Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XÁC SUẤT VỠ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 38 - 44)

Khi phân tích về CCNV, các đối tượng hệ số thường được sử dụng có thể kể đến: nợ phải trả/ tổng tài sản, tổng nợ phải trả/ vồn chủ sở hữu, hệ số nợ ngắn hạn trên nợ dài hạn, tỷ số tự tài trợ,.. .Các chỉ số này được sử dụng nhằm mục đích đành giá việc phân bổ giữa các khoản nợ cũng như phân bổ giữa tổng nợ và vốn chủ sở hữu trong CCNV của doanh nghiệp. Vậy nên, CCNV thường còn được gọi là ĐBTC.

Nghiên cứu Trịnh Thị Phan Lan (2013) cho rằng: ĐBTC là trường hợp doanh nghiệp sử dụng những khoản tiền đi vay để tài trợ cho dự án đầu tư hoặc hoạt động kinh doanh của mình. Việc dùng ĐBTC quá mức và không kiểm soát được rủi ro đã trở thành một gánh nặng thật sự đối với các doanh nghiệp. Chi phí lãi vay, áp lực trả nợ cùng với việc thiếu tiền giải ngân cho các dự án khiến nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực sự phá sản.

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Nga (2018) phát hiện hệ số tổng nợ phải trả/ tổng tài sản thuộc nhóm chỉ tiêu phản ánh ĐBTC của doanh nghiệp có tác động mạnh nhất với chiều tác động là cùng chiều đối với rủi ro phá sản.

Trong bài viết khoa học của Võ Minh Long (2020) xem xét về CCNV nhân thấy tỷ số tự tài trợ có tác động ngược chiều với rủi ro tài chính; hệ số nợ ngắn hạn trên nợ dài hạn có tác động cùng chiều đối với rủi ro tài chính.

Như vây trong mối quan hệ với XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS, CCNV có tác động cùng chiều. Theo đó, CCNV sẽ có tác động ngược chiều với chỉ số Z biểu hiện XSVN của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp các chỉ số sẽ có chiều hướng tác động khác nhau đến XSVN và chỉ số Z biểu hiện XSVN của doanh nghiệp ngành BĐS.

Tóm tắt, các nhân tố tác động đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS gồm 4 nhóm chính: KNTT, KNNSL, HSHĐ và CCNV. Từ nhóm chính này sẽ có các hệ số phân tích và phản ánh tình trạng tài chính riêng và theo đó sẽ chiều hướng tác động khác nhau đối với XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS cũng như chỉ số Z biểu hiện XSVN của doanh nghiệp này. về công thức tính, chiều hướng tác động của các hệ số sẽ được trình bày cụ thể tại mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ở chương 3 của bài nghiên cứu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, khóa luận nêu lên khái niệm về XSVN là chỉ số đo lường khả năng hiện tượng vỡ nợ xảy ra. Theo đó, khái niệm vỡ nợ được hiểu là hiện tượng các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính bắt nguồn từ việc kinh doanh thất bại và có thể dẫn tới việc tài cấu trúc công ty hoặc phá sản. Bên cạnh đó, cách xác định XSVN của các doanh nghiệp được dựa trên mô hình chỉ số Z của Altman (2000) cũng được đề cập về công thức và việc phân loại giá trị chỉ số Z theo mức độ XSVN cũng được trình bày rõ ràng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng không quên đề cập đến mục tiêu chính của đề tài là các nhân tố tác động đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS. Các nhân tố này có liên quan đến các nhóm thước đo tài chính: KNTT, KNNSL, HSHĐ, CCNV cụ thể bao gồm các chỉ số tài chính và mức độ tác động khác nhau đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS.

Tiếp theo trong chương 3, đề tài sẽ thực hiện trình bày cụ thể về các bước nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu bào gồm các biến như thế nào. Mục đích để chi tiết cho nghiên cứu có tính ro ràng.

CHƯƠNG 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 sẽ trình bày về phương pháp và mô hình nghiên cứu, Cụ thể chi tiết cho từng phần nghiên cứu: Phần đầu tiên 3.1, khóa luận trình bày về cách thức thu thập dữ liệu nghiên cứu và cách xử lý dữ liệu nghiên cứu tương ứng phù hợp. Phần tiếp theo là 3.2 với mô hình nghiên cứu được trình bày một cách cụ thể cho từng biến về cách xác định biến, ký hiệu biến và tên biến,... Cuối cùng, mục 3.3 trình bày ý nghĩa của từng biến trong mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra để giải quyết vấn đề nghiên cứu.

