Quy trình cho vay ngắn hạn doanhnghiệp vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG (Trang 65 - 70)

- Doanhnghiệp vừa: có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ hoặc tổng

DOANHNGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG

3.2.3. Quy trình cho vay ngắn hạn doanhnghiệp vừa và nhỏ

Mỗi ngân hàng, mỗi loại cho vay đều có quy trình tín dụng riêng. Tại Vietcombank Hùng Vương, toàn bộ các khoản vay của khách hàng pháp nhân được xem xét, cấp tín dụng tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng Vietcombank- chi nhánh Hùng Vương cũng đã xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng để đảm bảo phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng. Cụ thể như sau:

nhánh Hùng Vương

(Nguồn: Phòng KHDN Ngân hàng Vietcombank- chi nhánh Hùng Vương)

Nội dung các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Tiếp cận, hướng dẫn KH thủ tục cấp tín dụng.

Thực hiện công tác tiếp thị qua danh sách data sẵn có của ngân hàng, data ngân hàng là những khách hàng đã sử dụng dịch vụ sẵn có của ngân hàng hoặc của những đơn vị viên kết, sau đó gọi điện tư vấn khách hàng theo những kịch bản được soạn sẵn, nếu như khách hàng có nhu cầu vay thì nhân viên sẽ hướng dẫn KH thủ tục cấp tín dụng. Trong đó quá trình tư vấn, cán bộ khách hàng sẽ chọn lọc, tiếp cận và tư vấn các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp đồng thời hướng dẫn thủ tục, hồ sơ cần thiết, hướng dẫn KH tiếp xúc với các chức danh có liên quan để thực hiện giao dịch. CBKH sẽ lập báo cáo đề xuất tín dụng có chữ ký của trưởng phòng quan hệ khách hàng và chuyển sang phòng Quản lý rủi ro.

Nhân viên phòng quản lý rủi ro sẽ thu thập thông tin khách hàng sau khi khách hàng đã đồng ý vay qua điện thoại. Tiếp đến, thông tin sẽ được chuyển cho nhân viên thẩm định. Khách hàng doanh nghiệp thì thẩm định trực tiếp đến tại trụ sở kinh doanh, kiểm tra giấy phép kinh doanh, tình hình tài chính, thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng và lập báo cáo thẩm định có chữ ký của cán bộ khách hàng và trưởng phòng quản lý rủi ro, sau đó sẽ trình báo cáo đề xuất tín dụng này và báo cáo thẩm định lên cấp trên chờ phê duyệt.

Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng cho vay.

Căn cứ vào nội dung thẩm định và đề xuất tín dụng, cấp thẩm quyền sẽ quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay. Thời gian xét duyệt tối đa là 3 ngày. Hạn mức cho vay đối với khách hàng DNVVN tối đa là dưới 30 tỷ. Sau khi xét duyệt vay, CBKH sẽ thông báo kết quả cho khách hàng để hoàn chỉnh các thủ tục, hợp đồng vay. Khách hàng sẽ bổ sung giấy tờ đầy đủ có bản sao công chứng những giấy tờ về giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính, giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo . CBKH sẽ soạn thảo hợp đồng tín dụng với các đảm bảo và cam kết có liên quan theo phê duyệt của cấp thẩm quyền đồng thời hướng dẫn KH các thủ tục công chứg, đăng ký thực hiện công chứng, đăng ký hồ sơ đảm bảo tài sản cho khách hàng và tiếp nhận hồ sơ đảm bảo từ khách hàng.Trong quá trình này, việc kiểm tra tài chính và đánh giá tài sản đảm bảo có hơi tốn nhiều thời gian thẩm định. Tuy nhiên, những thủ tục sau đó được tiến hành nhanh gọn.

dụng các loại chứng từ phải lưu) và chuyển chúng đến phòng QLRR để kiểm tra và ký xác nhận, sau đó sẽ được chuyển tiếp sang phòng Quản lý nợ. Nhân viên phòng QLN chịu trách nhiệm kiểm tra thông tin từ thông báo tác nghiệp và hồ sơ vay rồi ghi nhận vào hệ thống. Sau đó, nhân viên QLN sẽ gửi trả các hồ sơ ban đầu cho CBKH để lưu giữ và cập nhật. Các loại giấy tờ cần thiết khác sẽ gửi tới Phòng nghiệp vụ hạch toánđể lưu giữ. Hoạt động giữa các phòng ban diễn ra xuyên suốt hỗ trợ nhau trong suốt quá trình xử lý khoản vay.

Bước 5: Thực hiện giải ngân.

