Rủi ro là những sự kiện bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con nguời đem lại những hậu quả không luờng truớc đuợc. Trong hoạt động ngân hàng, lợi nhuận và rủi ro luôn đi đôi với nhau và có mối quan hệ nguợc chiều. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro ngân hàng gặp phải càng lớn và nguợc lại. Trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phuơng thức tín dụng chứng từ nói riêng, rủi ro thuờng đuợc xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, trong quá trình thanh toán gây ra thiệt hại cho ngân hàng.
> Rủi ro về nghiệp vụ kỹ thuật
Rủi ro nghiệp vụ kỹ thuật là rủi ro đuợc hình thành do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quá trình thanh toán. Ví dụ nhu: sự khác nhau giữa bộ chứng từ với nội dung L/C, hoặc các bên tham gia thực hiện sai một khâu nào đó trong quy trình thanh toán,...
1 9
> Rủi ro về chính trị
Phương thức thanh toán thông qua tín dụng chứng từ là một trong những phương thức được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế vì độ an toàn cao. Các chủ thể tham gia phương thức này thường ở nhiều quốc gia khác nhau và tham gia vào nhiều ngành nghề khác nhau. Do đó phương thức thanh toán thông qua tín dụng chứng từ chịu tác động mạnh mẽ dưới ảnh hưởng của chính trị, xã hội của các quốc gia. Một sự biến động về chính trị, xã hội dù nhỏ cũng ảnh hưởng đến quá trình thanh toán. Rủi ro này thường bắt nguồn từ sự không ổn định về chính trị, xã hội. Thông thường những rủi ro này là do sự thay đổi về pháp lý như: thuế, hạn ngạch, cơ chế ngoại hối,...
> Rủi ro về đạo đức kinh doanh
Rủi ro đạo đức kinh doanh là do khi một bên tham gia không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình và làm ảnh hưởng đến quyền lợi các bên còn lại mặc dù trong L/C đã quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia. Tuy nhiên, không phải lúc nào những quy tắc này cũng được tôn trọng
> Rủi ro do khách quan từ nền kinh tế
Một rủi ro mà các bên tham gia phương thức thanh toán TDCT hay gặp là sự khủng hoảng, suy thoái kinh tế và tình trạng nợ công nặng nề của các quốc gia. Khi nền kinh tế của một quốc gia bị suy thoái, khủng hoảng sẽ kéo theo các ngân hàng bị phong toả hoặc tạm ngưng hoạt động, từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình thanh toán quốc tế. Nếu nợ nước ngoài của một quốc gia là quá lớn thì các biện pháp như tăng thuế, phá giá nội tệ sẽ được áp dụng, từ đó làm giảm khả năng chi trả của người mua và ngân hàng có nguy cơ không đòi được tiền. Ngoài ra, sự phong toả kinh tế của các quốc gia như trường hợp của Cuba, Iraq. cũng mang lại những rủi ro cho bất kì quốc gia, đơn vị kinh tế nào có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước đó.
Ngân hàng phát hành đại diện cho người nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu và thường được lựa chọn do sự thỏa thuận của hai bên nhập khẩu và xuất khẩu. Rủi ro đối với ngân hàng này là ở chỗ ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu không chủ động hoặc không có khả năng thanh toán.
> Rủi ro đối với ngân hàng thông báo
Ngân hàng thông báo là ngân hàng được mở yêu cầu thông báo L/C đến cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ kí, khóa mã, ...) trước khi gửi thông báo. Rủi ro của ngân hàng này là khi gặp phải một L/C không đúng quy định hoặc giả nhưng không thông báo gì thì ngân hàng thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
> Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận
Ngân hàng xác nhận thường là những ngân hàng có uy tín và thương hiệu hoặc có quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng phát hành, được ngân hàng phát hành yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng phát hành không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với ngân hàng xác nhận, khi tham gia xác nhận là đã tự ràng buộc bản thân vào tranh chấp của hai bên và có nghĩa vụ thanh toán L/C khi xảy ra tranh chấp. Rủi ro của ngân hàng này là họ không nắm rõ năng lực tài chính của ngân hàng phát hành mà chấp nhận yêu cầu xác nhận khi xảy ra hậu quả thì ngân hàng xác nhận phải chịu trách nhiệm chi trả thay cho ngân hàng phát hành L/C
> Rủi ro đối với ngân hàng chỉ định
Các Ngân hàng được chỉ định không có trách nhiệm thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền hàng từ ngân hàng phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, trên cơ sở bộ chứng từ được xuất trình, các ngân hàng được chỉ định thường ứng trước cho nhà
2 2
2 3
>trình hoạt động phù hợp tối thiểu được chi phí hoạt động, sử
dụng tốt các nguồn lực có
sẵn để đạt kết quả tối ưu..
>Tiếp theo là tiềm lực tài chính của ngân hàng, nếu ngân hàng có vốn lớn thì có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. trang bị máy móc. công nghệ phục vụ cho thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng và thanh toán quốc tế nói chung.
>Năng lực và trình độ chuyên môn của nhân viên là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của dịch vụ và sự thành công của ngân hàng. Cán bộ ngân hàng thuộc bộ phận thanh toán quốc tế có trình độ chuyên môn cao sẽ làm giảm thiểu nhiều rủi ro trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
>Các hoạt động hỗ trợ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ như cho vay nhập khẩu hay bảo lãnh ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng. ngân hàng có thể hỗ trợ nhà nhập khẩu như cho vay kí quỹ mở L/C, chiết khấu chứng từ hay bảo lãnh nhận hàng..
>Cuối cùng là mức độ uy tín và hệ thống mạng lưới đại lý của NHTM có uy tín càng cao thì được lựa chọn càng nhiều. Độ uy tín được thể hiện trên các khía cạnh: khả năng thanh toán. kĩ thuật xử lí nghiệp vụ, thời gian thanh toán. khả năng đáp ứng các phương tiện thanh toán.. Ngân hàng có hệ thống đại lý càng rộng thì càng có tác động tích cực đến thanh toán.
> > Nhân tố khách quan
> Do sự biến động của nền kinh tế thị trường
>Những yếu tố như giá cả thị trường thay đổi. công nghệ lỗi thời, khả năng quản lí.. là các nhân tố gây khó khăn cho doanh nghiệp. làm cho doanh nghiệp thua lỗ. phá sản và vỡ nợ. Ngoài ra. sự biến động trong thị trường tài chính. biến đổi tỷ giá. cán cân thanh toán.. cũng gây ra sức ép và rủi ro trong quá trình thanh toán.
2 4
> Do thông tin không đầy đủ và sai lệch
>Thông tin không đầy đủ và sai lệch là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và đạo đức trong thanh toán quốc tế. Nếu một bên không nắm vững tình hình tài chính cũng nhu mức độ uy tín của bên còn lại thì rủi ro tín dụng xảy ra là điều khó tránh khỏi. Việc thiếu thông tin có thể do đối tác cố tình che giấu hay lừa gạt sẽ dẫn đến rủi ro đạo đức.
> Do các nhân tố vĩ mô hoặc nhân tố bất khả kháng
>Những biến động về chính trị nhu chiến tranh, nổi loạn,... hay sự thay đổi về bộ máy, thể chế chính trị, chính phủ ở nuớc nhập khẩu hay sự không đồng nhất giữa luật điều chỉnh L/C ngoài UCP 600, luật quốc gia của từng nuớc dẫn đến rủi ro chính trị hay rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế
2 5
> KẾT LUẬN CHƯƠNG I
>Qua chương I, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Cụ thể hơn, tác giả nêu lên khái niệm và đặc điểm của thanh toán quốc tế, khái niệm và đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ, định nghĩa thư tín dụng và phân loại. Tiếp theo tác giả trình bày quy trình chung của phương thức tín dụng chứng từ và nêu cơ sở pháp lí của phương thức tín dụng chứng từ để tìm mối liên kết giữa phương thức chứng từ và các quy tắc quốc tế ảnh hưởng với nhau như thế nào. Tác giả trình bày ưu điểm và nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ từ đó dẫn đến các rủi ro có thể xảy ra trong phương thức tín dụng chứng từ. Sau đó tác giả trình bày các chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động theo phương thức tín dụng chứng từ để giúp tác giả tiện phân tích số liệu ở chương II và cuối cùng tác giả trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.
> CHƯƠNG II
> THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TÉ THEO PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK - CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG
2.1. Tìm hiểu chung về ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín - Chi nhánh BìnhDương Dương
2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Sacombank - CN Bình Dương
>Ngân hàng TMCP Saigon thương tín (Sacombank) là 1 trong những ngân hàng TMCP lớn và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Đây là Ngân hàng thương mại có tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hằng năm khá cao. Đặc biệt vào năm 2007, tổng doanh thu của Ngân hàng đạt trên 2000 tỉ đồng (tăng khoảng 86% so với năm 2006) , lợi nhuận sau thuế đạt 510 tỷ đồng. Dưới đây là một vài thông tin về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Sacombank - CN Bình Dương
> Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sacombank
> Thông tin chung:
> Tên tiếng việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
> Tên tiếng anh: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
> Tên giao dịch: Sacombank
> Giấy phép thành lập và hoạt động số 006/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 05/12/1991
> >
>Ngân hàng TMCP Saigon Thương tín đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, khởi điểm là 1 ngân hàng nhỏ được hợp nhất bởi ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp cùng 3 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia. Ra đời trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỉ đồng và hoạt động với quy mô nhỏ ven TP.HCM.
