Hoàn thiện về quy trình cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG (Trang 43 - 47)

- Doanhnghiệp vừa: có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ hoặc tổng

2.2.2.3. Hoàn thiện về quy trình cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mạ

mại

Việc hoàn thiện quy trình cho vay giúp quá trình giao dịch giữa khách hàng ngân hàng được nhanh chóng, thuận tiện hơn. Quy trình được hoàn thiện cần đầy đủ, cắt giảm những khâu rườm rà, rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng nhưng cũng đồng thời giúp cho vay đúng mục đích và kiểm soát khoản vay chặt chẽ. Như thế, quy trình cho vay hoàn thiện là một trong những cơ sở đánh giá chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng DNVVN. Mỗi ngân hàng cho vay tự thiết kế cho mình môt quy trình nghiệp vụ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng tổ chức quản lý, đặc điểm của khách hàng... tuy nhiên, chúng đều có những công việc chính như:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và thu thập các thông tin về khách hàng.

Một khoản cho vay thường được bắt đầu từ cuộc tiếp xúc giữa cán bộ khách hàng (CBKH) với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Qua đó, CBKH tìm hiểu về lý do xin vay, nhu cầu tín dụng của khách hàng. Trong quá trình này, khách hàng cũng được hướng dẫn về các thủ tục và hồ sơ vay vốn cần cung cấp cho CBKH.

Thứ nhất, giấy đề nghị vay vốn: Do khách hàng lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng. Trình bày nhu cầu vay một cách khái quát, như: mục đích vay, nhu cầu vốn vay, thời hạn vay, lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay.

Thứ hai, hồ sơ pháp lý: Bao gồm các tài liệu chứng minh về năng lực pháp lý,năng lực hành vi dân sự, như: giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ tổ chức và hoạt động, quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng...

Thứ ba, hồ sơ tài chính khách hàng: Gồm có: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của 2-3 năm liên tục gần nhất. Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh lũy kế từ đầu năm.

Thứ tư, hồ sơ về khoản vay: Đối với khoản vay ngắn hạn bằng VNĐ, gồm có: phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợ, các chứng từ chứng minh cho phương án vay vốn và trả nợ. Đối với khoản vay ngắn hạn bằng ngoại tệ, doanh nghiệp phải gửi thêm các tài liệu, chứng từ chứng minh nhu cầu vay bằng ngoại tệ theo quy định quản lý ngoại hối hiện hành của Nhà nước.

Thứ năm, hồ sơ bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay có bảo đảm bằng tài sản): Bản kê khai các tài sản đảm bảo tiền vay kèm theo các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp, các văn bản chứng nhận giá trị của tài sản đảm bảo.

Khi một đơn xin vay được nộp, CBKH sẽ đến cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng để điều tra thực tế về khách hàng vay vốn, bao gồm:

Một là, xem xét khả năng quản lý của khách hàng qua cơ sở vật chất, thái độ làm việc của nhân viên, công nhân, tố chất và phong cách của người lãnh đạo và bộ máy quản lý.

Hai là, thu thập tài liệu chi tiết về các khoản mục trong báo cáo tài chính: Hàng tồn kho ( quy mô, chất lượng, khả năng bán); Tài sản cố định (mức độ hiện đại, năng lực sản xuất, khả năng sinh lời, khả năng bán); Nợ phải thu (phân biệt nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ được ủy thác.); Tài sản lưu động khác (tài sản thiêu chờ xử lý, chi phí chờ phân bổ.); Nợ phải trả ( khối lượng, kỳ hạn, tài sản bảo đảm); Lợi nhuận.

Ba là, kiểm tra các nội dung có liên quan đến phương án vay vốn và trả nợ, như: sự cần thiết của khoản vay, điều kiện để thực hiện, các số liệu làm căn cứ cho dự tinh thu nhập của phương án vay vốn, tài sản bảo đảm tiền vay (số lượng, ký mã hiệu, chất lượng, tình trạng, nơi đặt để).

Bước 2: Thẩm định khách hàng và phương án vay vốn - trả nợ, lập báo cáo thẩm định.