3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khóa luận tốt nghiệp sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để thực hiện giải quyết các vấn đề nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu của đề tài nghiên cứu cụ thể:

Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để khảo lược, thu thập, thống kê, tổng hợp các số liệu, khái niệm, các lý thuyết liên quan đến XSVN, XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS và các nhân tố tác động XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS nói chung cũng như XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE nói riêng từ các nghiên cứu trước đó. Điều này hỗ trợ việc tìm kiếm khoảng trống nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Bên cạch đó, quan trọng hơn hết là đúc kết khái niệm về XSVN và tổng hợp các yếu tố được xem là nhân tố tác động đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE để phát triển mô hình nghiên cứu phù hợp phục vụ cho đề tài nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp.

Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu định tính còn được áp dụng đối với các số liệu thu thập từ các báo cáo tài chính (BCTC) thống nhất có kiểm toán giai đoạn 2015 - 2019 của 47 doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE để thực hiện lập dữ liệu nghiên cứu cho mô hình nghiên cứu của đề tài.

Cuối cùng, phương pháp nghiên cứu định tính một lần nữa được sử dụng đề phân tích kết quả nghiên cứu và hỗ trợ đề xuất các khuyến nghị liên quan đến nhân tố tác động đến XSVN của doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE cho các đối tượng là các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE, nhà quản trị các ngân hàng thương mại, nhà đầu tư có những gốc nhìn tương ứng phù hợp và hiều quả.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua mô hình hồi quy dữ liệu bảng (Pannel Data) với các biến được đề cập trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Và việc chạy dữ liệu sẽ được thực hiện bằng phần mền Stata 14. Cụ thể các kiểm định được sử dụng trong quá trình phân tích dữ liệu liên quan đến mô hình hồi quy tuyến tính như sau:

Bước 1: Phân tích thống kê mô tả dữ liệu của các biến để thấy tổng quan

nguồn dữ liệu nghiên cứu gồm có: số quan sát, độ lệch chuẩn, giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất.

Bước 2: Kiểm định đa cộng tuyến bằng phương pháp kiểm định nhân tử phóng

đại phương sai VIF. Với hệ số VIF của các biến nằm trong khoảng cho phép từ 1,30 đến 8,35 thể hiện mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiên trọng và có khả năng sử dụng các biến để thực hiện tiếp tục phân tích. Ngược lại, các biến có hệ số VIF nằm ngoài khoảng cho phép sẽ bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu.

Bước 3: Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi và tự tượng quan bằng

phương pháp bình phương bé nhất pooled OLS (Ordinary Least Squares Regression), mô hình tác động cố định FEM (Fixed Effects Model), mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Random Effects Model) thực hiện chạy mô hình dữ liệu bảng.

Bước 4: Các kiểm định được thực hiện để lựa chon ra mô hình phù hợp. Cụ

thể: Kiểm định Hausman được thực hiện để lựa chọn mô hình phù hợp FEM hoặc REM. Trường hợp p-value bé hơn 0,05 thì lựa chọn mô hình FEM và ngược lại thì chọn mô hình REM là mô hình phù hợp; Kiểm định nhân tử Lagrange lựa chọn mô

hình REM hoặc Pooled OLS là mô hình phù hợp. Nếu p-value

bé hơn 0,05 thì lựa

chọn mô hình REM, còn ngược lại mô hình Pooled OLS là mô hình

được chọn;

Kiểm định Wald-F nhầm mục đích kiểm tra sự phù hợp giữa 2 mô

hình Pooled OLS

và FEM. Với p-value bé hơn 0,05 mô hình FEM là mô hình được

chọn, Nếu ngược

lại mô hình Pooled OLS là mô hình phù hợp. Trong trường hợp

các mô hình này

xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan nghiên

cứu ước lượng

FGLS để khảo phụ.

Mặt khác, phương pháp nghiên cứu định lượng còn biểu hiện qua việc thực hiện tính toán các số liệu nghiên cứu để tạo thành bộ dữ liệu bảng sử dụng trong phân tích dữ liệu hồi quy. Bộ dữ liệu này được tính toán bằng phần mền Microsoft Excel từ các số liệu liên quan đến các biến có trong mô hình nghiên cứu đã đề cập có trong BCTC thống nhất đã kiểm toán giai đoạn 2015 - 2019 của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE.

Quy trình các bước nghiên cứu

Đề hiểu rõ hơn về trình tự thực hiện đề tài nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp, tác giả đề xuất quy trình các bước nghiên cứu cụ thể được trình bày trong sơ

đồ tại hình 1 như sau:

Nguồn: Tác giả đề xuất

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XÁC SUẤT VỠ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w