Tình hình sử dụng vốn của vay hộ nghèo,cận nghèo từ NHCSXH tại xã

Một phần của tài liệu Thực trạng vay vốn và sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội của hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã bản lang huyện phong thổ tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 56 - 66)

xã Bản Lang

Qua thực tế nghiên cứu, các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Bản Lang, vay vốn từ NHCSXH với mục đích sử dụng vốn khác nhau, có thể chia làm bốn mục đích sử dụng chính: vay vốn để sử dụng vào phát triển nông nghiệp (trồng trọt-chăn nuôi),vay vốn để mở rộng kinh doanh,đầu tư vào TM-DV hay vay vốn cho con em đi học và còn một số mục đích khác. Trên giấy tờ, nếu hộ nghèo muốn được vay vốn từ phía NHCSXH thì phải kê khai về việc làm ăn của mình để NHCSXH có thể hỗ trợ về mức cho vay hợp lý nhất cũng như tạo điều kiện

tốt nhất cho các hộ vay vốn.

Theo số liệu điều tra phỏng vấn tại gia đình nhà bác Vàng Văn Trình sinh năm 1977 tại xã Lang,huyện PhongThổ,tỉnh Lai Châu. Bác cho biết các nguồn vốn lấy từ đâu là chủ yếu được thể hiện rõ qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4.10 : Cơ cấu các nguồn vốn của gia đình trong năm 2020

Loại vốn Số lượng (triệu đồng) Cơ cấu (%)

Tổng vốn của BQ/hộ 40 100

Vốn vay từ NHCSXH BQ/hộ 25 62,5

Vốn từ tự có và nguồn vay khác

BQ/hộ 15 37,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020

Vốn tự có và nguồn vay khác: đây là điều kiện đủ để hộ có quyết định vay vốn không? Họ vay vốn khi vốn tự có của mình không đủ cho quá trình sản xuất. Vốn tự có càng thấp, chi phí sản xuất càng lớn thì nhu cầu vốn vay càng lớn. Qua phân tích thấy được, vốn tự có của các hộ không cao, chỉ chiếm 37,5% trong tổng số vốn mà hộ có được, trong đó vốn vay ưu đãi từ NHCSXH chiếm tỷ trọng ttương đối lớn 62,5% tổng số vốn mà hộ có.

Bảng 4.11 Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra Tổng số vốn

vay Hộ nghèo Hộ cận nghèo

Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Nông nghiệp 25 62,5 10 25 Kinh doanh TMDV 3 7,5 1 5 Khác 1 2,5 - - Tổng 29 72,5 11 27,5

Từ bảng 4.11 Ta thấy được mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo và cận nghèo.Đối với hộ nghèo chủ yếu là vào việc phát triển ngành Nông Nghiệp như:chăn nuôi, trồng rau màu…chiếm 62,5% trong tổng số hộ nghèo. Hộ cận nghèo đầu tư vào nông nghiệp chiếm 25% trong tổng số hộ điều tra.

Tuy nhiên ở các xã khác nhau, do đặc điểm địa hình cũng như điều kiện sản xuất khác nhau nên tỷ lệ các hộ sử dụng vốn cho các mục đích cũng có phần khác nhau,khi đã vay vốn thì đại đa số các hộ nghèo, cận nghèo đều sử dụng đúng với mục đích xin vay trong đơn, tuy nhiên vẫn còn tồn tại các hộ sử dụng sai với mục đích xin vay mà không mang lại hiệu quả thực tế. Qua quá trình điều tra phỏng vấn, tuy không có hộ nào sử dụng tiền vay hoàn toàn sai mục đích, nhưng họ có dùng một phần tiền vay để chi tiêu vào việc khác.

Theo kết quả điều tra thực tế thì phần lớn các hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay,chỉ một số ít sử dụng toàn bộ lượng vốn vay được ngoài mục đích vay. Phần lớn các hộ sử dụng một phần vốn cho sản xuất, một phần cho tiêu dùng hay sinh hoạt gia đình.Tình hình sử dụng vốn vay được phân tích trong phần này liên quan đến mục đích thực tế mà các hộ đã sử dụng vốn vay, không phải mục đích mà các hộ đưa ra để được vay vốn. Kết quả thống kê mục đích sử dụng vốn của hộ cho thấy, mục đích sử dụng vốn của các hộ rất đa dạng. Hộ nghèo, cận nghèo sử dụng lượng vốn vào mục đích gì, nguồn vốn

