Các kiểm định lựa chọn mô hình

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XÁC SUẤT VỠ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 61)

4.2.2.I. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp giữa FEM & REM

Bảng 4. 7: Kiểm định Hausman lựa chọn mô hình FEM & REM

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mền Stata 14

Kết quả kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp giữa FEM và REM được trình bày ở bảng 4.7 cho thấy giá trị Prob>chi2 = 0,0007 < 0,05. Vì vậy, giữa

Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(12) = (b-B)'[(V_b-V_B)A(-1)](b-B)

= 34,02

Prob>chi2 = 0,0007

4 2

hai mô hình FEM và REM nghiên cứu lựa chọn mô hình FEM là

mô hình phù hợp.

Như vậy, nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình FEM để thực hiện bước

tiếp theo là kiểm

định các khuyết tật có trong mô hình này.

4.2.2.2. Kiểm định các khuyết tật trong mô hình FEM

Mục đích của kiểm định những khuyết tật có trong mô hình FEM là xem xét sự phù hợp của mô hình để sử dụng cho việc phân tích đề tài nghiên cứu. Việc kiểm định này thực hiện theo hai bước: kiểm định phương sai thay đổi và kiểm định hiện tượng tự tương quan. Kết quả kiểm định được phân tích và xem xét việc có cần thiết thực hiện pháp khảo phụ FGLS hay không.

Kiểm định phương sai thay đổi

Kiểm định phương sai thay đổi được thực hiện bằng phương pháp Modified Wald với câu lệch Xttest3. Kết quả kiểm định trình bày ở bảng 4.8 cho thấy giá trị (Prob>chi2) = 0,0000 < 0,05. Vậy nên, đề tài bác bỏ giả thuyết Ho: mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi, chấp nhận giả thuyết H1 và kết luận rằng mô hình có tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi.

Bảng 4. 8: Kiểm định Modified Wald_Phương sai thay đổi

Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity in fixed effect regression model H0: sigma(i)A2 = sigmaA2 for all i

chi2 (46) = 7,8e+30 Prob>chi2 = 0,0000

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mền Stata 14

Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Theo kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng phương pháp Wooldridge test trình bày tại bảng 4.9, giá trị (Prob > F) = 0,1487 > 0,05. Nghĩa là, giả thuyết Ho: mô hình không có hiện tượng tự tương quan được chấp nhận và kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Bảng 4. 9: Kiểm định Wooldridge test_Hiện tượng tự tương quan

Wooldridge test for autocorrelation in panel data H0: no first-order autocorrelation

F( 1, 33) = 2,186

4 3

Prob > F = 0,1487

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mền Stata 14

Tổng kết, kết quả kiểm định các khuyết tật có trong mô hình FEM với hai buớc kiểm định phuơng sai thay đổi và kiểm định hiện tuợng tự tuơng nhận thấy trong mô hình uớc luợng theo phuơng pháp tác động cố định FEM không có hiện tuợng tự tuơng quan nhung có tồn tại hiện tuợng phuơng sai thay đổi. Nhu vậy, nghiên cứu cần sử dụng tới phuơng pháp khảo phụ FGLS để tiếp tục phân tích kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng và sử dụng kết quả có đuợc thực hiện phân tích đề tài nghiên cứu.

4.2.3. Kết quả hồi quy theo mô hình FGLS

Bảng 4. 10: Kết quả hồi quy theo mô hình FGLS

Biến Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn P value

X1 0,2171*** 0,0326 0,000 X2 -0,1226*** 0,0359 0,001 X3 0,6573*** 0,0442 0,000 X4 0,0000 0,0000 0,901 X5 5,2762*** 0,8590 0,000 X6 -0,0061 0,0047 0,192 X7 0,0359 0,1438 0,803 X8 -0,0185*** 0,0051 0,000 X9 -0,0007 0,0016 0,648 X10 8,6737*** 0,2096 0,000 X11 -0,0461** 0,0189 0,015 X12 0,0005 0,0012 0,669 X14 -0,0577* 0,0341 0,091 _CONS -0,2848** 0,1429 0,046

***, **, * có ý nghĩa thống kê lần luợt ở mức 1%, 5%, 10% Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mền Stata 14

