Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (Trang 83 - 87)

> Trước hết, NHNN cần có chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt theo cung cầu trên thị trường tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô và có lợi cho kinh doanh xuất nhập khẩu bằng cách mở rộng biên độ dao động tỷ giá, sử dụng tỷ giá như một công cụ góp phần nâng cao uy tín đồng tiền Việt Nam để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.

> NHNN phải giữ vai trò tổ chức điều hành và ngày càng hoàn thiện thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trong hoạt động thanh toán quốc tế, nguồn ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu thanh toán là vô cùng quan trọng. Các ngân hàng có thể bằng nhiều cách thu hút ngoại tệ từ dân chúng, từ doanh nghiệp hay các tổ chức tín dụng khác. Vì thế, việc phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những giải pháp quan trọng để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán của các ngân hàng, làm cho hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra nhanh chóng và thuận lợi , góp phần tạo ra ổn định về kinh tế, tài chính cho đất nước. NHNN ngoài ra cần thể hiện vai trò hướng dẫn, điều tiết trong các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo đúng quy chế, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tham gia tích cực và hiệu quả trên thị trường ngoại tệ.

> KẾT LUẬN CHƯƠNG III

> Tại chương III, tác giả nêu chiến lược trong tương lai của ngân hàng bao gồm định hướng phát triển chung và định hướng phát triển chung của thanh toán quốc tế. Sau đó đưa ra giải pháp giúp cải thiện và hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ bao gồm mở rộng hoạt động và thu hút khách hàng và cuối cùng là những kiến nghị, đề xuất đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước để giúp hạn chế xung đột giữa phương thức tín dụng chứng từ và luật nhà nước.

> KẾT LUẬN

> Trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng, chất lượng dịch vụ luôn là yếu tố hàng đầu giúp ngân hàng đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh hiện nay. Ngân hàng Sacombank tuy không được biết nhiều khi nói đến hoạt động thanh toán quốc tế và điều đó làm mục tiêu để ngân hàng đang cố gắng chú trọng vào mảng này nhiều hơn. Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế, các cơ hội xuất - nhập khẩu ngày càng trở nên nhiều hơn khi cộng đồng Asian được chính thức thành lập và đi vào hoạt động, hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP mà Việt Nam đang tham gia,... chắc chắn sẽ đưa hoạt động thanh toán quốc tế nói chung trong đó có tín dụng chứng từ sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho phía Ngân hàng.

> Riêng tại chi nhánh Bình Dương, hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tuy rằng doanh thu mang lại so với các hoạt động khác còn thấp nhưng đang có sự tiến triển không ngừng. Bên cạnh đó vẫn còn có một số tồn tại, do đó việc nâng cao và hoàn thiện dần hoạt động này sẽ tạo cho chi nhánh và phía ngân hàng những kết quả tốt.

> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

> • PHẦN GIÁO TRÌNH

1. PGS-TS Trần Hoàng Ngân và PGS-TS Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình thanh toán quốc tế, nhà xuất bản lao động và xã hội.

2. Incoterms 2010 của phòng thuơng mại quốc tế, nhà xuất bản thông tin và truyền thông.

3. Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu (2011) của GS.TS Võ Thanh Thu, Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM

4. Hỏi đáp về thanh toán xuất nhập khẩu và phuơng thức tín dụng chứng từ (2008) của GS.TS Võ Thanh Thu, NXB Lao động và Xã hội.

5. Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. Thanh toán Quốc tế và kinh doanh ngoại tệ (2005) của Lê Văn Tu, NXB Thống kê

6. Thanh toán quốc tế trong ngoại thuơng (1998) của Đinh Xuân Trình, NXB Giáo dục

7. PGS-TS Lê Phan Thị Diệu Thảo và những nguời khác, Giáo trình thực hành nghiệp vụ thanh toán quốc tế (2010), NXB Phuơng Đông.

> • CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

8. Nguyễn Ngọc Mỹ Duyên (2015), “Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương - chi nhánh 3 TPHCM”, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Công nghệ TPHCM

9. Lê Thị Tuyết Mai (2009), “Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cần Thơ”, Luận văn tốt nghiệp, Truờng Đại học Cần Thơ

10. Hồ Thị Mỹ Huơng (2010), “Một số giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Techcombank - Chi nhánh Tân Bình ”, Luận văn tốt nghiệp

11. Lê Nguyễn Ngọc Tuyền (2005), “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ĐT & PT chi nhánh Cần Thơ”, Luận văn tốt nghiệp, Truờng Đại học Cần Thơ

12. Ths. Nguyễn Xuân Đạo (2012), “Gian lận trong giao dịch tín dụng chứng từ một số tiếp cận pháp lí”, số 78 báo Công nghệ Ngân hàng

13. Ths. Nguyễn T. Hồng Hải và các tác giả, “Nhìn lại tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến phương thức tín dụng chứng từ”, Học viện Ngân hàng

> • THAM KHẢO KHÁC

14. Tài liệu quy trình lõi Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bình Duơng

15. Báo cáo tài chính 2017-2019 của Ngân hàng Sacombank - CN Bình Duơng 16. Báo cáo thuờng niên 2017-2019 của Ngân hàng Sacombank - CN Bình Duơng 17. Số liệu từ phòng thanh toán quốc tế Ngân hàng Sacombank - CN Bình Duơng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG (Trang 83 - 87)