Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Thực trạng vay vốn và sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội của hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã bản lang huyện phong thổ tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 26)

“ Giải pháp tín dụng góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo của Ngân hang Phục vụ người nghèo Việt Nam” (2003), của TS.Đào Tấn Nguyên, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hang, Hà Nội. Luận án nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hang Phục vụ người nghèo Việt Nam nhằm góp phần thực hiện Chương trình XĐGN ở nước ta.

“ Nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hang Chính sách xã hội thành phố Hà Nội” (2007), luận văn thạc sỹ kinh tế của Đặng Thị Phương Nam. Trong công trình này, tác giả đã nghiên cứu lý luận về chất lượng

19 cho vay hộ nghèo của NHCSXH, phân tích thực trạng chất lượng cho vay hộ nghèo của chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội, từ đó rút ra những kết quả đạt được những hạn chế và nguyên nhân hạn chế, giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại chi nhánh.

“Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hang Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa” (2011), luận văn thạc sỹ kinh tế của Lê Thị Thúy Nga. Trong công trình này, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo. Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đề xuất một hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa.

“ Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo” (2014), của Ngô Thị Huyền đăng trên báo điện tử: http://old.voer.edu.vn. Bài viết về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo, tác giả đưa ra khái niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. Đó là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị xã hội. Có thể hiểu hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là sự thỏa mãn nhu cầu về sử dụng vốn giữa chử thể Ngân hang và người vay vốn, những lợi ích kinh tế mà xã hội thu được và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng.

Đồng thời tác giả cũng đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo như: lũy kế số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn, số tiền vay bình quân 1 hộ, số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Tươi (2016), đề tài: “ Đánh giá tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân từ Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn xã Đoàn Lập, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng”- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam thì trong những năm qua NHCSXH Việt Nam nói 20 chung và NHCSXH Tiên Lãng nói riêng đã chuyển một lượng vốn không nhỏ đến các hộ nông dân, góp phần tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho

người dân. Kết quả nghiên cứu chỉ ra số hộ nông dân vay vốn từ NHCSXH Tiên Lãng chiếm tỷ lệ cao do ưu đãi của các chương trình cho vay như cho vay không cần thế chấp, lãi suất cho vay thấp …

Theo nghiên cứu của Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu ( 2012) về “ Vai trò của tín dụng chính thức trong đời sống nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Bài nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp phân tích hai bước logic với số liệu được thu thập từ 288 nông hộ ở thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng và Trà Vinh. Bước thứ nhất, hàm Probit được sử dụng để đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ. Thứ hai, sự khác biệt giữa nông hộ vay vốn và không vay vốn dựa trên một vài tiếu chí của hộ nghèo( tổng tài sản, chỉ tiêu cho giáo dục, chỉ tiêu cho thực phẩm, tổng thu nhập của nông hộ …) được thực hiện thông qua phương pháp so sánh cặp. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông hộ có vay vốn sẽ có điều kiện tốt hơn để gia tăng thu nhập, tăng giá trị tài sản, tăng chỉ tiêu cho giáo dục và chỉ tiêu cho thực phẩm hơn là hộ không vay vốn. Do đó, việc tiếp cận tín dụng có thể giảm tỷ lệ hộ nghèo đói ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Đỗ Hà Linh, 2014 về “Vốn vay và sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ NHCSXH tại tỉnh Bắc Ninh”. Bài nghiên cứu cho thấy đồng vốn của NHCSXH đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong nhiều năm qua dù được sử dụng vào phát triển chăn nuôi, trồng trọt, mở mang ngành nghề phụ hay tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên nghèo học tập, lao động, xuất khẩu cũng như xây cửa, dựng nhà thì đều hướng đến mục đích chung đó là xua đi cái khó, cái nghèo, tạo dựng cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc.