Dựa vào kết quả hồi quy theo phuơng pháp uớc luợng FGLS nghiên cứu nhận thấy có tám hệ số hồi quy của các biến độc lập có ý nghĩa thồng kê đối với biến phụ Z biểu hiện XSVN của doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Cụ thể: hệ số hồi quy của các biến X1, X2, X3, X5, X8, X10 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là

4 4

1%; hệ số hồi quy của biến X11 có ý nghĩa thống kê với mức

ý nghĩa là 5% và hệ

số hồi quy của biến X14 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là

10%. Theo đó, các

biến X1, X3, X5, X10 có tác động ngược chiều với XSVN của

doanh nghiệp BĐS

niêm yết trên HOSE và các biến X2, X8, X11, X14 có tác động

cùng chiều. Như

vậy, mô hình hồi quy như sau:

z = 0,2848 + 0,2171Xi + 0,6573X3 + 5,2762x5 + 8,6737x10 — 0,1226x2

— 0,0185X8 — 0,0461x11 — 0,0577x14

4.3. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nhìn chung kết quả nghiên cứu phán ánh khá tốt về giả thuyết nghiên cứu đặt ra đối với sự tác động của các nhân tố đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE. Cụ thể kết quả nghiên cứu được tóm tắt tại bảng 4.11.

Bảng 4. 11: Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Dấu kỳ vọng Kết quả nghiên cứu Chấp nhận/Bác bỏ

Khả năng thanh toán (-) (-) Chấp nhận

Khả năng sinh lời (-) (-) Chấp nhận

Hiệu suất hoạt động (-) (-) Chấp nhận

Cơ cấu nguồn vốn (+) (+) Chấp nhận

Nguồn: tác giả tự thiết kê

4.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XÁC SUẤT VỠ NỢ

CỦA DOANH NGHIỆP BĐS NIÊM YẾT TRÊN HOSE

Theo như kết quả phân tích hồi quy về sự tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu cũng như về sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE, nghiên cứu có một số nhận định chi tiết cụ thể về các yêu tố tác động đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE như sau:

Khả năng thanh toán

Nhóm nhân tố về KNTT gồm: hệ số khả năng thanh toán hiện hành (HS.KNTTHH), hệ số khả năng thanh toán nhanh (HS.KNTTN), hệ số khả năng

4 5

thanh toán tổng quát (HS.KNTTTQ) có tác động đến XSVN của

các doanh nghiệp

ngành BĐS niêm yết trên HOSE.

HS.KNTTHH tác động ngược chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Nghĩa là, nếu HS.KNTTHH tăng thì XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE sẽ giảm và ngược lại. Điều này tương ứng với kết quả nghiên cứu của Võ Minh Long (2020) về nhân tố tác động đến rủi ro tài chính. Theo đó, Võ Minh Long đề cập đến các kết quả nghiên cứu trước đó “Kết quả nghiên cứu này ... được ủng hộ của một số tác giả, như: Gang và cộng sự (2012), Bhunia và cộng sự (2012), Simantinee và cộng sự (2015)”.

HS.KNTTN tác động cùng chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Hay nói cách khác HS.KNTTN càng tăng thì XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE sẽ càng giảm và ngược lại. Theo Võ Minh Long (2020), lý giải nếu doanh nghiệp tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh, thường đồng nghĩa với việc giảm bớt lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên, trong trường hợp hàng tồn kho không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường, doanh nghiệp sẽ bị giảm hiệu quả hoạt động và nó là một trong những nguyên nhân làm tăng rủi ro tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả của nghiên cứu này cũng cho biết “Kết quả nghiên cứu này được sự ủng hộ của Simantinee & cộng sự (2015)”.

HS.KNTTTQ tác động ngược chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Nghĩa là, HS.KNTTTQ càng tăng thì XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE sẽ càng giảm và ngược lại. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Võ Minh Long (2020). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này lại được sự ủng hộ của Simantinee & cộng sự (2015), Vũ Thị Hậu (2017) theo như Võ Minh Long đề cập.

