyện về hành động phù hợp với đặc điểm của đoàn viên trong huyện. Nhiều cơ sở, các tổ chức đoàn thể phân công cán bộ kèm cặp, giúp đỡ quần chúng, vận động quần chúng tham gia hoạt động để xây dựng nguồn, đưa quần chúng ưu tú là người dân tộc thiểu số vào các hoạt động thực tiễn, thông qua các phong trào tình nguyện, lao động sản xuất, học tập để phát hiện, lựa chọn những người tiêu biểu, giới thiệu cho chi bộ tiếp tục giúp đỡ, giáo dục để đứng vào hàng ngũ của Đảng, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, các nhiệm vụ được giao hoàn thành tốt hơn, năng động, sáng tạo hơn, đáp ứng yêu cầu mới, không chạy theo hình thức, không chạy theo số lượng mà chú trọng về chất lượng.

Thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên, hằng năm, được tiến hành nền nếp. Theo kết quả tổng hợp, từ năm 2011 đến nay tỷ lệ đảng viên mới được kết nạp ngày càng tăng lên. Kết quả tạo nguồn từ 2011 đến 2016, toàn huyện bồi dưỡng nhận thức về Đảng được 2.165 lượt người, bình quân mỗi năm khoảng 350 người.

Bồi dưỡng nguồn kết nạp đảng viên là yếu tố cơ bản, quyết định đến chất lượng đảng viên được kết nạp. Làm tốt công tác bồi dưỡng sẽ góp phần nâng cao trình độ, nhận thức cho quần chúng là người dân tộc thiểu số trong diện nguồn kết nạp, giúp cấp uỷ cơ sở nắm và quản lý nguồn kết nạp chắc chắn hơn, chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên.

Trên thực tế qua nghiên cứu, khảo sát về việc bồi dưỡng nguồn để kết nạp cho thấy đối tượng được bồi dưỡng nhận thức về Đảng đã có đủ những điều kiện, tiêu chuẩn cần thiết. Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, căn cứ vào điều kiện cụ thể, trình độ nhận thức để vận dụng nhiều hình thức bồi dưỡng. Đội ngũ báo cáo viên là các đồng chí cấp uỷ hoạt động trong thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng ở địa phương. Ngoài các nội dung bồi dưỡng đã được Trung ương quy định (05 bài cơ bản) bao gồm những kiến thức cơ bản về Đảng theo chương trình quy định của Ban Tuyên giáo Trung ương. Bên cạnh đó, các báo cáo viên còn tổ chức báo cáo kinh nghiệm thực tế, gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, làm phong phú thêm chương trình học tập, bồi dưỡng, tạo sự hứng thú cho người học.

Người dân tộc thiểu số đa số ở các xã vùng sâu, vùng xa có trình độ học vấn thấp, ngại viết thu hoạch nên Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện có những cách làm khác để phù hợp với đối tượng người học như: thực hiện ra đề viết thu hoạch rất sát và gần gũi với điều kiện, đặc điểm của địa phương, hoặc kiểm tra trắc nghiệm những kiến thức lý luận tiếp thu được với nhận thức thực tiễn của người học để đánh giá khả năng tiếp thu cũng như năng lực hoạt động thực tiễn của học viên.

Đặc biệt, Huyện ủy Ba Bể còn có chủ trương chỉ đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện xây dựng kế hoạch giao cho các trường tiểu học, trung học cơ sở ở các xã mở các lớp bổ túc trình độ tiểu học, trung học cơ sở cho các đối tượng nguồn, giao nhiệm vụ cụ thể cho cấp uỷ cơ sở trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng trường, huyện hỗ trợ kinh phí, khuyến khích, động viên đối tượng nguồn đi học. Sau khi đã đạt được tiêu chí về học vấn, giao trung tâm Bồi dưỡng lý luận chính trị huyện phối hợp các cấp uỷ tổ chức các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng theo chương trình thống nhất.

Kết quả đạt được rất đáng phấn khởi, 100% số quần chúng dự các lớp bồi dưỡng đã viết thu hoạch cá nhân sau khi học, Qua học tập các học viên ý thức được trách nhiệm của mình, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối, chủ trương, nghị quyết lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn ý thức trách nhiệm cao trong học tập, công tác và rèn luyện, xây dựng các tổ chức đảng ở cơ sở ngày càng trong sạch vững mạnh, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước, kỷ cương kỷ luật của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy và tổ chức đảng các cấp. Từ năm 2011 đến năm 2016, huyện Ba Bể đã mở được 30 lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng, với 2.165 quần chúng tham gia. Việc quản lý nguồn kết nạp đảng viên thời gian qua ở Đảng bộ huyện Ba Bể được thực hiện khá tốt, thông qua học tập, rèn luyện trong thực tế của quần chúng, các tổ chức cơ sở đảng thường xuyên rà soát nguồn, kịp thời bổ sung nguồn mới, đưa ra khỏi diện nguồn những trường hợp không chịu tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, hoặc vi phạm những điều kiện, tiêu chuẩn theo qui định của Đảng.

Trên cơ sở chỉ đạo của Đảng bộ huyện, các tổ chức cơ sở đảng lập kế hoạch quản lý nguồn theo từng thời gian cụ thể, hàng năm các tổ chức cơ sở đảng đều tổ chức đánh giá số lượng, điều kiện, tiêu chuẩn nguồn để điều

chỉnh, lập kế hoạch phát triển đảng viên. Các tổ chức cơ sở đảng căn cứ vào kế hoạch phát triển đảng viên của các chi bộ, trên cơ sở đó có sự chỉ đạo sát

Một phần của tài liệu Ths CTH công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở huyện ba bể, tỉnh bắc kạn hiện nay (Trang 39 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w