> > Không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác Marketing
> Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, ngành Ngân hàng hiện nay đang phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước, do đó cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng tăng. Mỗi ngân hàng đều muốn tạo dựng và quảng bá hình ảnh của mình về uy tín và chất lượng dịch vụ thanh toán đều phải đẩy mạnh hoạt động marketing, giúp khách hàng hiểu và tin tưởng vào hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh toán L/C; đồng thời từ đó xây dựng lên được thương hiệu của Ngân hàng ngày càng lớn và có vị thế.
> Để đạt được mục đích trên, Ngân hàng trước hết phải hoạt động thực sự có hiệu quả để tự khẳng định bản thân trên thị trường, đồng thời phải đầu tư thích đáng vào các hoạt động marketing một cách bào bản và có tính chuyên nghiệp cao. Bên cạnh đó, hoạt động quảng bá về các dịch vụ của Sacombank nói chung trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng rất quan trọng và cần thiết. Hoạt động này không chỉ đơn thuần truyển tải thông tin và khuyến khích mà thông qua đó còn tạo dựng niềm tin để khách hàng lựa chọn ngân hàng làm trung gian thanh toán thông qua những thành tụ hay giải thưởng mà ngân hàng nhận được về Thanh toán quốc tế.
> Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn cho khách hàng
> Phương thức thanh toán L/C là phương thức đảm bảo an toàn hơn các phương thức khác nhưng lại có quy trình khá phức tạp và chặt chẽ, các bước thực hiện phải chính xác và chuẩn hóa, nhiều khi các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu không khỏi lúng túng khi sử dụng phương thức thanh toán này, từ khi làm đơn xin mở L/C đến khi hoàn tất thủ tục thanh toán. Do vậy Chi nhánh phải có một đội ngũ cán bộ có năng lực, nhiệt tình trong công việc để có thể tham mưu, tư vấn cho khách hàng một cách cụ thể, chi tiết. Khi tiếp xúc với khách hàng, cán bộ của Ngân hàng cần hướng dẫn đầy đủ cần thiết nhằm sai sót, giúp khách hàng thực hiện đầy đủ và chính xác thủ tục khi cần thiết.
> Quan tâm phát triển các dịch vụ hỗ trợ khách hàng
> Khi sử dụng các phương thức tín dụng chứng từ, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu thường phải chịu áp lực lớn về tài chính; mà nhập khẩu thì phải kí quỹ để mở L/C, còn nhà nhập khẩu phải chờ ngân hàng kiểm tra tính phù hợp của bộ chứng từ thanh toán. Như vậy một trong những khó khăn của khách hàng là khó khăn về vốn. Nhằm đẩy mạnh hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, Ngân hàng phải hiểu rõ tình hình kinh doanh của khách hàng để có giải pháp khắc phục những khó khăn mà khách hàng gặp phải. Thời gian qua, Ngân hàng đã có những dịch vụ hỗ trợ khách hàng như: phát triển các sản phẩm mang tính trọn gói, mở cửa cho khách hàng, đặc biệt là các gói sản phẩm hỗ trợ xuất nhập khẩu được nhiều khách hàng hoan nghênh, chiết khấu bộ
> chứng từ, bão lãnh L/C trả chậm,... Tuy nhiên chỉ ở một mức độ
hạn chế vì vậy cần phát
triển hơn nữa các dịch vụ hỗ trợ này.