Hộp 4.1 Lý do sử dụng vốn sai mục đích

Bảng 4.12 : Tình hình sử dụng vốn vay thực tế của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Sử dụng toàn bộ vốn vay đúng mục đích 20 50

Sử dụng một phần vốn vay đúng mục đích 17 42,5 Sử dụng toàn bộ vốn vay ngoài mục đích 3 7,5

Tổng 40 100

Nguồn: Tổng số liệu điều tra, 2020

Bảng 4.12 cho ta thấy được tình hình sử dụng vốn vay thực tế của các hộ qua điều tra hầu như đạt hiệu quả khá cao,số hộ sử dụng toàn bộ vốn vay đúng mục đích là 20 hộ chiếm (50%), số hộ Sử dụng một phần vốn vay đúng mục đích là 17 hộ chiếm (42,5 %) và số hộ sử dụng toàn bộ vốn vay ngoài mục đích là 3 hộ chiếm (7,5 %).

4.2.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn vay

Gia đình Lò Văn Son hợp 1, xã Bản Lang cho biết: hai vợ chồng bàn nhau đi vay vốn NH về để chăn nuôi lợn nhưng trên thực tế anh chị chưa quyết định sẽ nuôi con gì, cứ có tiền rồi tính tiếp, cuối cùng có tiền lại đúng đợt mữa bão nhà hỏng,anh chị lại dùng tiền đó để làm lại nhà ở.

Bảng 4.13:Tình hình dư nợ vốn vay tính đến 10/10/2020 ĐVT: Triệu đồng Hình thức vay Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Dư nợ (triệu đồng) Số hộ Dư nợ (triệu đồng) Qua hội phụ nữ 9 36 6 40

Qua hội cựu chấn binh 5 20 4 26,66

Qua hội nông dân 7 28 2 13,34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua hội thanh niên 4 16 3 20

Tổng 25 100 15 100

Nguồn: Báo cáo của UBND xã Bản Lang, 2020

Qua bảng ta thấy, trong tổng số 25 hộ nghèo tham gia vay vốn thì thông qua HPN có 9 hộ vay chiếm tỷ lệ cao nhất so với ba TCXH còn lại tỷ lệ này tương ứng 36%, tổng số hộ nghèo được vay vốn, đối với hộ cận nghèo có 15 hộ tham gia vay vốn. Hộ cận nghèo vay vốn nhiều nhất cũng thông qua hội PN với 6 hộ chiếm 40%.Thông qua HPN có tỷ lệ hộ cận nghèo vay vốn cao nhất thì tỷ lệ hộ cận nghèo vay vốn từ HĐTN là thấp nhất chỉ chiếm 16% tổng số hộ vay vốn,do mức tín dụng của NHCSXH cho xã Bản Lang có hạn, mặc dù nhu cầu vay vốn của các hộ lớn nhưng mức tín dụng không đủ để đáp ứng.

Thu nhập là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất của các hộ nghèo vay vốn ưu đãi, từ đó có thể tính hiệu quả kinh tế do vốn ưu đãi mang lại cho các hộ nghèo, cận nghèo trong quá trình sử dụng.

Bất cứ một hộ nào khi đi vay vốn đều đặt ra mục tiêu cuối cùng là đạt được lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất.Lợi nhuận được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ thông qua việc so sánh với các chỉ tiêu khác. Vì vậy lợi nhuận là mục tiêu mà bất cứ một hộ nghèo, cận nghèo khi vay vốn đều quan tâm, nó quyết định đến sự thành công hây thất

bại của hộ trên con đường thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Bảng 4.14 : Kết quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo, cận nghèo

STT Khoản mục Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) 1 SX-KD bị lỗ 4 16 2 13,34 2 SX-KD hòa vốn 6 24 5 33,33 3 SX_KD có lãi 15 60 8 53,33 Tổng 25 100 15 100

Nguồn: Tổng số liệu điều tra hộ năm2020

Nhìn chung kết quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo, cận nghèo đều đạt mức tốt,trên 60% hộ sử dụng vốn đều sinh lời,tỷ lệ tương đối cao.Do những hộ này đã có kinh nghiệm trong việc làm ăn, kết hợp với sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, buôn bán thuận lợi, sản phẩm làm ra đạt yêu cầu, không bị thất thoát cũng như hạn chế và tránh được những thiên tai,dịch bệnh…cũng không dùng số tiền vay vào những việc vui chơi phung phí … là thâm hụt đồng vốn vay. Tuy nhiên bên cạnh đấy cũng còn 1 số hộ làm ăn thua lỗ hoặc vốn vào mà không sinh lời do những nguyên nhân ngoài mong muốn hoặc do chính bản thân của họ.Mức độ hài lòng của hộ nghèo, cận nghèo về nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện Phong Thổ được thể hiện trong bảng 4.15 dưới đây:

