Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Ths CTH công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở huyện ba bể, tỉnh bắc kạn hiện nay (Trang 58 - 65)

2.2.2.1. Những hạn chế, yếu kém

Một là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ cơ sở về công tác phát triển đảng viên chưa thường xuyên, liên tục

Trong thời gian qua, Đảng bộ huyện Ba Bể thực hiện công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số còn hạn chế về trách nhiệm, nhận thức, trình độ và khả năng tiến hành của một số cấp ủy, tổ chức đảng, các lực lượng tham gia công tác phát triển đảng viên dẫn đến chất lượng của công tác không đồng đều. Còn có biểu hiện thiếu chặt chẽ trong thực hiện các quy trình, thủ tục theo quy định, đặc biệt có đảng ủy còn có biểu hiện buông lỏng, xem nhẹ công tác phát triển đảng viên, hoặc trong chỉ đạo thiếu kiểm tra, đôn đốc các chi bộ thôn, làng và trường học ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, có nơi còn xuất hiện tình trạng một số đảng ủy khoán trắng cho chi bộ, các tổ chức đảng ở cơ sở. Ngoài ra một số tổ chức đảng chạy theo số lượng đơn thuần, hạ thấp chất lượng đảng viên hoặc quá cứng nhắc, định kiến, hẹp hòi, thiếu kiên quyết trong công tác phát triển đảng viên là người

dân tộc thiểu số gây ra tình trạng giảm nhiệt tình rèn luyện phấn đấu của quần chúng có động cơ đúng đắn vào Đảng.

Việc xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên, trong đó có phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở nhiều tổ chức đảng chưa được coi trọng, còn chung chung, thiếu kế hoạch cụ thể và lâu dài, chưa coi trọng việc xem xét, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp. Một số đảng bộ xã chưa gắn công tác phát triển đảng viên với việc xây dựng các phong trào thực tiễn của các đoàn thể nhân dân, nhất là tổ chức đoàn thanh niên; chưa đặt mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn, hội, dẫn đến nhiều quần chúng ưu tú muốn được tự khẳng định và thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu nhưng nội dung, hình thức hoạt động của các phong trào đoàn, hội còn yếu kém, chưa thấy rõ được vai trò tiên phong của tổ chức Đảng.

Một số bộ phận làm công tác Đảng còn thiếu chủ động, thiếu kế hoạch cụ thể, hầu hết là kiêm nhiệm nên cán bộ mới chưa nắm vững nghiệp vụ; việc tham mưu, giúp cấp ủy thực hiện các quy định, nguyên tắc, thủ tục, quy trình công tác đảng viên còn lúng túng; có một số trường hợp xử lý sai quy định và hướng dẫn thực hiện. Trong quá trình tiến hành công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số, việc phối hợp hoạt động và xác định trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể chưa được phát huy đầy đủ; vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong tham gia xây dựng Đảng chưa được thể hiện rõ, đóng góp cho công tác bồi dưỡng, giáo dục, giới thiệu quần chúng ưu tú cho chi bộ xem xét phát triển đảng viên có lúc chưa quan tâm đúng mức.

Hai là, việc xây dựng, bồi dưỡng và quản lý nguồn kết nạp đảng viên còn hạn chế, khuyết điểm

Qua khảo sát thực tế, ở một số chi bộ vùng sâu, vùng xa như: Phúc Trạch, Cao Thượng … việc xây dựng, bồi dưỡng và quản lý nguồn, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chưa được chú trọng đầu tư.

Mặc dù cấp ủy đã xác định được tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên nhưng để tạo nguồn, để nâng cao nhận thức cho đối tượng kết nạp Đảng, nhất là đối với quần chúng là người dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn không hề đơn giản. Dẫn đến, nhiều đảng viên chưa nhận thức rõ phát triển đảng viên là một nội dung trọng yếu trong công tác xây dựng Đảng, chưa thấy hết trách nhiệm, nghĩa vụ của một người đảng viên, một số đảng viên là người dân của thôn, bản nhưng vẫn còn tâm lý e ngại, ỷ lại, chưa thực hiện tốt vai trò tuyên truyền, vận động để quần chúng là người dân tộc thiểu số hiểu hiểu đúng về Đảng, về những giá trị, quyền lợi khi được đứng trong hàng ngũ của đảng đối với người đảng viên, phần vì cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn, họ phải bươn trải để kiếm cái ăn, không có thời gian tham gia sinh hoạt Đảng thường xuyên.

Trình độ học vấn của người dân tộc thiểu số trong diện nguồn không đồng đều dẫn đến tình trạng nhiều người khi được giới thiệu vào Đảng đã từ chối không vào Đảng, nên việc bồi dưỡng nguồn gặp nhiều khó khăn, từ học tập, bồi dưỡng nhận thức đến kiểm tra đánh giá. Mặc dù có sự linh hoạt trong công tác bồi dưỡng nhận thức, kiểm tra đánh giá đối với quần chúng xin vào Đảng, song vẫn trong tình trạng chiếu cố, châm chước, thậm chí hạ thấp các yêu cầu, các điều kiện cần thiết.