Đến nay, NHCSXH tỉnh Bắc Ninh đã cho hơn 400 nghìn lượt hộ nghèo vay vốn, các hộ nghèo đã có điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh. Toàn tỉnh đã có gần 47 nghìn lượt hộ vay vốn ưu đãi thoát nghèo, hơn 9 nghìn hộ được nâng cao chất lượng cuộc sống, 6500 lượt hộ chuyển biến về nhận thức và cách làm ăn, nhiều hộ trở thành tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi của

tỉnh. Đồng vốn ưu đãi đã được đầu tư cho hàng nghìn người dân trong tỉnh vay vốn phát triển kinh tế gia đình cải thiện đời sống sẽ là nguồn lực quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu thoát nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã bản Lang nằm ở phía Đông Bắc huyện phong thổ, cách thành phố Lai Châu 30km về hướng Bắc.

Về địa giới hành chính:

• Phía Bắc: Giáp xã Dào San huyện Phong Thổ.

• Phía Tây: Giáp xã Hoang Thèn, xã khổng lào huyện Phong Thổ.

• Phía Nam: Giáp xã Khổng Lào, xã Nậm xe huyện Phong Thổ.

• Phía Đông: Giáp xã Nậm xe huyện Phong Thổ,giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Xã Bản Lang có 2,88 km đường biên giới tiếp giáp với huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Bản Lang là một xã biên giới núi cao, địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây bắc- Đông Nam. Địa hình đồi núi nhấp nhô có đỉnh núi Khau Luông giáp xã Nậm xe cao tới 2811 m, nơi thấp nhất cao hơn 450 m. Núi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, sông suối có nhiều thác ghềnh.

Xã Bản Lang là nơi đầu nguồn của suối Nậm Lùm và nhiều nhánh suối nhỏ đổ về sông Nậm na.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu thời tiết

Xã bản Lang có khí hậu đặc trưng là nhiệt đới với ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mưa rất nhiều với nhiệt độ và độ ẩm không khí cao. Mùa khô lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước

đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm của lượng mưa tương đối thấp. Có những tháng về mùa này, lượng mưa chỉ đạt từ 5 đến 20mm. Vào những đợt rét nhất, nhiều nơi, nhiệt độ trung bình xuống tới 4-5℃, kèm theo lạnh có sương mù dày đặc, gió bấc và sương muối. Vào thời gian này, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm rất cao, nhiều khi nhiệt độ buổi trưa lên tới 38℃. nhưng về đêm nhiệt độ hạ xuống chỉ còn 18-20℃.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

Theo số liệu thông kê, tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã tính đến năm 2020 là 10334,13 ha, tổng số khoanh đất là 4134 khoanh. Trong đó:

- Đất nông nghiệp có diện tích: 7660,16 ha. chiếm 74,12% - Đất phi nông nghiệp có diện tích: 182,52 ha chiếm 1,77% - Đất chưa sử dụng có diện tích: 2491,45 ha. chiếm 24,11%

Qua thống kê đất đai của xã ta thấy đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm dần qua các năm, còn đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên do đất nông nghiệp dần chuyển sang mục đích chung như xây thêm các trường học.mở rộng trạm y tế, các nhu cầu nhà ở tăng, xuất hiện các khu bán hàng nhỏ tại các ngã ba ngã tư đường. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm nhiều so với đất phi nông nghiệp trong toàn tổng đất tự nhiên của xã, đất chưa khai tác vẫn còn nhiều do địa hình của xã đồi núi chiếm nhiều diện tích (chiếm 24%) gây khó khăn trong việc canh tác của người dân nơi đây.

Bảng 3.1: Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của xã Bản Lang giai đoạn 2018-2020

Mục đích sử dụng đất

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%)

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC(%) 15/14 16/15 BQ Tổng diện tích tự nhiên 10334,13 100 10334,13 100 10334,13 100 100 100 100 I. Đất nông nghiệp 7686,34 74,38 7680,18 74,32 7660,16 74,12 99,92 99,74 99,83

1. Đất sản xuất nông nghiệp 2236,25 29,09 2126,18 27,68 2027,95 26,47 95,00 95,13 95,07 2.Đất lâm nghiệp 5436,16 70,72 5541,59 72,15 5619,58 73,36 96,84 96,47 96,66 3. Đất nuôi trồng thủy sản 13,93 0,18 12,41 0,16 12,63 0,16 86,28 98,18 92,23