>Sau hơn 24 năm hoạt động, Ngân hàng Sacombank đến nay đã trở thành một trong những Ngân hàng hàng đầu của Việt Nam với tổng tài sản lên tới 453.600 tỉ đồng vào cuối năm 2019, huy động từ tổ chức và dân cư đạt 410.330 tỉ đồng và cho vay khách hàng đạt 296.000 tỉ đồng. Sacombank có nguồn nhân lực trên 15600 cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động đã đạt gần 570 điểm giao dịch, phòng giao dịch 48/63 các tỉnh thành tại Việt Nam và 2 ngân hàng con cùng 9 chi nhánh trực thuộc tại Lào và Campuchia.
>Lịch sử hình thành và phát triển
>Từ năm 2002, Sacombank đã thành lập tổ chức tín dụng ngoài địa bàn đầu tiên tại huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương). Sacombank CN Bình Dương chính thức đi vào hoạt động ngày 22/10/2002. Sau 9 năm hoạt động, mạng lưới hoạt động của Sacombank tại Bình Dương gồm một chi nhánh tại TP Thủ Dầu Một và có 10 phòng giao dịch tại Bến Cát, Lái Thiêu, TP.Thủ Dầu Một, Dĩ An (2 phòng GD), Mỹ Phước,Tân Uyên, Phú Giáo, Tân Phước Khánh. Nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi với chất lượng dịch vụ tốt nhất, hệ thống ATM tại Bình Dương luôn được đầu tư, trang bị cơ sở kỹ thuật để nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ, từ năm 2002 đến nay đã có 16 máy ATM tại các khu Công
>nghiệp, khu đông dân cư. Hiện tại chi nhánh Sacombank Bình Dương có quy
mô 10
phòng giao dịch.
>Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Ngân hàng Sacombank
> Tầm nhìn
> Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng đứng đầu khu vực
> Sứ mệnh
> Tối ưu giải pháp tài chính trọn gói, hiện đại và tiện ích cho khách hàng.
> Tối đa hóa giá trị gia tăng cho đối tác, nhà đầu tư và cổ đông.
> Mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho CBNV.
> Đồng hành cùng sự phát triển chung của cộng đồng xã hội.
> Giá trị cốt lõi
> Tiên phong mở đường và mạnh dạn đương đầu vượt qua những thử thách để tiếp nối những thành công.
> Đổi mới và năng động để phát triển bền vững.
> Cam kết chất lượng là nguyên tắc ứng xử của mỗi thành viên trong phục vụ khách hàng và quan hệ đối tác.
> Tạo dựng sự khác biệt bằng tính đột phá sáng tạo trong kinh doanh và quản trị điều hành.
> Hình 2.1:
> Cơ cấu tổ chức hoạt động tại Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Bình Dương
> (Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng Sacombank - CNBD)
> Ban lãnh đạo gồm:
> Giám đốc: điều hành hoạt động của chi nhánh, phân công công việc và kiểm soát chi nhánh, lập kế hoạch, định hướng phát triển.
> Phó giám đốc: phụ trách hoạt động huy động vốn, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu, hỗ trợ Giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh.
> Phòng Kế toán & Quỹ: tổng hợp số liệu về tình hình hoạt động của Chi nahnhs. Thực
hiện xử lí các giao dịch của khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh.
> Phòng Kiểm soát rủi ro: hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát hồ sơ tín dụng, quản lí và
thu hồi nợ, các chức năng khác.
> Phòng kinh doanh:
>Bộ phận doanh nghiệp: tiếp thị, chăm sóc khách hàng doanh nghiệp hiện hữu và tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp mới. Thẩm định và cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp, khảo sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng. Hỗ trợ khách hàng về việc bổ sung hồ sơ. Thực hiện các hoạt động huy động vốn và chương trình theo định hướng kế hoạch của Chi nhánh đề ra.
>Bộ phận cá nhân: tiếp thị, chăm sóc khách hàng cá nhân hiện hữu, tìm kiếm khách hàng cá nhân mới. Thẩm định hồ sơ tín dụng cá nhân, khảo sát tình hình sử dụng vốn của cá nhân. Thực hiện các hoạt động huy động vốn và chương trình theo định hướng kế hoạch của Chi nhánh đề ra, hỗ trợ khách hàng bổ sung hồ sơ.
>Bộ phận Thanh toán Quốc tế: hỗ trợ khách hàng về các hoạt động liên quan đến thanh toán Quốc tế, L/C, nhờ thu, chiết khấu bộ chứng từ, chuyển tiền đi nước ngoài.
>Bộ phận Kinh doanh tiền tệ: thực hiện các mua bán, giao dịch ngoại tệ với khách hàng theo quy định của Nhà nước.
> Chức năng và nhiệm vụ:
> Nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng Ngân hàng tại CNBD, thông qua các nghiệp vụ huy động vốn ngắn, trung và dài hạn, các tổ chức đoàn thể, xã hội được tập trung lại.
> Thông qua các nghiệp vụ cho vay ngắn , trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, nguồn vốn tập trung được chuyển hóa để đáp ứng nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hóa cũng như nhu cầu tiêu dùng trong xã hội.
> Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông: