đảng viên là người dân tộc thiểu số ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Thứ nhất, giải quyết tốt vấn đề nhận thức, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong Nhân dân các dân tộc thiểu số
Hàng năm, các Đảng bộ cơ sở cần tiến hành sơ kết công tác phát triển đảng viên, chỉ ra những mặt làm được, chưa làm được; làm rõ nguyên nhân của những khuyết điểm, yếu kém, trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, biện pháp thiết thực chỉ đạo công tác phát triển đảng thời gian tới; tập trung khắc phục những yếu kém của năm trước, nhiệm kỳ trước, làm cho công tác phát triển đảng viên đạt chỉ tiêu về số lượng, đồng thời đảm bảo chất lượng, đảm bảo tỷ lệ cơ cấu hợp lý giữa các đối tượng; giao chỉ tiêu kết nạp đảng viên đối với các tổ chức cơ sở Đảng ở các xã, thôn, bản, khắc phục dứt điểm tình trạng chi bộ thôn nhiều năm liền không kết nạp được đảng viên.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đến tận các thôn, bản;
bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng, của dân tộc, phẩm chất đạo đức cách mạng trong đồng bào, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.
Thông qua các loại hình sinh hoạt, hội họp, các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân ở các thôn, nhận thức rõ phát triển đảng viên là một nội dung trọng yếu trong công tác xây dựng Đảng. Cần làm cho cán bộ, đảng viên Nhân dân các dân tộc hiểu rõ thực trạng, ưu, nhược điểm của đội ngũ đảng viên. Bên cạnh đó, Đảng uỷ xã cũng như các chi bộ ở các thôn, làng cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu đúng về Đảng, về những giá trị, quyền lợi khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tránh việc do thiếu hiểu biết mà nhiều người khi được giới thiệu vào Đảng đã từ chối. Cần có biện pháp phòng, chống các luồng tư tưởng gây ảnh hưởng tiêu cực tới tư tưởng của quần chúng, giúp cho Nhân dân nhận rõ về âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch kích động, lôi kéo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Thứ hai, quy hoạch và bồi dưỡng nguồn phát triển đảng viên phù hợp với điều kiện cụ thể của Nhân dân các dân tộc
Để công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đạt kết quả tốt thì yếu tố then chốt, quyết định là phải tập trung đào tạo, phát triển nguồn. Nguồn ở đây chính là những học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số đang theo học tại các trường nội trú, trường cao đẳng, đại học sau khi ra trường sẽ là nguồn nhân lực có chất lượng trở về phục vụ quê hương, làng xóm. Do đó, hệ thống giáo dục dân tộc các trường nội trú cần được đầu tư, phát triển mạnh, nhằm tạo nguồn cán bộ đảng viên tương lai có tư cách, bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ tốt về văn hóa và nghiệp vụ. Bên cạnh đó, nguồn phát triển Đảng còn chính là những người có uy tín đối với Nhân dân, kể cả những người đã lớn tuổi, nếu trình độ họ còn yếu thì phải đào tạo. Hàng năm, các tổ chức cơ sở đảng tiến hành khảo sát
số lượng, chất lượng quần chúng ưu tú để xây dựng kế hoạch công tác tạo nguồn. Quy hoạch nguồn phát triển đảng viên cần đảm bảo các yêu cầu: Đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý; đảm bảo chất lượng; đảm bảo về phẩm chất chính trị; có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực thực tiễn trong các phong trào quần chúng. Những nơi khó khăn về nguồn phát triển đảng viên cần vận dụng điểm (1.2b) Quy định số 23 - QĐ/TW để kết nạp đối tượng quần chúng có trình độ học vấn tối thiểu là tiểu học.
Mở lớp đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số để nâng cao trình độ cho các đảng viên, giúp họ vững vàng về chính trị, hiểu biết về chuyên môn để phục vụ tốt hơn công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, để họ có điều kiện giúp đỡ bà con phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật đến tận các thôn, làng.
Đảng bộ huyện cần chỉ đạo Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức, xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng là người dân tộc thiểu số như bố trí thời gian mở các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng tại cơ sở phù hợp, hỗ trợ về kinh phí… coi đây là một giải pháp để tạo nguồn và nâng cao chất lượng nguồn kết nạp đảng viên.
Đối với những cán bộ, đảng viên ưu tú, đảng bộ huyện cần chủ trương cơ cấu, quy hoạch, sử dụng vào những vị trí quan trọng ở các cấp chính quyền để Nhân dân các dân tộc thấy được Đảng, Nhà nước luôn bình đẳng về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; cần hướng dẫn cụ thể của Trung ương về chính sách đối với các trường hợp sinh con thứ 3.
