3.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu
Các thông tin thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel theo hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu đã xây dựng sẵn.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Phân tích kết quả điều tra về tình hình, Từ đó rút ra những nhận xét và kết luận về tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của xã.
- Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh biến động qua các năm của nguồn vốn vay của các hộ nghèo,cận nghèo dùng để thống kê lại các kết quả hoạt động của chính sách hỗ trợ vay vốn cho các hộ qua các năm. Từ đó rút ra những nhận xét, nguyên nhân và là cơ sở để đưa ra các giải pháp.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Các chỉ tiêu phản ánh thông tin chung về đối tượng điều tra như tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, tình hình kinh tế, tình hình vay vốn sản xuất của hộ.
- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân. - Tỷ lệ hộ vay vốn từ các nguồn: =(tổng số hộ vay từ nguồn đi vay/tổng số hộ vay theo các nguồn khác)*100
- Tổng vốn sử dụng của hộ = vốn tự có + vốn đi vay
- Tỷ lệ hộ dùng vốn vay vào các mục đích =(tổng số hộ vay vốn cho mục đích vay/tổng số hộ vay vốn)*100%
- Số tiền vay bình quân một hộ =(dư nợ cho vay đến thời điểm báo cáo/tổng số hộ còn dư nợ đến thời điểm báo cáo)
- Tỷ lệ doanh số thu hồi nợ trên dư nợ =(doanh số tu hồi nợ/dư nợ)*100% - Tỷ lệ vốn vay đầu tư cho mục đích =(tổng số vốn vay cho mục đích vay/tổng số vốn vay)*100%
thể bao gồm cả các hộ vay vốn trước kia.
- Tổng doanh số thu hồi nợ: là tổng tiền thu được từ các hộ vay đã hết hạn cần thu hồi, chỉ tiêu này phản ánh các khoản nợ đến hạn phải trả của ngân hàng.
- Tỷ lệ doanh số thu hồi nợ trên dư nợ: =(doanh số thu hồi nợ/dư nợ)*100
Tỷ lệ vốn vay ( %)= (số vốn vay/tổng số vốn sử dụng)*100 Doanh số cho vay = Dư nợ cuối kỳ - Dư nợ đầu kỳ + Doanh số thu
nợ trong kỳ Doanh số thu nợ: Đây là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng của
NHCSXH
Doanh số thu nợ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Dư nợ cuối kỳ
* Chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn từ NHCSXH tại xã + Kiến thức của hộ vay vốn
+ Mức vốn vay
+ Các yếu tố quyết định vay vốn
+ Tình hình vay vốn qua các tổ chức tại địa bàn xã
+ Khoảng cách chênh lệch giữa thực tế và nhu cầu về: Mục đích vay và sử dụng vốn vay, mức vay, thời hạn vay, cách thức hoàn trả…
* Tỷ lệ nợ quá hạn: là chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất để đo lường đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.
Nợ quá hạn là rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính cho Ngân hàng do người vay chƣa hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán
-Tỉ lệ nợ quá hạn = (nợ quá hạn/tổng dư nợ)*100 * Chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng vốn
* Chỉ tiêu thể hiện tình hình vay vốn
Tổng số vốn sử dụng = Vốn tự có + Vốn đi vay
- Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích: Người vay sử dụng vốn đúng mục đích đã trở thành nguyên tắc quan trọng của ngân hàng nói chung; tuy vậy, trong thực tế đã không ít khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết với ngân hàng, với động cơ thiếu lành mạnh và do đó dễ bị rủi ro; trong trường hợp này người ta gọi là rủi ro đạo đức. Những khoản vay bị sử dụng sai mục đích phần lớn đều không đem lại hiệu quả kinh tế xã hội như mong muốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này có thể xác định theo công thức:
Tỷ lệ hộ sử dụng vốn sai mục đích vay = (số hộ sử dụng sai mục đích/tổng dư
nợ)*100
* Hệ số sử dụng vốn: đây là hệ số phản ánh kết quả sử dụng vốn
-Hệ số sử dụng vốn=(tổng dư nợ bình quân/tổng vốn bình quân)
Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng, cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động cho vay vốn của hộ nghòe, cận nghèo. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng các hộ đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
* Tỷ lệ thiệt hại:
Mức độ tỷ lệ thiệt hại về vốn được căn cứ vào số vốn, tài sản thực tế khi bị tổn thất so với tổng số vốn thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh.