CBKH có thể tiến hành thẩm định khách hàng và phương án vay vốn ngay khi tiếp xúc với khách hàng vay. Căn cứ vào các thông tin đã được tổng hợp, CBKH đánh giá để xác định xem khách hàng có đủ điều kiện vay theo quy định không, từ đó đưa ra ý kiến về việc cho vay đối với khách hàng. Các vấn đề cần thẩm định bao gồm:

Thẩm định phi tài chính: làm rõ các vấn đề về tư cách pháp nhân, điạ vị pháp lý; cách thức, khả năng, kinh nghiệm tổ chức quản lý và điều hành; uy tín của khách hàng và người lãnh đạo doanh nghiệp; uy tín, lợi thế kinh doanh và các thông tin phi tài chính khác như: quan hệ với các tổ chức tín dụng ...

Phân tích hiện trạng và triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai: Nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và xu hướng phát triển trong tương lai: tình hình sản xuất ( các điều kiện sản xuất, máy móc thiết bị, quản lý tổ chức sản xuất, kết quả sản xuất); tình hình tiêu thụ và uy tín của sản phẩm ( doanh thu, giá bán, khách hàng, chính sách và biện pháp tiêu thụ, tiêu chuẩn quản lý chất lượng, thương hiệu.); triển vọng của ngành kinh doanh ( xu hướng phát triển của ngành, cạnh tranh trong ngành, công nghệ, chính sách của Chính phủ, vị thế của doanh nghiệp.).

Phân tích tình hình tài chính: trên cơ sở các báo cáo tài chính và các thông tin khác thu thập được, CBKH sẽ căn cứ vào các chuẩn mực đã được xây dựng của ngành, của ngân hàng và của ngân hàng nhà nước để tiến hành đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó nhận xét về tiềm năng, hiệu quả kinh doanh, các rủi ro trong tương lai cũng như xem xét những căn cứ cho việc đánh giá kế hoạch kinh doanh, kế hoạch vay vốn - án trả nợ của doanh nghiệp.

Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh: nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh. Bên cạnh đó, CBKH cũng đánh giá kế hoạch vay vốn - trả nợ về: nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, nguồn trả nợ, khả năng kiểm sóat của ngân hàng về nguồn trả nợ.

Xác định khả năng rủi ro của khoản cho vay và các biện pháp phòng ngừa:

rủiro chính sách và cơ chế của Nhà nước; rủi ro phát sinh từ khách hàng; rủi ro thị trường (giá cả, lãi suất, cung - cầu về hàng hóa - dịch vụ); rủi ro phát sinh từ các nguyên nhân khác.

Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay ( nếu có) về: tính hợp pháp, đầy đủ, chất lượng, khả năng chuyển đổi thành tiền, xác định giá trị của tài sản đảm bảo tiền vay; khả năng và biện pháp kiểm soát, quản lý của ngân hàng.

Kết quả phân tích sẽ được thể hiện trong một bản báo cáo tóm tắt để gửi cho những người có thẩm quyền theo quy định của ngân hàng xem xét quyết định.

Bước 3: Phê duyệt và ký hợp đồng.

Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu đơn xin vay của khách hàng được chấp thuận, các thủ tục cần thiết sẽ được hoàn tất để các bên liên quan ký một hợp đồng tín dụng hoàn chỉnh và hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có).

Bước 4: Thực hiện hợp đồng.

CBKH sẽ hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục cần thiết để rút vốn vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Sau đó, CBKH vẫn phải tiếp tục theo dõi các khoản vay này để đảm bảo khách hàng sử dụng khoản vay theo đúng mục đích và sẽ thực hiện thanh toán cả gốc và lãi như cam kết tại các thời điểm đã định trong hợp đồng tín dụng.

Định kỳ, CBKH yêu cầu khách hàng gửi báo cáo tài chính vừa đánh giá tình hình sử dụng vốn vay, vừa xem xét các nhu cầu mới của khách hàng về các dịch vụ ngân hàng. Các khoản cho vay nếu có dấu hiệu đáng ngờ đều được xem xét cẩn thận để có biện pháp xử lý kịp thời.

Kết thúc một khoản cho vay, CBKH cần có những tổng kết và lưu trữ thông tin để có thể sử dụng khi cần thiết.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w