Nội dung công tác phát triển đảng viên ở các thôn, làng cần được nhấn mạnh trong các chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; những hạn chế, yếu kém trong công tác phát triển Đảng cần được khắc phục kịp thời.
Đảng bộ huyện cần có các nghị quyết chuyên đề về công tác dân tộc, các chương trình phối hợp chung giữa các tổ chức chính trị xã hội, các phong trào quần chúng với hoạt động văn hóa của Nhân dân các dân tộc. Cấp ủy chính quyền, đoàn thể các cấp triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến với Nhân dân các dân tộc thiểu số. Chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân. Hàng năm, định kỳ 6 tháng, 1 năm Đảng bộ huyện cần sơ kết đánh giá thực hiện công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số để thấy rõ những thuận lợi khó khăn, vướng mắc qua đó rút kinh nghiệm, kịp thời đề ra các giải pháp có hiệu quả đúng hướng.
Thứ ba, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác vận động quần chúng và công tác xây dựng các đoàn thể quần chúng vững mạnh toàn diện
Công tác dân tộc là một nội dung quan trọng của công tác vận động quần chúng vào Đảng. Công tác dân tộc không chỉ riêng là công tác của Mặt trận Tổ quốc, càng không phải chỉ riêng là công tác của đội ngũ chuyên trách công tác dân tộc. Tính chiến lược của công tác dân tộc là đòi hỏi toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo phải có trách nhiệm chăm lo, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của Nhân dân các dân tộc thiểu số để giải quyết kịp thời, đúng quan điểm đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước nhằm giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị cơ sở.
Các cấp ủy đảng, trực tiếp là các chi bộ, đảng bộ cơ sở giám sát việc thực hiện các chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, thường xuyên nâng cao nhận thức về vấn đề này cho đội ngũ đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên cần tích cực học tập để nâng cao trình độ bổ sung kiến thức, trong đó cần nâng cao nhận thức về vấn đề dân tộc, làm cơ sở cho việc tuyên truyền chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã căn dặn: “Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng
ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng... Mỗi cấp bộ của Đảng phải là một cơ quan lãnh đạo vững chắc ở địa phương, theo đúng đường lối, chính sách của Trung ương".
Hiện nay, chủ yếu do trình độ về văn hóa, chuyên môn của cán bộ dân tộc thiếu số vẫn còn thấp, nếu so với tiêu chí phát triển Đảng thì chưa đáp ứng được, nên hạn chế đến công tác phát triển Đảng, cũng như chất lượng đảng viên. Do đó, cần tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các đoàn thể quần chúng; có chủ trương xây dựng và củng cố cơ sở đảng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh; nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong Nhân dân, thông qua hoạt động để tập hợp, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên ở các thôn, làng tham gia. Đặc biệt, chú trọng xây dựng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh ở các thôn, làng và có thể coi đây là một trong những kênh tạo nguồn quan trọng nhất để kết nạp đảng viên.
Thứ tư, thực hiện tốt quy trình kết nạp và quản lý đảng viên ở các thôn, bản
Đối với những đối tượng có đủ tiêu chuẩn và điều kiện kết nạp Đảng, các chi bộ cần kịp thời hướng dẫn, nhanh chóng hoàn chỉnh hồ sơ xét kết nạp. Việc kết nạp quần chúng phải được tiến hành đúng thủ tục quy định của Đảng, đảm bảo đúng nguyên tắc, phát huy dân chủ, coi trọng chất lượng, tránh tư tưởng xem nhẹ, giản đơn, đồng thời chấn chỉnh kịp thời tư tưởng hẹp hòi, định kiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Công việc cách mạng rất nhiều, không sợ thiếu việc. Phải chú ý phát triển đảng vào thanh niên. Không nên hẹp hòi. Nhưng việc phát triển Đảng phải làm cẩn thận, không được cẩu thả".
Lễ kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức và phát thẻ đảng viên cần được tổ chức trang trọng, chu đáo, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với đảng viên. Sau khi được kết nạp, đảng viên cần phải có chương trình học tập, nâng cao trình độ để đảm bảo đúng quy định của Đảng với sự giúp đỡ, kiểm tra của tổ chức cơ sở đảng. Hồ Chí Minh dạy: “Trong thời kỳ dự bị, Đảng phải dạy
dỗ cho họ và trao việc cho họ làm. Đồng thời, Đảng phải xem xét tính nết, công tác và lịch sử của họ”.