Những địa bàn vùng sâu, vùng xa, kinh tế kém phát triển, thiếu việc làm, vấn đề đặt ra đối với công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số là vấn đề vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, tảo hôn… Hơn nữa, việc khảo sát, điều tra để nắm nguồn phát triển đảng có tiến hành rà soát, song chưa thực sự đạt hiệu quả. Bởi vì, đa số những người dân tộc thiểu số sinh sống, lao động và các hoạt động khác trên địa bàn rừng, núi, vùng sâu, vùng xa nên quản lý về dân cư gặp không ít khó khăn. Do đó, đảng uỷ và chi

bộ đảng nhiều nơi rất khó đánh giá được nguồn kết nạp đảng trên địa bàn thôn, bản của mình.

Cấp ủy cơ sở chưa tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm tốt chức năng tập hợp, giáo dục và phát huy vai trò xung kích của thế hệ trẻ, tuyển chọn, giới thệu nhiều đoàn viên ưu tú vào Đảng. Trong phát hiện, theo dõi và nắm nguồn chưa tốt. Còn có tình trạng các tổ chức đoàn thể hoạt động theo “mùa vụ”, dẫn đến không thường xuyên lôi kéo được thanh niên dân tộc thiểu số. Một số cấp uỷ bao biện làm thay vai trò các tổ chức quần chúng trong việc nắm, phát hiện nguồn và giới thiệu nguồn nên không tạo được tính chủ động cũng như vai trò tiên phong của các tổ chức đó.

Cấp uỷ, tổ chức đảng đã có sự quan tâm bằng nhiều cách thức trong bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện đội ngũ nguồn là người dân tộc thiểu số, song nhìn chung chất lượng tạo nguồn còn thấp so với yêu cầu cụ thể và những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn theo Điều lệ Đảng. Việc mở lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho quần chúng ưu tú có lúc, có nơi còn hình thức, cấp ủy cơ sở chưa phối hợp chặt chẽ với Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện về công việc này, có những xã không chủ động lập danh sách đối tượng để đưa đi bồi dưỡng, bên cạnh đó cũng còn một số quần chúng chưa nhiệt tình tham gia.

Ba là, trong thực hiện phương châm, phương hướng kết nạp đảng viên, tuy không có những vi phạm, nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót ở một số tổ chức cơ sở đảng

Một số cơ sở việc giải quyết mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng chưa hợp lý. Chỉ quan tâm phát triển về số lượng, coi nhẹ hoặc hạ thấp chất lượng như: trình độ học vấn, chính sách dân số v.v.. Một số cơ sở, thuộc các xã vùng sâu, vùng xa do thiếu nguồn, thiếu đảng viên nên khi xem xét quần chúng có nơi nới lỏng các điều kiện về học vấn, nhận thức về Đảng và một số tiêu chí khác. Những hạn chế đó tác động trực tiếp đến

chất lượng đội ngũ đảng viên, ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của người đảng viên trước quần chúng, trước xã hội, ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Chưa gắn việc kết nạp đảng viên và kịp thời củng cố kiện toàn các chi bộ, tổ chức đảng làm ảnh hưởng đến việc lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng.

Bốn là, việc thực hiện nguyên tắc, thủ tục kết nạp đảng viên vẫn còn những sai sót, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đảng viên

Một số chi bộ đôi khi chưa kịp thời hướng dẫn, hoàn chỉnh hồ sơ xét kết nạp Đảng đối với những đối tượng quần chúng người dân tộc thiểu số đã có đủ tiêu chuẩn và điều kiện kết nạp Đảng. Một số tài liệu trong hồ sơ kết nạp chưa làm đúng và đủ theo quy định như: Nghị quyết giới thiệu của Ban Chấp hành đoàn cơ sở đã qua thời gian quy định, nhưng chi bộ vẫn không đề nghị tổ chức đoàn giới thiệu lại. Lễ kết nạp đảng viên, công nhận đảng viên chính thức và phát thẻ đảng viên chưa được tổ chức trang trọng, chu đáo và tạo ấn tượng tốt đẹp đối với đảng viên, quần chúng. Có nơi không xét kết nạp từng người một mà xét tập thể, kết quả xét kết nạp không ghi biên bản, không ghi vào sổ Nghị quyết của chi bộ, Nghi thức kết nạp đảng viên còn mang nặng tính hình thức, chưa thể hiện được tính tôn nghiêm, từ đó chưa tạo được tính giáo dục cao đối với người được kết nạp và đảng viên trong chi bộ.