Công thức tính:
Tỉ lệ thiệt hại % =( Vốn, tài sản của phương án, dự án bị thiệt hại/ Tổng số vốn để thực hiện dự án, phương án SXKD)
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về tình hình nghèo tại xã Bản Lang
Xã Bản Lang là một xã thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, cư dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp nên còn gặp rất nhiều khó khăn. Xã đã được Đảng và Nhà Nước quan tâm và giúp đỡ thông qua nhiều dự án, nhiều chương trình, các chính sách liên quan đến đời sống vật chất của người dân. Nhưng điển hình nhất là chương trình hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng CSXH dụng cho người nghèo,cận nghèo nhờ sự hỗ trợ vốn tín dụng này mà người dân nơi đây có vốn để kinh tế, thoát nghèo, đời sống vật chất ổn định hơn.
Tuy nhiên, hiện nay chương trình vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nảy sinh một số vấn đề khi thực hiện chính sách như: người dân khó tiếp cận được vốn vay, cho sai đối tượng vay, quy trình thủ tục cho vay phức tạp, công tác kiểm tra chưa thực sự đảm bảo, sử dụng vốn vay không đúng mục đích.
Bảng 4.1:Sự biến động của hộ nghèo, cận nghèo tại xã từ 2017- 2020
Tổng số hộ Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng số hộ nghèo 154 136 127 120
Tỷ lệ hộ nghèo 27,86 25,76 23,64 20,94
Tổng số hộ cận nghèo 96 109 128 145
Tỷ lệ hộ cận nghèo 21,46 24,75 26,82 28,47
Nguồn: Theo báo cáo UBND xã 2017- 2020
Từ báo cáo của UBND xã thấy được hộ nghèo ngày càng giảm đi trông thấy, trong khi đó số hộ cận nghèo tăng lên, chứng tỏ rằng nguồn vốn từ NHCSXH đến với người nghèo đạt kết quả khả quan, nhiều hộ đã thoát khỏi cảnh nghèo, vươn lên mức sống cao hơn trước.
4.2. Thực trạng vay vốn, sử dụng nguồn vốn của hộ nghèo, cận nghèo từ NHCSXH tại xã Bản Lang NHCSXH tại xã Bản Lang
4.2.1. Thông tin chung về Ngân hàng CSXH huyện Phong Thổ
Các chương trình tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Lai Châu được
thực hiện cho vay thông qua ủy thác cho 4 tổ chức đoàn thể với hơn 1.731 Tổ tiết kiệm và vay vốn tại các xã,bản tạo nên một kênh dẫn vốn hữu hiện, tin cậy đối với nhân dân và các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồng thời giúp cho hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận với dịch vụ tài chính của ngân hàng.
Tại các chương trình tín dụng được triển khai tại xã Bản Lang thì NHCSXH huyện Phong Thổ đều thực hiện cho vay hình thức duy nhất là ủy thác
cho vay qua 4 tổ chức: Hội nông dân ( ND), Hội phụ nữ ( PN), Hội cựu chiến binh ( CCB), Hội đoàn thanh niên.
Việc NHCSXH thực hiện việc ủy thác cho vay thông qua các tổ chức đoàn thể với ý nghĩa:
- Công khai hóa, xã hội hóa hoạt động của NHCSXH.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội, đoàn thể giúp nhân dân được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín dụng ưađãi của Chính phủ, tạo một kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền.
- Củng cố hoạt động của tổ chức Hội, đoàn thể ở cơ sở. Thông qua hoạt động tín dụng, các tổ chức Hội,đoàn thể có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, làm cho sinh hoạt Hội, đoàn thể có nội dung phong phú hơn.
- Thông qua việc ủy thác cho vay, các tổ chức Hội, đoàn thể có thể lồng ghép việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác, góp phần tiết giảm chi phí xã hội.
tài chính, tiết kiệm của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn.