I. Đất phi nông nhiệp 152,63 1,48 161,7 1,56 182,52 1,77 105,94 112,88 109,41

1. Đất ở 47,12 30,87 47,43 29,33 48,14 26,38 100,66 101,50 101,08

2. đất chuyên dùng 51,27 33,59 51,78 32,02 53,15 29,12 95,95 97,65 96,80

3. Đất nghĩa địa 1,02 0,67 1,02 0,63 1,02 0,56 95,00 95,13 95,07

4. Đất sông suối. mặt nước

chuyên dùng 53,20 34,86 61,47 38,01 80,2 43,94 99,69 128,10 113,89

III. Đất chưa sử dụng 2495,16 24,14 2492,25 24,12 2491,45 24,11 99,88 99,97 99,93

1. Đất bằng chưa sử dụng 84,16 3,37 82,85 3,32 82,39 3,31 98,44 99,44 98,94 2. Núi đá không có rừng cây 39,96 1,60 39,96 1,60 39,96 1,60 95,00 95,13 95,07 3. Đất đồi núi chưa sử dụng 2371,04 95,03 2369,44 95,07 2369,1 95,09 94,94 95,12 95,03

3.1.1.5. Thủy văn

Xã Bản Lang có hai suối chính chảy qua là suối Nậm Lùm và suối Nậm Lon. Ngoài ra còn nhiều khe suối lớn nhỏ khác, có độ dốc lớn, tạo nhiều khe sâu và chia cắt địa hình khá phức tạp. Hệ thống các con suối nhỏ trong xã là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và một phần nước sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, lượng nước nhiều tập trung chủ yếu vào mùa mưa, cạn vào mùa khô nên chưa đảm bảo lượng nước cho sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân trong xã.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân cư - Lao động

Theo số liệu Ban thống kê xã, cuối năm 2020 có: Tổng dân số của toàn xã: 7742 người/Xã

Tổng số hộ: 1562 hộ: trong đó có 14 bản: Gồm 4 dân tộc Thái (38%), Giáy (25%), Mông (12%), Dao (23%) và số ít có người kinh di cư từ các tỉnh lên sinh sống ở trên các bản.

Lao động trong độ tuổi: 5043 người, chiếm 65,14% trong tổng số dân toàn xã

Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp: 4196 người chiếm 83,20% trong tổng số lao động toàn xã.

Lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp: 523 người chiếm 10,37% trong tổng số lao động toàn xã.

Lao động đã qua đào tạo nghề: 320 người chiếm 6,35% trong tổng số lao động toàn xã. Nhìn chung, xã có nguồn lao động dồi dào; chủ yếu là lao động siêng năng, cần cù, chịu khó. Phần lớn người dân nơi đây hoạt động lĩnh vực nông nghiệp, còn hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp thì rất ít và chủ yếu là những nguồn nhân lực chưa qua đào tạo họ chỉ dựa vào kinh nghiệm lâu năm.

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Bản Lang giai đoạn 2018–20120

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh (%)

Số lượng cơ cấu (%) Số lượng cơ cấu (%) Số lượng cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ I. Tổng số hộ 1497 100 1526 100 1562 100 101,94 102,36 102,15 1. Hộ nông nghiệp 1436 95,93 1432 93,84 1426 91,29 101,65 99,58 100,62 2. Hộ phi nông nghiệp 61 4,07 94 6,16 134 8,58 157,08 142,55 149,82

II. Tổng số dân 7588 100 7632 100 7742 100 100,58 101,44 101,01

1. Khẩu nông nghiệp 6941 91,47 6730 88,18 6697 86,50 96,96 99,51 98,23 2. Khẩu phi nông nghiệp 647 8,53 902 11,82 1045 13,50 139,41 115,85 127,63

III. Tổng số lao động 4854 100 4913 100 5043 100 101,22 102,65 101,93

1. Lao động nông nghiệp 4429 91,24 4412 89,80 4196 83,20 99,62 95,10 97,36 2. Lao động phi nông nghiệp 425 8,76 501 10,20 523 10,37 117,88 104,39 111,14

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Bảng 3.3: Cơ sở hạ tầng của xã Bản Lang năm 2020