Chú trọng việc phân công công tác để thử thách, rèn luyện, kết hợp với tích cực tuyên truyền, tạo dư luận tốt cho đồng bào ủng hộ quần chúng là đảng viên, cảm tình đảng. Nên chăng, định kỳ 3 tháng, đảng uỷ, chi bộ cơ sở tổ chức gặp gỡ đối thoại với đối tượng nguồn là người dân tộc thiểu số để một mặt nắm được động cơ phấn đấu rèn luyện, tâm tư nguyện vọng, kiến nghị đề xuất của họ, mặt khác uốn nắn, nhắc nhở những điểm còn hạn chế, xác định phương hướng, nhiệm vụ, con đường tiếp tục rèn luyện.
Tổ chức tốt việc lấy ý kiến nhận xét đánh giá của quần chúng, của các già làng, trưởng thôn. Không ai khác chính họ là người có khả năng nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm của quần chúng ưu tú, tích cực. Đây cũng là kênh thông tin quan trọng giúp cấp uỷ, chi bộ có thêm cơ sở để xem xét, quyết định.
Tăng cường công tác kiểm tra nghiệp vụ quản lý đảng viên, công tác quy hoạch, tạo nguồn, xét kết nạp đảng viên. Đẩy mạnh việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng ngay tại thôn, làng, tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng tham gia học tập đạt kết quả tốt, đây là khâu mấu chốt để tạo nên sự đồng bộ, nhịp nhàng trong hoạt động của tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở. Đồng thời, cần phải xây dựng chương trình, kế hoạch và các giải pháp để khắc phục tình trạng các thôn, chưa có đảng viên, chi bộ.
Xây dựng kế hoạch, triển khai có hiệu quả công tác phát triển tổ chức đảng và đảng viên thông qua việc tăng cường đưa cán bộ, đảng viên chủ chốt
ở xã xuống thôn, làng để làm nòng cốt trong các hoạt động và tạo nguồn phát triển đảng viên tại chỗ.
Thứ năm, thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với Nhân dân người dân tộc thiểu số
Việc phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống cho bà con dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa là cơ sở để bồi dưỡng, phát triển được đội ngũ cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng, để lãnh đạo Nhân dân tạo lập cuộc sống mới. Thực tế cho thấy, để làm thay đổi những thói quen trong nếp nghĩ, cách làm của người dân tộc thiểu số không dễ. Với bà con, “trăm nghe không bằng một thấy” và thấy ai cũng không bằng thấy chính người ở thôn, làng của họ làm. Ðiều này có vẻ đơn giản nhưng là thách thức lớn trong việc vận động làm thay đổi những tập tục lạc hậu của Nhân dân. Để giải quyết những vấn đề này cần có các giải pháp đồng bộ cả về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, đồng thời kết hợp tốt các giải pháp cả trước mắt và lâu dài tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững; giải pháp quan trọng hàng đầu là cần sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển ngành, nghề ở miền núi như: tập trung đào tạo nghề, phát triển các nghề dịch vụ, tạo việc làm cho lao động quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, giúp người dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, văn hoá; đầu tư khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên. Từ đó, nâng cao đời sống vật chất, nâng cao trình độ văn hóa cho Nhân dân là điều kiện thuận để có nguồn xem xét, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên; có chế độ đãi ngộ, ưu tiên cho cán bộ, đảng viên là người dân tộc thiểu số để người dân tin và phấn đấu vào Đảng.
Tóm lại, để đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên là người dân tộc
thiểu số ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp trên, vì đó là điều kiện đảm bảo sự ổn định trong việc hình thành và phát triển nhân tố mới, là bước ngoặt quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển Đảng ở huyện Ba Bể. Phát triển Đảng là để tăng cường
sức mạnh cho Đảng, để Đảng lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, từ đó tạo môi trường thu hút và kết nạp nhiều quần chúng ưu tú vào Đảng. Tăng cường phát triển Đảng trong Nhân dân các dân tộc thiểu số cũng đồng nghĩa với việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Phát triển kết quả nghiên cứu chương 1 và chương 2, chương 3 đã đưa ra một hệ thống giải pháp nhằm tác động mạnh mẽ vào ba yếu tố vốn gắn bó chặt chẽ với nhau trong công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, đó là: Các đảng bộ, chi bộ cơ sở là chủ thể của công tác phát triển đảng viên. Sự tác động đồng bộ của hệ thống giải pháp trên sẽ tạo ra được kết quả mong muốn là ngày càng có nhiều đồng bào ưu tú là người dân tộc thiểu số đang trong độ tuổi kết nạp Đảng sẽ nỗ lực phấn đấu để được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng, kết quả đó sẽ đáp ứng yêu cầu của công tác phát triển đảng viên ở huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn hiện nay nhằm nâng cao về số lượng và đảm bảo về chất lượng trong công tác tác phát triển đảng.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng tổ chức đảng nói riêng, xây dựng Đảng nói chung. Nhằm không ngừng bổ sung những người ưu tú, trẻ
tuổi, giàu nhiệt huyết với Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu