Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (Trang 72 - 76)

> Việc tổ chức và thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu bằng phuơng thức tín dụng chứng từ còn gặp khó khăn do chua có sự đồng nhất giữa bộ phận thanh toán quốc tế và bộ phận tín dụng. Mặc dù đã hoàn tất thủ tục thanh toán song còn tùy thuộc vào bộ phận xử lí tín dụng quyết định giải ngân, việc này đã gây không ít khó khăn cho việc hoàn tất quá trình thanh toán. Ngoài ra còn chịu sự tác động từ các nhân tố bên ngoài, việc các doanh nghiệp chua hiểu rõ và nhận thức chua cao về hoạt động xuất nhập khẩu nên gây nhiều nhầm lẫn tranh cãi. Đồng thời các doanh nghiệp chua hiểu rõ về nghiệp vụ thanh toán cũng nhu chua nắm bắt kịp thời các chính sách ngoại thuơng khiến cho các KSV cũng nhu chuyên viên thanh toán quốc tế tốn nhiều thời gian cho việc sửa đổi, giải thích và bổ sung cho phù hợp.

> Các hồ sơ, chứng từ giải quyết đều phải scan về Hội sở nên các thiết bị này rất cần thiết trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, mặc dù Chi nhánh đã có những chuyên viên về Công nghệ thông tin và thuờng xuyên đuợc nâng cấp thiết bị nhung vẫn thuờng xảy ra trục trặc máy móc làm gián đoạn công việc giải quyết hồ sơ. Chi nhánh đã sử dụng các phần mềm hiện đại vào quá trình thanh toán nhu hệ thống T24, sử dụng SWIFT,

> Omniscan,... Nên chi nhánh đã xây dựng hệ thống internet của

toàn hệ thống nhưng vẫn

gặp một số sự cố như kẹt mạng lỗi hệ thống.

> về mặt marketing thì Sacombank vẫn chưa thực sự đầu tư vào marketing đối với mảng phương thức tín dụng chứng từ nhiều khách hàng vẫn chưa tiếp cận được mảng dịch vụ này của ngân hàng và ngân hàng vẫn chưa có nhiều ưu đãi cho khách hàng uy tín và lâu năm.

> Việc thực hiện chiết khấu hối phiếu cho khách hàng xuất khẩu còn hạn chế. Doanh nghiệp sau khi giao hàng thường muốn có khoản thanh toán ngay để thực hiện một chu kỳ kinh doanh mới. Ngân hàng thường sẽ đáp ứng việc này bằng cách chiết khấu hối phiếu nhưng đối với khách hàng hết hạn mức ngoại tệ sẽ không được chiết khấu nên điều đó cũng là một phần hạn chế của ngân hàng.

> Các doanh nghiệp chưa có đảm bảo an toàn về vốn vay, tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo vẫn còn thấp, nguy cơ xảy ra rủi ro hoặc bảo lãnh thanh toán L/C rất cao. Ngoài ra, các nhân viên hiện đang làm việc tại Chi nhánh tuy có trình độ nghiệp vụ và chuyên môn, song trình độ ngoại ngữ vẫn còn hạn chế, nên có một số khâu chưa thực sự giải quyết nhanh gọn.

> Một số nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

> Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

> > Nguyên nhân chủ quan:

> Ngân hàng chưa có sự quan tâm đúng mực tới công tác kiểm tra, kiểm soát và thẩm định khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, do đó chưa thực sự hạn chế rủi ro cho ngân hàng và khách hàng.

> Chưa chú trọng tới việc tư vấn, sử dụng đa dạng các loại L/C để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

> Đứng trước áp lực cạnh tranh từ phía Ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ, trình độ quản lí, hệ thống sản phẩm đa dạng là một nỗ lực rất lớn để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, nhất là đối với thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C.

> > Nguyên nhân khách quan:

> Khủng hoảng kinh tế làm kim ngạch xuất nhập khẩu giảm là vấn đề đáng lo ngại cho các Ngân hàng.

> Hội nhập mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam song nó đã dẫn đến nguy cơ cạnh tranh, mất thị phần.

> Trình độ hiểu biết của nhiều doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta về phương thức tín dụng chứng từ còn hạn chế.

> Trong doanh nghiệp xuất - nhập khẩu không có bộ phận chuyên trách và quy trình giao dịch bằng L/C hoặc có nhưng bộ phận này yếu, thiếu kinh nghiệm và hoạt động không hiệu quả.

> NHNN chưa có biện pháp hiệu quả để ổn định tỷ giá theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, do đó gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi tỷ giá biến động và có thể tác động xấu đến quá trình thanh toán. Bên cạnh đó, thị trường liên ngân hàng chưa phát triển, ngoại tệ luôn có nguy cơ khan hiếm, gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc kinh doanh ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu thanh toán.

> KẾT LUẬN CHƯƠNG II

> Tại chương II, phần đầu tiên tác giả trình bày sơ nét về Sacombank - chi nhánh Bình Dương. Sau đó tác giả bắt đầu đánh giá thực trạng hoạt động TTQT nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Trước tiên tác giả đưa ra doanh thu của hoạt động TTQT để đánh giá sơ lược về TTQT sau đó tác giả đi sâu hơn vào phương thức tín dụng chứng từ. Tác giả trình bày quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ xuất - nhập khẩu để người đọc có thể nắm rõ các bước thực hiện quy trình của ngân hàng. Rủi ro thường xảy ra trong quá trình nghiệp vụ được tác giả liệt kê giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro xảy ra trong nghiệp vụ. Sau đó, dựa vào những chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động phương thức tín dụng chứng từ tác giả tiến hành thu thập số liệu về các chỉ tiêu đã đưa ra ở chương I để so sánh và phân tích. Cuối cùng tác giả đưa ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại để giúp chi nhánh cải thiện tốt hơn trong phương thức tín dụng chứng từ.

> CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK - CN BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (Trang 72 - 76)