Dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích tại mục 4.3 cho thấy có 4 nhân tố tác động đến XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE cũng nhu tác động đến chỉ số Z thể hiện XSVN của các doanh nghiệp này với chiều huớng tác động khác nhau. Qua đó, nghiên cứu có những đề xuất khuyến nghị liên quan đến các nhân tố tác động đến XSVN của các doanh nghiệp ngành này niêm yết trên HOSE đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới 2021-2022, giai đoạn dần phục hồi sau khủng hoảng dịch bệnh Covid. Cụ thể nhu sau:
Đối với nhóm nhân tố về KNTT có tác động nguợc chiều với XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE, các doanh nghiệp này cần tăng
cường các biện pháp giúp tăng khả năng thanh toán đề góp
phần làm giảm XSVN
liên quan đến HS.KNTTHH, HS.KNTTTQ và HS.KNTTN có thể kể đến: - Giảm thiểu giá trị nợ phải trả bằng việc thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ cho các
đối tượng có thể kể đến như: các tổ chức tài chính, các đối tượng người bán, các đối tác tham gia trong các dự án kinh doanh,...
- Tăng giá trị tổng tài sản từ việc tạo ra sản phẩm nhà ở giúp gia tăng nguồn cung cho thi trường BĐS và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giảm lượng nhỏ hàng tồn kho bằng cách thúc đẩy phát triển kinh doanh tạo điều kiện sinh ra lợi nhuận từ hàng tồn kho cho doanh nghiệp. Nhưng vẫn đảm bảo lượng tồn kho có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tương lai ngắn hạn.
Với nhóm nhân tố phản ánh về KNSL có tác động ngược chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE, các doanh nghiệp nên tập trung các biện pháp nhằm tăng giá trị HS.KNSL/TTS để các doanh nghiệp cần gia tăng giá trị lợi nhuận từ việc chuyển đồi tài sản, từ đó giảm thiểu XSVN. Việc gia tăng giá trị lợi nhuận này cần làm như:
- Kiểm soát nguồn thu chi của doanh nghiệp và hạn chế chi phí xuống mức tối thiểu có thể nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp.
- Tăng cường hoạt động kinh doanh chính của các doanh nghiệp BĐS hỗ trợ tốt việc gia tăng giá trị lời nhuận.
Nhóm nhân tố thể hiện HSHĐ có tác động ngược chiều với XSVN của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên HOSE, do đó các doanh nghiệp ngành này cần có các biện pháp để làm tăng HSHĐ của doanh nghiệp và giảm XSVN. Các biện pháp đó có thể liên quan đến việc giảm giá trị của HS.VQTK, HS.VQKPT và tăng giá trị HS.VQTTS. Ví dụ như:
- Thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh nhằm kích cầu tiêu dùng để tăng doanh thu và xử lý tốt hàng tồn kho nếu có. Ví dụ: định hướng lại khách hàng
- mục tiêu, áp dụng các chương trinh khuyến mãi, tổ chức
sắp xếp lại đội ngũ
nhân viên kinh doanh, ....
- Ưu tiên phát triển các dự án nhà ở, căn hộ, chung cư phù hợp với điều kiện tài chính doanh nghiệp và nhu cầu “mua nhà để ở” của các đối tượng khách hàng khác nhau nhắm tạo nguồn cung cho thị trường và phát triển kinh doanh theo đúng mục đích của các doanh nghiệp BĐS để tạo ra doanh thu.
-Với nhóm nhân tố duy nhất có tác động cùng chiều với XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE là CCNV, doanh nghiệp cần tập trung xem xét HS.TN/NVCSH biểu hiện hiệu quả của việc sử dụng ĐBTC. Đây cũng là nhóm nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến khả năng xảy ra hiện tượng vỡ nợ là phá sản của các doanh nghiệp BĐS theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga (2018); là hệ số tài chính được Trịnh Thị Phan Lan (2013) đặc biệt chú trọng trong XSVN của các doanh nghiệp ngành BĐS. Do đó các doanh nghiệp ngành này cần hết sức thận trọng trong việc điều chỉnh sự tăng giảm của HS.TN/NVCSH cũng như trong việc sử dụng ĐBTC. Theo đó các biện pháp liên quan đến nhóm nhân tố CCNV có thể là:
- Kiểm soát tốt nguồn vốn vay để hạn chế trường hợp giá trị nợ ngắn hạn bằng hoặc vượt trên 50% so với vốn chủ sở hữu.
- Thực hiện tốt các nghĩa vụ trả nợ theo đúng thời hạn của các tổ chức tài chính.
- Riêng đối với các doanh nghiệp có hệ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu thấp gần bằng 0 thì cần có những chiến lược tài chính cũng như kinh doanh trong việc sử dụng nguồn vốn vay để thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó.
-Như vậy có thể thấy các doanh nghiệp cần hết sức quan tâm đến các biện pháp
giảm thiểu XSVN từ việc tăng các giả trị của các chỉ số tài chính là 3 nhóm nhân tố có tác động ngược chiều và giảm giá trị của nhóm nhân tố còn lại có tác động cùng chiều. Theo đó là kiểm soát sự tăng giảm các giá trị này một cách ổn định bằng các biện pháp rà soát, kiểm tra, đánh giá các báo cáo của các giai đoạn khác nhau nhầm đối phó với các yếu tố bất ngờ có thể xảy đến như khủng hoảng kinh tế do dịch
-bệnh toàn cầu. Từ việc kiểm soát sự tăng giảm các yếu tố
này, nghiên cứu cũng đề
suất các doanh nghiệp nên đặc biệt quan tâm đến giá trị doanh
thu, đặc điểm của các
sản phẩm BĐS theo nhu các biện pháp chi tiết cho từng nhóm
nhân tố đã đề cập
phía trên.