Bảng 4.15 : Mức độ hài lòng về nguồn vốn vay từ NHCSXH

Ý kiến Hộ nghèo Cận nghèo

Tần số Tỷ lệ Tần số Tỷ lệ

1. Hoàn toàn hài lòng 4 16 4 26,67

2. Hài lòng 15 60 7 46,66

3. Không có ý kiến 3 12 1 6,67

4. Không hài lòng 2 8 2 13,33

5. Hoàn toàn không hài lòng

1 4 1 6,67

Tổng 25 100% 15 100%

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra,2020

Qua bảng 4.15 ta thấy, trong tổng số hộ nghèo vay vốn khi được hỏi về mức độ hài lòng của họ về khoản vốn vay, cũng như các thủ tục, quy định … để vay được vốn thì chỉ có 16% số hộ hoàn toàn hài lòng,60% số hộ hài lòng với khoản vay đó. Trong khi đó vẫn còn tồn tại khoảng 8% số hộ không hài lòng với các khoản vay và 12% số hộ không có ý kiến đánh giá về mức hài lòng. Với hộ cận nghèo thì họ lại có đánh giá về mức độ hài lòng: có 26,67% hộ hoàn toàn hài lòng, 46,66% hộ hài lòng. Để so sánh mức độ đánh giá, thấy đượ chộ cận nghèo có mức độ hài lòng và hoàn toàn hài lòng lớn hơn mức độ đánh giá khi vay vốn của hộ nghèo.Như vây,việc thể hiện mức đánh giá của các hộ còn

phụ thuộc vào mức sống, hoàn cảnh của các hộ khi vay vốn. Bên cạnh đó mức độ hoàn toàn không hài long chỉ chiếm một số nhỏ trong tất cả các ý kiến đánh giá chiếm 6,67%.

Như vậy, từ phía các hộ nghèo cho thấy vẫn còn những tồn tại những khúc mắc, những hạn chế trong quá trình vay vốn, sự không hài long của họ chứng tỏ vẫn còn những vướng mắc, những quy định, cách làm gây ảnh hưởng tới quá trình tiếp cận nguồn vốn.

Đây chỉ là đánh giá riêng trong bản thân của hộ nghèo, cận nghèo vay được vốn. Do đó, từ phía Chính phủ, NHCSXH, các ban ngành đoàn thể, cơ

quan chức năng cần có các phương án, những điều chỉnh để giúp đồng vốn đến với mọi hộ nghèo, cận nghèo để giúp họ vươn lên thoát nghèo cải thiện cuộc sống.

Hộp 4.2: Hiệu quả khi vay vốn từ NHCSXH

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là một trong những hộ sử dụng đúng mục đích nên việc hoàn trả rất dễ dàng, ngoài ra còn tạo một khoản lợi nhuận lớn để tiếp tự kinh doanh. Thể hiện hộ biết làm ăn,biết nhìn nhận thực tế đầu tư có hiệu,giúp hộ vươn lên thoát

khỏi cảnh nghèo. Bên cạnh đó, cũng giúp cho hộ nói riêng cũng như xã nói chung phat triển nền kinh tế của xã.

Thu nhập của hộ sau khi vay vốn lớn hơn thu nhập của hộ trước khi vay vốn. Điều đó chứng tỏ rằng việc vay được vốn đã làm tăng thu nhập của hộ chứng tỏ hộ sử dụng nguồn vốn vay là có hiệu quả, góp phần gia tăng thu nhập của hộ trong xã và góp phần phát triển kinh tế địa phương. Nhưvậy nguồn vốn vay đã có vai trò quan trọng nhất định vì nó đã góp phần vào thu nhập của hộ góp phần cải thiện cuộc sống gia đình, đời sống của hộ ổn định hơn.

Gia đình tôi kinh doanh sấy long nhãn bắt đầu từ cách đấy 5 năm. Thời gian đầu chưa có vốn nên chỉ đầu tư thu mua hồi được số lượng ít, thu nhập không đáng kể. Giữa lúc khó khăn, gia đình tôi được tổ TK&VV giới thiệu hướng dẫn làm thủ tục vay vốn ưu đãi và được NHCSXH cho vay 30 triệu đồng từ gia đình hộ nghèo sản xuất, kinh doanh để đầu tư hệ thống lò sấy khô. Hiện gia đình thu nhập tới 50 triệu đồng/năm, đã đảm bảo mức sống cho các thành viên trong gia đình, có chi phí cho các con đi học và vươn lên thoát nghèo.

Hộp 4.3: Thoát nghèo nhờ vốn vay NHCSXH

Với nguồn vốn có trong tay tùy thuộc vào cách sử dụng của các gia đình nghèo mà vốn có thể giúp họ thoát nghèo hay không.

Bà Lý Thị Mẩy là một trong những hội viên HPN thoát nghèo vươn lên giàu nhờ những đồng vốn vay từ NHCSXH.

Năm 2012, Bà được tổ TK&VV HPN bình xét cho vay 30 triệu đồng nguồn vốn nhận ủy thác của NHCSXH.Với số vốn này Bác đã mạnh dạn đầu tư trồng 2 sào dựa và ngô bao tử xuất khẩu. Để có kiến thức áp dụng vào sản xuấtcủa gia đình, bác đã tích cực tham dự các lớp chuyển giao KHCN mới về trồng cây rau màu vụ đông.Sau vụ thu hoạch,số tiền lãi thu được gấp1,5-2lần so với cây lúa. Từ đó, bác đã tuyên truyền, vận động nhân dân, các hộ nghèo trong xã cùng hưởng ứng trồng dưa, ngô bao tử xuất khẩu. Để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ, bác đã làm dịch vụ cung ứng giống và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộnghèo.

Hiện nay kinh tế gia đình bác thuộc diện khá giả trong xã, 2 bác đã có điều kiện nuôi dạy hai con ăn học và mua sắm được những đồ dung thiết yếu phục vụ cuộc sống gia đình.

Bảng 4.16: Tác động đến cải thiện mức sống của hộ điều tra Mức cảm nhận Cải thiện mức sống hộ nghèo Cải thiện mức sống hộ cận nghèo Số hộ vay Tỷ lệ (%) Số hộ vay Tỷ lệ (%) Không tăng 2 8 0 0 Tăng ít 3 12 1 6,66 Tăng trung bình 5 20 2 13,34 Tăng khá 7 28 5 33,33 Tăng rất nhiều 8 32 7 46,67 Tổng cộng 25 100 15 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2020

Bảng 4.16 đã tổng hợp mức cảm nhận về mức sống sau một thời gian sử dụng vốn vay từ NHCSXH cho thấy có 5 hộ nghèo cho rằng mức sống của gia đình có nâng lên nhưng chỉ ở mức trung bình, trong khi đó có 8 hộ nghèo cho rằng mức sống của gia đình họ có nâng lên rõ rệt thể hiện tăng rất nhiều có 8 hộ (32%), tăng khá có 7 hộ (28%) và có 3 hộ (12%) nhận thấy mức sống tăng ít,2 hộ(8%) không tăng,tuy những hộ này chiếm số lượng ít trong tổng 25 hộ nghèo điều tra, nhưng cũng cần phải khắc phục những khó khăn để đời sống được cải thiện hơn.Với hộ cận nghèo họ lại cho rằng mức sống của gia đình tăng trung bình 2 hộ (13,34%), tăng rất nhiều 7 hộ (46,67%), tăng khá 5 hộ (33,33%) và có 1 hộ (6,66%) có mức sống gia đình khi vay vốn ở mức không tăng và tăng ít không có hộ nào. So sánh mức đánh giá của hộ nghèo cận nghèo thì hộ cận nghèo khi vay vốn có thu nhập tang nhiều hơn so với hộ nghèo do họ có nhiều kinh nghiệm tích lũy hơn,cũng như đời sống của họ khá hơn hộ nghèo đôi chút.

Hộp 4.4: Tác động của vốn vay tới tạo việc làm cho người dân

Thực tế cho thấy người dân đã say mê lao động hơn khi có việc để làm, giảm bớt những việc xảy ra do “ nhàn cư vi bất thiện”.

Một phần của tài liệu Thực trạng vay vốn và sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội của hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã bản lang huyện phong thổ tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 56 - 66)