bằng L/C
> Rủi ro trong thanh toán quốc tế luôn tồn tại. Những rủi ro này có thể do các nhân tố từ phía Ngân hàng, cũng có thể do các nhân tố bên ngoài. Việc triệt tiêu rủi ro là không thể, song Ngân hàng cũng đã có thể quản lí rủi ro thông qua việc đua ra các chính sách thích hợp với nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế.
> > Chú trọng đầu tu và sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại vào quá trình thanh
toán tín dụng chứng từ.
> Trong thanh toán quốc tế bằng L/C luôn tồn tại nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng phát sinh trong truờng hợp khách hàng vay để ký thanh toán L/C mà khi đến hạn, khách hàng không hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi. Hệ thống quản trị rủi ro đã đuợc Sacombank chứ trọng phát triển ngay từ những ngày đi vào hoạt động. Sau khi phòng kiểm soát rủi ro đuợc thành lập, bộ phận này đã tích cực rà soát lại công tác kiểm soát tín dụng trên toàn hệ thống, nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật quản lí danh mục (các con số, ràng buộc, tài sản thế chấp, các khoản thanh toán, xem xét lại tín dụng) tiên tiến trên thế giới. Ngân hàng cần quán triệt tới từng thanh toán viên các nguyên tắc sau:
> Thứ nhất, mỗi cán bộ, mỗi bộ phận phải sử dụng và khai thác tốt tính năng và hiệu quả của công nghệ sẵn có; luôn nâng cấp các chuơng trình phần mềm, cải tiến hệ thống máy móc thiệt bị, thiết lập mạng cục bộ đảm bảo trao đổi dữ liệu nội bộ một cách thông suốt và liên tục, sử dụng hệ thống truyền tin qua mạng SWIFT để phục vụ cho nhu cầu truyền tin, chú trọng việc giảm thiểu sai sót do công nghệ gây ra.
> Thứ hai, do nhu cầu ngày càng hiện đại của ngân hàng, chi nhánh cần đặc biệt chú trọng tới đầu tu trang bị các thiết bị máy móc hiện đại, đầu tu vào việc nghiên cứu áp dụng những công nghệ tiên tiến của ngành Ngân hàng để đáp ứng những đòi hỏi trong phuơng thức tín dụng chứng từ và đòi hỏi ngày càng cao, khắt khe từ khách hàng. Việc đầu tu này đòi hỏi chi phí đáng kể đối với Ngân hàng nhung đổi lại sẽ giảm đuợc những
> thao tác thủ công mất nhiều thời gian, giảm các rủi ro trong
thanh toán do thao tác thủ
công gây ra, tốc độ thanh toán và đương nhiên hiệu quả thanh toán sẽ tăng lên.
> Quản lí chặt chẽ và ngày càng hoàn thiện quy trình kiểm tra, kiểm soát L/C.
> Phương thức thanh toán tin dụng chứng từ là phương thức thanh toán có quy trình tương đối phức tạp và chặt chẽ, vì thế việc kiểm tra, kiểm soát là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp cho quá trình thực hiện các bước thanh toán trở nên hiệu quả và an toàn.
> Chi nhánh cần có những biện pháp xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát một cách cụ thể và hợp lí. Xuyên suốt quá trình thanh toán tín dụng chứng từ ở mỗi thương vụ, cần có quy định về công tác kiểm tra, kiểm soát ở mỗi động tác nghiệp vụ một cách khoa học và chi tiết. Có sự phân công cụ thể cho mỗi chuyên viên khách hàng và chuyên viên thanh toán và cán bộ phụ trách giao dịch về nội dung kiểm tra, thậm chí cả về phương pháp kiểm tra, kiểm soát. Có như vậy mỗi chuyên viên cũng như ban lãnh đạo mới kịp thời phát hiện những sai sót để có biện pháp xử lí một cách thích hợp, kịp thời, tránh được những tổn thất cho ngân hàng và khách hàng.
> Mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng đại lý trên toàn thế giới.
> Do đặc điểm của loại hình thanh toán tín dụng chứng từ là phục vụ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, diễn ra trên phạm vu không gian ở nhiều nước khác nhau, do vậy các ngân hàng đại lý trên thế giới giữ vai trò hết sức quan trọng, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn, tiết kiệm được đáng kể chi phí cho các khâu trung gian; mặt khác, ngân hàng có thể tạo ra bước nhảy vọt cho chính mình thông qua việc tận dụng nguồn vốn và các thành tựu khoa học tiên tiến đang được áp dụng trong hệ thống ngân hàng hàng đầu thế giới
> Xây dựng mức ký quỹ cho từng đối tượng khách hàng.
> Định mức ký quỹ đối với từng khách hàng được xác định dựa trên những phân tích về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng. Việc quy định định mức ký quỹ tối thiểu như vậy có thể phần nào làm nản lòng một số khách hàng
> và họ sẽ tìm đến ngân hàng khác có tỉ lệ ký quỹ ưu đãi hơn cho
nên Sacombank đã đưa ra
các mức ưu đãi dựa trên các nhóm khách hàng có những tiêu chí như sau:
1. Nhóm khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu năm và thường xuyên với Sacombank.
2. Nhóm khách hàng có uy tín cao trong thanh toán ở các lần giao dịch trước với Sacombank
3. Nhóm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có kết quả sản xuất kinh doanh tốt, có báo cáo tài chính hằng năm tốt,.. từ đó đánh giá được khả năng thanh toán của khách hàng.
4. Đối với nhóm khách hàng còn lại, nếu là lần đầu giao dịch thì nhất thiết phải ký quỹ 100%, và phải được nghiên cứu tìm hiểu kỹ.
> Ngoài ta tùy từng trường hợp, có thể đưa ra từng mức ký quỹ hợp lí và linh hoạt để khuyến khích và thu hút khách hàng.
3.3. Kiến nghị