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Ghi chú

1. Điện +Số trạm biến áp Cái 1 +Số bản có điện Bản 11 2. Giao thông Tổng chiều dài Km 20 +Đường nhựa Km 13

+Đường bê tông Km 2

+Đường đất Km 5

3. Số trường học Trường 19

Trường mầm non Trường 11

Trường tiểu học +Trường nội trú +Trường bán trú Trường 8 2 6 Trường THCS +Trường nội trú +Trường bán trú 1 0 1 Trường THPT Trường 0

4. Nhà văn hóa Cái 1

5, Ủy ban nhân dân xã Cơ sở 1

6, Đài liệt sỹ Cái 1

7, Trạm y tế Cơ sở 1

8, Bưu điện Cái 1

9, Cầu Cái 2 1 cầu chưa

hoàn thiện Nguồn: Phòng địa chính xã năm,2020

❖ Hệ thống giao thông

Nhờ chương trình xây dựng NTM (nông thôn mới) của đảng và nhà nước đã đề ra. Xã đã được hỗ trợ 60% nguyên vật liệu và phần còn lại do tự vận động mọi người cùng đóng góp công, góp sức lao động, đất vườn,đất ruộng,... để có được những còn đường bê tông hoàn chỉnh liên thông giữa nhà này đến nhà khác từ bản này sang bản khác.

Hiện nay trong xã giao thông đi lại khá thuận lợi, trong 14 bản có 2 bản Tả Lènh sung và bản Nặm Da là không đi được xe máy và ô tô do đặc điểm về địa hình khá phức tạp. Bản Tả Lèng Sung do những vách núi cao hiểm trở, mùa đông sương mù bao phủ, vực sâu, mặt khác cách trung tâm xa. Bản Nặm Da phải đi qua một con suối mà ở đây chưa có một cây cầu nào vì vậy người dân nơi đây bắt buộc phải đi bộ vào bản.

Đường trục xã, liên xã: Có 13/13 km, đã được cứng hóa 100%,

Đường trục bản: Tổng chiều dài 4 km, đã được cứng hóa 4 km, với quy mô đường cấp C.

Đường nội bản, ngõ bản: Tổng chiều dài 4,47 km, với quy mô đường cấp C.

Đường trục chính nội đồng: Tình hình thực tế của xã miền núi chủ yếu là do điều kiện địa hình cánh đồng không được quy hoạch tập trung cho nên chỉ có con đường mòn đi lại lấy các hàng hóa nông sản đi tiêu thụ, nên rất khó thực hiện.

❖Hệ thống thủy lợi

Người dân nơi đây đã chủ động vét những kênh mương dẫn nước về đến đồng ruộng để thuận thiện cho việc chăm sóc.Tuy nhiên, khi gặp mùa mưa hay bị sạt mương, nước tràn vào những cánh đồng làm chết cây trồng gay ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Các cán bộ xã cũng đang tìm cách hạn chế hết mức có thể để giúp nông dân.

❖ Giáo dục

Hiện nay Toàn xã có 8 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở,và có 11 trường mầm non.

Tổng số cán bộ giáo viên toàn xã: 90 giáo viên, trong đó mầm non là 31 giáo viên, tiểu học là 45 giáo viên, trung học cơ sở là 14 giáo viên.

Tổng số học sinh toàn xã là: 665 học sinh trong đó học sinh mầm non là 210 cháu, tiểu học là 278 học sinh, trung học cơ sở là 177 học sinh.

❖ Y tế

Toàn Xã có 1 trạm y tế duy nhất chung cho 14 bản, gồm 7 cán bộ y tế, Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, y tế dự phòng, khám và chữa bệnh cho nhân dân trong xã.

Chất lượng khám chữa bệnh của xã ngày càng được nâng cao, các trang thiết bị ngày càng hoàn thiện. Trình độ của các cán bộ y tế được nâng cao.

Tuy nhiên, số người đến khám và chữa bệnh rất ít nguyên nhân chủ yếu là: Do quá xa trạm y tế xã, đường đi lại khó khăn, một phần là do mê tín lạc hậu

Một phần của tài liệu Thực trạng vay vốn và sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội của hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã bản lang huyện phong thổ tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 26)