- Thông qua việc bình xét công khai hộ vay vốn, phát huy vai trò của tổ
Bảng 4.2: Tình hình ủy thác qua các hội đoàn thể tại xã Bản Lang từ NHCSXH
STT
Tên tổ chức chính trị nhận ủy thác
Số tổ tiết kiệm vay vốn đang quản lý
(triệu đồng)
Số hộ Tổng dư nợ (triệu đồng)
1 Hội Nông dân 25 32 423
2 Hội Phụ nữ 32 27 320
3 Hội Cựu chiến binh 15 15 215
4 Đoàn thanh niên 22 36 685
Nguồn: Báo cáo UBND xã Bản Lang,2020
Phương thức ủy thác qua các tổ chức CT-XH đã làm tốt được công tác xã hội hóa mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tạo sự minh bạch, chính xác cho công tác xác định đối tượng thụ hưởng chính sách, hạn chế phát sinh tiêu cực. Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể phối hợp với cán bộ NHCSXH đã góp phần giúp khách hàng là người nghèo, cận nghèo vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả.hoạt động của các tổ chức cũng được củng cố hơn.
Các hội thường xuyên duy trì tốt việc gửi tiết kiệm 10.000đ/1 hội viên trên 1 tháng. Tính đến ngày 10/10/2020, 100% hội viên vay vốn đều tham gia gửi tiết kiệm. Các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích trả gốc lãi hàng tháng đầy đủ
4.2.1.1 Chương trình cho vay vốn của hộ nghèo
Nguyên tắc vay vốn: hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận * Mục tiêu: NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo góp phần thực hiện chương trinh mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội.
* Điều kiện để được vay vốn
- Có hộ khẩu thường trú hoặc có đơn đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay
- Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã theo chuẩn nghèo do Bộ Lao Động thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.
- Người vay vốn là đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH.
- Hộ nghèo phải tham gia tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn * Mục đích sử dụng vốn: chủ yếu tại địa phƣơng
- Đầu tư mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón...,công cụ lao động, chi phí thanh toán cung ứng lao vụ, đầu tư làm nghề thủ công, chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản.
- Đầu tư kinh doanh, TM-DV
- Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập
* Mức cho vay: từ ngày 06/04/2017 – 30/04/2020 mức tối đa cho vay là 50 triệu đồng/hộ; từ ngày 01/05/2020 đến nay là 100 triệu đồng/hộ. Mức cho vay đối với từng hộ nghèo căn cứ vào: Nhu cầu vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay, mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không được vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ.Hiện nay, NHCSXH huyện Phong Thổ đang tiến hành cho vay tối đa là 100.000.000 đồng đối với hộ nghèo.
* Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ưuđãi đối với hộ nghèo do thủ tướng chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Hiện nay lãi suất cho vay hộ nghèo trong hạn tại NHCSXH huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là 6.6%/năm hay 0,55%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất vay trong hạn.
* Quy trình cho vay:Hộ
Sờ đồ 4.1 quy trình cho vay của hộ nghèo,cận nghèo
ChứcBước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, ngƣời vay viết Giấy đề nghị vay
vốn
(mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV.
Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị - xã hội tổ chức họp để bình
xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.
Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng.
Bước 4:Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báotới UBND cấp xã (mẫu
04/TD).
Bước 6: Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh
sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.
Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay.
“ Trích dẫn: Văn bản 316/NHCS-TD ngày 02/5/2020 về Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hộ nghèo”
* Những hộ nghèo không được vay vốn:
Những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp,lười biếng không chịu lao động. Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn, do Ngân hàng nhà nước trợ cấp.
4.2.1.2 Chương trình cho vay vốn của hộ cận nghèo
* Nguyên tắc vay vốn
Hộ cận nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận
* Mục tiêu: NHCSXH thực hiện cho vay hộ cận nghèo góp phần thực hiện chínhsách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
* Điều kiện vay vốn:
- Hộ cận nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phƣơng được UBND xã xác nhận trên danh sách 03/TD
- Có tên trong danh sách hộ cận nghèo tại xã theo chuẩn hộ cận nghèo theo Thủ tướng quy định từng thời kỳ
- Người vay vốn là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người kí nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH
* Mức cho vay:
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg
- Mức cho vay do NHCSXH và hộ vay thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất, kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ.
- Hiện nay, mức cho vay tối đa: 50triệu đồng/1 hộ( từ ngày 06/4/2015- 30/4/2020) và 100 triệu đồng/ hộ ( 01/5/2020 đến nay)
* Mục đích sử dụng vốn vay:
- Sử dụng để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh * Thủ tục vay vốn:
bước 1:
- Người vay tự nguyện gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn tại nơi sinh sống - Người vay viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay mẫu số 01/TD gửi Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn.
Bước 2:
- Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay ( mẫu số 01/TD) của tổ viên, tiến hành tổ chức họp tổ để bình xét