Mục đích của kiểm định những khuyết tật có trong mô hình FEM là xem xét sự phù hợp của mô hình để sử dụng cho việc phân tích đề tài nghiên cứu. Việc kiểm định này thực hiện theo hai bước: kiểm định phương sai thay đổi và kiểm định hiện tượng tự tương quan. Kết quả kiểm định được phân tích và xem xét việc có cần thiết thực hiện pháp khảo phụ FGLS hay không.
Kiểm định phương sai thay đổi
Kiểm định phương sai thay đổi được thực hiện bằng phương pháp Modified Wald với câu lệch Xttest3. Kết quả kiểm định trình bày ở bảng 4.8 cho thấy giá trị (Prob>chi2) = 0,0000 < 0,05. Vậy nên, đề tài bác bỏ giả thuyết Ho: mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi, chấp nhận giả thuyết H1 và kết luận rằng mô hình có tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi.
Bảng 4. 8: Kiểm định Modified Wald_Phương sai thay đổi
Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model H0: sigma(i)A2 = sigmaA2 for all i
chi2 (46) = 7,8e+30 Prob>chi2 = 0,0000
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mền Stata 14
Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Theo kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng phương pháp Wooldridge test trình bày tại bảng 4.9, giá trị (Prob > F) = 0,1487 > 0,05. Nghĩa là, giả thuyết Ho: mô hình không có hiện tượng tự tương quan được chấp nhận và kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
Bảng 4. 9: Kiểm định Wooldridge test_Hiện tượng tự tương quan
Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first-order autocorrelation
F( 1, 33) = 2,186
4 3
Prob > F = 0,1487
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mền Stata 14
Tổng kết, kết quả kiểm định các khuyết tật có trong mô hình FEM với hai buớc kiểm định phuơng sai thay đổi và kiểm định hiện tuợng tự tuơng nhận thấy trong mô hình uớc luợng theo phuơng pháp tác động cố định FEM không có hiện tuợng tự tuơng quan nhung có tồn tại hiện tuợng phuơng sai thay đổi. Nhu vậy, nghiên cứu cần sử dụng tới phuơng pháp khảo phụ FGLS để tiếp tục phân tích kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng và sử dụng kết quả có đuợc thực hiện phân tích đề tài nghiên cứu.