Khả năng sinh lời

Hệ số khả năng sinh lời trên tổng tài sản (HS.KNSL/TTS) thuộc nhóm nhân tố phản ánh về KNSL của doanh nghiệp có tác động ngược chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Hay nói theo cách khác HS.KNSL/TTS càng tăng thì XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE sẽ càng

4 6

giảm và ngược lại. Kết quả nghiên cứu này được sự ủng hộ của một số tác giả, như: Võ Minh Long (2020), Nguyễn Thị Nga (2018), Gang và cộng sự (2012), Bhunia và cộng sự (2012). Lý giải cho kết quả nghiên cứu này, Võ Minh Long (2020) cho rằng khi doanh nghiệp cải thiện hiệu quả sinh lời sẽ giúp họ tăng vốn chủ sở hữu cũng như tăng khả năng thanh toán các khoản nợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư lớn hơn để mở rộng quy mô, phát triển và chiếm giữ thị phần và nó sẽ làm giảm rủi ro tài chính.

Hiệu suất hoạt động

Trong nhóm biến thể hiện HSHĐ của doanh nghiệp có hệ số vòng quay tổng tài sản (HS.VQTTS), hệ số vòng quay tồn kho (HS.VQTK) và hệ số vòng quay khoản phải thu (HS.VQKPT) có tác động đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE.

HS.VQTK tác động cùng chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Tức là khi HS.VQTK giảm thì XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE sẽ giảm theo và ngược lại. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Võ Minh Long (2020). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này lại được sự ủng hộ của Simantinee & cộng sự (2015) theo như Võ Minh Long đề cập. Để giải thích cho kết quả nghiên cứu này, Ngô Thị Phượng và ctg (2016) có đề cập HS.VQTK giảm thông thường do hàng hóa bị ứ đọng không tiêu thụ được hoặc do công ty đang trong giai đoạn mở rộng kinh doanh và tăng lượng tồn kho. Theo đó xét thực tế trong giai đoạn nghiên cứu thì kết quả này là phù hợp.

HS.VQTTS tác động ngược chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Điều này có nghĩa khi HS.VQTTS tăng, XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE sẽ giảm và ngược lại. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Võ Minh Long (2020). Tuy nhiên, theo Trần Thị Bích Nhân (2016) giá trị của HS.VQTTS càng cao, cho thấy doanh nghiệp đang phát huy công suất hiệu quả và có thể tiến hành đầu tư mới nếu muốn mở rộng hoạt động. Nếu giá trị của HS.VQTTS thấp, tức là vốn của doanh nghiệp sử dụng chưa

4 7

hiệu quả, doanh nghiệp có những tài sản đang ứ đọng hoặc

công suất hoạt động

thấp.

HS.VQKPT tác động nguợc chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Hay nói cách khác HS.VQKPT càng tăng thì XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE sẽ càng giảm và nguợc lại. Điều này tuơng ứng với kết quả nghiên cứu của Võ Minh Long (2020) về nhân tố tác động đến rủi ro tài chính. Theo đó, Võ Minh Long giải thích doanh nghiệp có HS.VQKPT cao tức là các khoản phải thu càng nhỏ nhung với các doanh nghiệp trong ngành BĐS đều kinh doanh theo hình thức công nợ, việc các khoản phải thu giảm đồng nghĩa với doanh nghiệp không tiêu thụ đuợc nhiều sản phẩm và nó góp phần làm giảm hiệu quả hoạt động và làm tăng rủi ro tài chính. Và điều đó làm tăng XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE.

Cơ cấu nguồn vốn

Nhóm nhân tố biểu hiện CCNV của doanh nghiệp có hệ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu (HS.TN/NVCSH) tác động cùng chiều lên XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE. Nghĩa là, khi HS.TN/NVCSH tăng XSVN của các doanh nghiệp này sẽ tăng theo đó hiện tuợng vỡ nợ sẽ ít có khả năng xảy ra hơn. Điều này có thể đuợc giải thích theo Nghiên cứu Trịnh Thị Phan Lan (2013) “Việc dùng ĐBTC quá mức và không kiểm soát đuợc rủi ro đã trở thành một gánh nặng thật sự đối với các doanh nghiệp. Chi phí lãi vay, áp lực trả nợ cùng với việc thiếu tiền giải ngân cho các dự án khiến nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực sự phá sản.”

