CỦA DOANH NGHIỆP BĐS NIÊM YẾT TRÊN HOSE
Theo như kết quả phân tích hồi quy về sự tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu cũng như về sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE, nghiên cứu có một số nhận định chi tiết cụ thể về các yêu tố tác động đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE như sau:
Khả năng thanh toán
Nhóm nhân tố về KNTT gồm: hệ số khả năng thanh toán hiện hành (HS.KNTTHH), hệ số khả năng thanh toán nhanh (HS.KNTTN), hệ số khả năng
4 5
thanh toán tổng quát (HS.KNTTTQ) có tác động đến XSVN của
các doanh nghiệp
ngành BĐS niêm yết trên HOSE.
HS.KNTTHH tác động ngược chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Nghĩa là, nếu HS.KNTTHH tăng thì XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE sẽ giảm và ngược lại. Điều này tương ứng với kết quả nghiên cứu của Võ Minh Long (2020) về nhân tố tác động đến rủi ro tài chính. Theo đó, Võ Minh Long đề cập đến các kết quả nghiên cứu trước đó “Kết quả nghiên cứu này ... được ủng hộ của một số tác giả, như: Gang và cộng sự (2012), Bhunia và cộng sự (2012), Simantinee và cộng sự (2015)”.
HS.KNTTN tác động cùng chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Hay nói cách khác HS.KNTTN càng tăng thì XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE sẽ càng giảm và ngược lại. Theo Võ Minh Long (2020), lý giải nếu doanh nghiệp tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh, thường đồng nghĩa với việc giảm bớt lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên, trong trường hợp hàng tồn kho không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường, doanh nghiệp sẽ bị giảm hiệu quả hoạt động và nó là một trong những nguyên nhân làm tăng rủi ro tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả của nghiên cứu này cũng cho biết “Kết quả nghiên cứu này được sự ủng hộ của Simantinee & cộng sự (2015)”.
HS.KNTTTQ tác động ngược chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Nghĩa là, HS.KNTTTQ càng tăng thì XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE sẽ càng giảm và ngược lại. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Võ Minh Long (2020). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này lại được sự ủng hộ của Simantinee & cộng sự (2015), Vũ Thị Hậu (2017) theo như Võ Minh Long đề cập.
Khả năng sinh lời
Hệ số khả năng sinh lời trên tổng tài sản (HS.KNSL/TTS) thuộc nhóm nhân tố phản ánh về KNSL của doanh nghiệp có tác động ngược chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Hay nói theo cách khác HS.KNSL/TTS càng tăng thì XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE sẽ càng
4 6
giảm và ngược lại. Kết quả nghiên cứu này được sự ủng hộ của một số tác giả, như: Võ Minh Long (2020), Nguyễn Thị Nga (2018), Gang và cộng sự (2012), Bhunia và cộng sự (2012). Lý giải cho kết quả nghiên cứu này, Võ Minh Long (2020) cho rằng khi doanh nghiệp cải thiện hiệu quả sinh lời sẽ giúp họ tăng vốn chủ sở hữu cũng như tăng khả năng thanh toán các khoản nợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư lớn hơn để mở rộng quy mô, phát triển và chiếm giữ thị phần và nó sẽ làm giảm rủi ro tài chính.
Hiệu suất hoạt động
Trong nhóm biến thể hiện HSHĐ của doanh nghiệp có hệ số vòng quay tổng tài sản (HS.VQTTS), hệ số vòng quay tồn kho (HS.VQTK) và hệ số vòng quay khoản phải thu (HS.VQKPT) có tác động đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE.
HS.VQTK tác động cùng chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Tức là khi HS.VQTK giảm thì XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE sẽ giảm theo và ngược lại. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Võ Minh Long (2020). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này lại được sự ủng hộ của Simantinee & cộng sự (2015) theo như Võ Minh Long đề cập. Để giải thích cho kết quả nghiên cứu này, Ngô Thị Phượng và ctg (2016) có đề cập HS.VQTK giảm thông thường do hàng hóa bị ứ đọng không tiêu thụ được hoặc do công ty đang trong giai đoạn mở rộng kinh doanh và tăng lượng tồn kho. Theo đó xét thực tế trong giai đoạn nghiên cứu thì kết quả này là phù hợp.
HS.VQTTS tác động ngược chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Điều này có nghĩa khi HS.VQTTS tăng, XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE sẽ giảm và ngược lại. Kết quả nghiên cứu này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Võ Minh Long (2020). Tuy nhiên, theo Trần Thị Bích Nhân (2016) giá trị của HS.VQTTS càng cao, cho thấy doanh nghiệp đang phát huy công suất hiệu quả và có thể tiến hành đầu tư mới nếu muốn mở rộng hoạt động. Nếu giá trị của HS.VQTTS thấp, tức là vốn của doanh nghiệp sử dụng chưa
4 7
hiệu quả, doanh nghiệp có những tài sản đang ứ đọng hoặc
công suất hoạt động
thấp.
HS.VQKPT tác động nguợc chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE. Hay nói cách khác HS.VQKPT càng tăng thì XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE sẽ càng giảm và nguợc lại. Điều này tuơng ứng với kết quả nghiên cứu của Võ Minh Long (2020) về nhân tố tác động đến rủi ro tài chính. Theo đó, Võ Minh Long giải thích doanh nghiệp có HS.VQKPT cao tức là các khoản phải thu càng nhỏ nhung với các doanh nghiệp trong ngành BĐS đều kinh doanh theo hình thức công nợ, việc các khoản phải thu giảm đồng nghĩa với doanh nghiệp không tiêu thụ đuợc nhiều sản phẩm và nó góp phần làm giảm hiệu quả hoạt động và làm tăng rủi ro tài chính. Và điều đó làm tăng XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE.
Cơ cấu nguồn vốn
Nhóm nhân tố biểu hiện CCNV của doanh nghiệp có hệ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu (HS.TN/NVCSH) tác động cùng chiều lên XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE. Nghĩa là, khi HS.TN/NVCSH tăng XSVN của các doanh nghiệp này sẽ tăng theo đó hiện tuợng vỡ nợ sẽ ít có khả năng xảy ra hơn. Điều này có thể đuợc giải thích theo Nghiên cứu Trịnh Thị Phan Lan (2013) “Việc dùng ĐBTC quá mức và không kiểm soát đuợc rủi ro đã trở thành một gánh nặng thật sự đối với các doanh nghiệp. Chi phí lãi vay, áp lực trả nợ cùng với việc thiếu tiền giải ngân cho các dự án khiến nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực sự phá sản.”
4 8
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Tổng kết chương 4 về kết quả hồi quy nghiên cứu nhân thấy 8 hệ số tài chính thuộc 4 nhóm nhân tố tác động đến XSVN doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE giai đoạn 2015-2019. Cụ thể: HS.KNTTHH, HS.KNTTTQ, HS.KNTTN thuộc nhóm KNTT; HS.KNSL/TTS thuộc nhóm KNSL; HS.VQTK, HS.VQKPT, HS.VQTTS thuộc nhóm HSHĐ; HS.TN/NVCSH thuộc nhóm CCNV. Các hệ số HS.KNTTHH, HS.KNTTTQ, HS.KNSL/TTS, HS.VQTTS có tác động ngược chiều đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE và HS.KNTTN HS.VQTK, HS.VQKPT, HS.TN/NVCSH có tác động cùng chiều đến XSVN của các doanh nghiệp này.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