Năm là, về công tác bồi dưỡng đảng viên dự bị là người dân tộc thiếu số

Sau khi được kết nạp, đảng viên cần phải có chương trình học tập, phân công công tác để thử thách, rèn luyện kết hợp nâng cao trình độ đảm bảo đúng quy định của Đảng. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng đảng viên dự bị là người dân tộc thiểu số ở huyện Ba Bể vẫn có một bộ phận đảng viên phai nhạt lý tưởng Cộng sản, cơ hội về chính trị, thoái hóa về đạo đức, lối sống. Tạo dư luận không tốt cho những quần chúng ưu tú phấn đấu vào Đảng.

Trong quá trình bồi dưỡng, giúp đỡ đảng viên dự bị là người dân tộc thiểu số vẫn còn quan niệm cho rằng, mọi đảng viên dự bị đều có thể trở thành đảng viên chính thức, chưa chỉ rõ cho đảng viên dự bị thấy mặt tốt và chưa tốt, để tự sửa chữa, phấn đấu. Nhiều đảng viên coi việc được kết nạp Đảng là đã hoàn thành “mục tiêu”, bằng lòng với kết quả đã có làm cho ý thức tự rèn luyện phấn đấu giảm sút. Mặt khác, là do cấp ủy và chi bộ chưa nắm chắc tình hình tư tưởng, chưa chủ động dự báo cho đảng viên dự bị trước những diễn biến phức tạp và những vấn đề mới nảy sinh; chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý kịp thời những đảng viên vi phạm.

* Đánh giá chung những hạn chế của công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở huyện Ba Bể giai đoạn từ 2011 đến nay

Một số Đảng ủy cơ sở chưa thực sự quan tâm và coi trọng công tác kết nạp đảng viên là người dân tộc thiểu số, chưa đề ra những kế hoạch cụ thể để có những biện pháp chỉ đạo tích cực trong tổ chức thực hiện. Nhận thức của một số ít đảng ủy còn cầu toàn về tiêu chuẩn kết nạp đảng viên, thậm chí có cơ sở còn biểu hiện hẹp hòi định kiến.

Một số Đảng ủy mặc dù có quan tâm nhưng thiếu những giải pháp đột phá để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chỉ đạo thực hiện.

Một bộ phận người dân tộc thiểu số, trong đó có nhiều thanh niên dân tộc rời địa phương để tìm kiếm việc làm ở nơi khác đã gây một số khó khăn cho công tác phát triển đảng viên ở cơ sở.

2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa như huyện Ba Bể còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Một số ít cấp uỷ chưa coi công tác phát triển đảng viên là nhiệm

vụ quan trọng nhằm góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở, tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng và thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương. Do vậy, có những cấp uỷ chậm đề ra chủ trương, kế hoạch, biện pháp cụ thể để chỉ đạo công tác phát triển đảng viên dẫn đến việc tạo nguồn kết nạp và xét kết nạp người vào đảng chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng.

Khó khăn nhất trong công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở huyện Ba Bể hiện nay là tình trạng thiếu nguồn. Do sự tác động và chi phối của điều kiện kinh tế - xã hội có khó khăn nên nhiều nơi coi nhẹ, buông lỏng công tác giáo dục, bồi dưỡng kèm cặp quần chúng dẫn đến một bộ phận quần chúng, nhất là lực lượng thanh niên trẻ có biểu hiện không thiết tha phấn đấu, không thấy tính thiết thực khi trở thành đảng viên. Vì vậy, không tích cực, nhiệt tình trong phấn đấu và rèn luyện tu dưỡng.

Theo Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn của đối tượng vào Đảng phải biết chữ, có trình độ ít nhất là tiểu học nhưng thực tế một số đảng viên đã tốt nghiệp tiểu học nhưng đọc chữ vẫn chưa thạo dẫn đến công tác phát triển đảng viên không đạt được hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu mới của đất nước cũng như của huyện hiện nay.

Ở một số thôn, bản việc hướng dẫn làm thủ tục kết nạp đảng còn sơ sài, cán bộ làm công tác đảng cấp xã còn chưa nắm hết quy trình, phương châm, phương hướng, điều kiện, tiêu chuẩn kết nạp đảng viên và nguyên tắc, thủ tục kết nạp đảng viên cũng như công nhận đảng viên chính thức theo quy định của Điều lệ Đảng. Những định kiến, phong tục, tập quán lạc hậu trong cộng đồng, dòng họ, gia đình vẫn còn tồn tại. Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình còn nhiều bất cập, nhiều đảng viên là đồng bào dân tộc thiểu số còn sinh con thứ 3, thứ 4 … gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc kết nạp đảng viên và chất lượng đảng viên.

Đến nay, việc khắc phục cơ sở chưa có đảng viên của huyện Ba Bể đã hoàn thành, tuy nhiên, các phong trào hoạt động quần chúng trên địa bàn huyện Ba Bể chưa phát triển mạnh mẽ nên chưa phát hiện nhiều quần chúng ưu tú, do đó, nguồn giới thiệu cho Đảng không nhiều.

Một phần của tài liệu Ths CTH công tác phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số ở huyện ba bể, tỉnh bắc kạn hiện nay (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w