Sau khi công tác thẩm định xong và đưa ra quyết định giải ngân thì thời gian xử lý giải ngân chậm nhất là trong vòng 24h kể từ khi có quyết định giải ngân. Cán bộ khách hàng kiểm tra hồ sơ rút vốn của khách hàng, yêu cầu khách hàng điều chỉnh sai sót nếu có. Sau khi đánh giá xong, cán bộ khách hàng sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ rút vốn sang phòng quản lý nợ để thực hiện giải ngân. Nhân viên phòng QLN sẽ tiến hành kiểm tra lại hạn mức, tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ. Khi tất cả điều kiện được đáp ứng thì nhân viên sẽ tiến hành giải ngân. Giấy nhận nợ, chứng từ rút vốn của KH sẽ được lưu giữ lại sau đó. Hình thức giải ngân phụ thuộc vào lựa chọn khách hàng, có thể giải ngân tiền mặt tại quầy hoặc chuyển khoản theo thông tin tài khoản khách hàng cung cấp.

Bước 6: Đánh giá tính tuân thủ của khoản vay, phát hiện và X ử lý các rủi ro.

Cán bộ khách hàng có nhiệm vụ phải thực hiện kiểm tra tài sản đảm bảo, đánh giá lại tài sản đảm bảo nếu cần ít nhất 1 năm 1 lần. Tài sản đảm bảo của khách hàng có thể là bất động sản, giấy tờ có giá, phương tiện giao thông. Thì việc kiểm tra hàng năm sẽ có nhân viên xuống tận doanh nghiệp kiểm tra tình trạng hiện tại của tài sản đảm bảo có còn thuộc quyền sở hữu của công ty hay không. Chủ động nắm thông tin từ khách hàng và thực hiện kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay theo lịch đã định. Bởi vì khi đăng ký vay thì doanh nghiệp đã trình bày mục đích, đưa ra dự án để sử dụng nguồn vốn thì nhân viên sẽ kiểm tra xem doanh nghiệp dùng khoản vay có đúng mục

nợ có trách nhiệm hỗ trợ cán bộ khách hàng trong việc phát hiện rủi ro. Khi phát hiện rủi ro, cán bộ khách hàng cần tập trung phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và làm biên bản báo cáo xử lý dấu hiệu rủi ro.

sách các khoản nợ để chuyển cho cán bộ khách hàng. CBKH chịu trách nhiệm đôn dốc KH trả nợ đúng hạn, liên lạc thuờng xuyên với khách hàng để tìm hiểu khả năng và dự định trả nợ của KH. Khi đến hạn trả lãi, nợ gốc hoặc phí, nhân viên QLN tính toán, kiểm tra phiếu tính lãi có đuợc thu đúng quy định của hợp đồng cho vay hay không vào thông báo đến phòng nghiệp vụ hạch toán. Nếu KH không trả đủ nợ, không trả đến hạn thì nhân viên QLN theo dõi việc chuyển nợ quá hạn trên máy và thông báo cho CBKH.

Nếu toàn bộ khoản vay đã đuợc thu hồi, thì ngân hàng sẽ lập thông báo đóng hồ sơ, giải chấp tài sản đảm bảo và gửi cho cán bộ khách hàng. Cán bộ khách hàng huớng dẫn KH nhận lại các giấy tờ có liên quan, ký xác nhận lên thông báo đóng hồ sơ để nhân viên QLN luu kho với những hồ sơ đã thanh lý, hết hiệu lực.

Bước 8: Xử lý các khoản nợ quá hạn.

Khi các khoản vay trở thành quá hạn thì nhân viên QLN soạn thảo thông báo chuyển thanh nợ quá hạn, trình phụ trách phòng ký và gửi đến KH. CBKH phải gửi thông báo đòi nợ tới KH định kỳ không ít hơn 1 lần 1 tháng cho tới khi KH hoàn thành việc trả nợ.

Trong truờng hợp cần thiết, tối đa sau 3 lần nhắc nợ mà vẫn chua đuợc thanh toán thì phải đề xuất với truởng phòng QLN để đi đòi nợ trực tiếp. Nếu khách hàng không trả nợ thì Ngân hàng sẽ gặp trực tiếp khách hàng để xem xét và đua ra phuơng án xử lý nợ là gia hạn nợ, thu hồi tài sản đảm bảo thành tài sản sở hữu của ngân hàng. Nếu khách hàng không đồng thì Ngân hàng áp dụng biện pháp cuỡng chế có sự can thiệp của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi đôi bên.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG (Trang 65 - 70)