4 8

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Tổng kết chương 4 về kết quả hồi quy nghiên cứu nhân thấy 8 hệ số tài chính thuộc 4 nhóm nhân tố tác động đến XSVN doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE giai đoạn 2015-2019. Cụ thể: HS.KNTTHH, HS.KNTTTQ, HS.KNTTN thuộc nhóm KNTT; HS.KNSL/TTS thuộc nhóm KNSL; HS.VQTK, HS.VQKPT, HS.VQTTS thuộc nhóm HSHĐ; HS.TN/NVCSH thuộc nhóm CCNV. Các hệ số HS.KNTTHH, HS.KNTTTQ, HS.KNSL/TTS, HS.VQTTS có tác động ngược chiều đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE và HS.KNTTN HS.VQTK, HS.VQKPT, HS.TN/NVCSH có tác động cùng chiều đến XSVN của các doanh nghiệp này.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Mục tiêu của khóa luận tốt nghiệp ban đầu là xem xét tác động của các yếu tố ảnh huởng đến XSVN doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE giai đoạn 2015-2019. Theo đó để đáp ứng mục tiêu đề tài, kết quả nghiên cứu đã cho thấy có nhóm nhân tố chính bao gồm: KNTT, KNNSL, HSHĐ, CCNV tác động đến XSVN doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE giai đoạn 2015-2019. Cụ thể nhu sau:

Nhóm nhân tố về KNTT có HS.KNTTHH, HS.KNTTTQ có tác động nguợc chiều đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE và HS.KNTTN có tác động cùng chiều đến XSVN của các doanh nghiệp này. Nhóm nhân tố phản ánh về KNSL của doanh nghiệp có HS.KNSL/TTS tác động nguợc chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Nhóm nhân tố thể hiện HSHĐ của doanh nghiệp có HS.VQTK, HS.VQKPT có tác động cùng chiều đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE và HS.VQTTS có tác động nguợc chiều đến XSVN của các doanh nghiệp này. Nhóm nhân tố về CCNV của doanh nghiệp có HS.TN/NVCSH tác động cùng chiều lên XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE.

5.2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích tại mục 4.3 cho thấy có 4 nhân tố tác động đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE cũng nhu tác động đến chỉ số Z thể hiện XSVN của các doanh nghiệp này với chiều huớng tác động khác nhau. Qua đó, nghiên cứu có những đề xuất khuyến nghị liên quan đến các nhân tố tác động đến XSVN của các doanh nghiệp ngành này niêm yết trên HOSE đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới 2021-2022, giai đoạn dần phục hồi sau khủng hoảng dịch bệnh Covid. Cụ thể nhu sau:

Đối với nhóm nhân tố về KNTT có tác động nguợc chiều với XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE, các doanh nghiệp này cần tăng

cường các biện pháp giúp tăng khả năng thanh toán đề góp

phần làm giảm XSVN

liên quan đến HS.KNTTHH, HS.KNTTTQ và HS.KNTTN có thể kể đến: - Giảm thiểu giá trị nợ phải trả bằng việc thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ cho các

đối tượng có thể kể đến như: các tổ chức tài chính, các đối tượng người bán, các đối tác tham gia trong các dự án kinh doanh,...

- Tăng giá trị tổng tài sản từ việc tạo ra sản phẩm nhà ở giúp gia tăng nguồn cung cho thi trường BĐS và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Giảm lượng nhỏ hàng tồn kho bằng cách thúc đẩy phát triển kinh doanh tạo điều kiện sinh ra lợi nhuận từ hàng tồn kho cho doanh nghiệp. Nhưng vẫn đảm bảo lượng tồn kho có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tương lai ngắn hạn.

Với nhóm nhân tố phản ánh về KNSL có tác động ngược chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE, các doanh nghiệp nên tập trung các biện pháp nhằm tăng giá trị HS.KNSL/TTS để các doanh nghiệp cần gia tăng giá trị lợi nhuận từ việc chuyển đồi tài sản, từ đó giảm thiểu XSVN. Việc gia tăng giá trị lợi nhuận này cần làm như:

- Kiểm soát nguồn thu chi của doanh nghiệp và hạn chế chi phí xuống mức tối thiểu có thể nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp.

- Tăng cường hoạt động kinh doanh chính của các doanh nghiệp BĐS hỗ trợ tốt việc gia tăng giá trị lời nhuận.

Nhóm nhân tố thể hiện HSHĐ có tác động ngược chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE, do đó các doanh nghiệp ngành này cần có các biện pháp để làm tăng HSHĐ của doanh nghiệp và giảm XSVN. Các biện pháp đó có thể liên quan đến việc giảm giá trị của HS.VQTK, HS.VQKPT và tăng giá trị

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XÁC SUẤT VỠ NỢ CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w