Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồnvốn từ NHCSXH tạ

Một phần của tài liệu Thực trạng vay vốn và sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội của hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã bản lang huyện phong thổ tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 76)

4.4.1 Hoàn thiện chính sách cho vay của ngân hàng CSXH huyện Phong Thổ

4.4.1.1. Thời hạn, lãi suất, mục đích vay

Căn cứ vào mục vay vốn, chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ, nguồn vốn của NHCSXH mà Phòng giao dịch và hộ thỏa thuận vay ngắn hạn (12 tháng), trung hạn (12 đến 60 tháng) và dài hạn (trên 60 tháng). Thông thường là vay trung hạn đối với các hộ vay để chăn nuôi gia súc.

❖ Lãi suất cho vay

Áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định từng thời kỳ. Năm 2018 lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ nghèo là 0,55%, và lãi suất vay hộ cận nghèo là 0,66%, lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn. Ngoài lãi suất cho vay, hộ không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào khác,

Mức cho vay

Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay, Mức cho vay do Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ. Năm 2018, mức cho vay tối đa đối với vay hộ nghèo là 50 triệu đồng, tương tự mức vay tối đa đối với vay hộ cận nghèo là 50 triệu đồng.

❖ Mục đích cho vay

Chương trình cho vay hộ nghèo là chương trình cho vay chủ yếu của NHCSXH nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo, giúp hộ nghèo tạo cơ sở vật chất, tạo công an việc làm từ đó nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Chương trình vay phục vụ cho sản xuất kinh doanh nên có rất nhiều mục đích khi triển khai đối với hộ nghèo như chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh hàng hóa dịch vụ.

4.4.1.2.Thủ tục vay

Nguồn: NHCSXH huyện Phong Thổ,2019

Sơ đồ 4.2: Quy trình thủ tục cho vay của ngân hàng CSXH huyện Phong Thổ

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (Mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV.

Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức Hội, đoàn thể tổ chức họp để bình xét công khai những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách Mẫu 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới Ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (Mẫu 04/TD).

Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã. Bước 6: Tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.

Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay.

* Đối với cho vay để trang trải chi phí cho con em học phổ thông, ngoài các quy định như cho vay hộ nghèo thông thường, còn có một số điểm quy định cụ thể như sau:

- Chủ hộ đứng tên vay là bố, mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hợp

Hộ nghèo Tổ TK&VV

Tổ chức công tác cấp xã

pháp vay để chi phí học tập cho con mình (kể cả con nuôi theo pháp luật)

- Mỗi năm 1 lần vào đầu năm học, hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn Mẫu số 01/TD số tiền xin vay cho cả năm học đó, nộp tổ TK&VV để Tổ họp bình xét công khai và lập danh sách Mẫu số 03/TD,…

- Thời hạn cho vay = Thời gian ân hạn + Thời gian trả nợ.

Thời gian ân hạn: Tính từ ngày hộ vay nhận món vay đầu tiên cho đến khi người con kết thúc cấp học kể cả năm học lưu ban (nếu có). Trường hợp hộ vay có nhiều con theo học thì thời gian ân hạn được xác định theo số năm của người con đang theo học ở cấp học có số năm dài nhất. Trong thời gian ân hạn, hộ nghèo chưa phải trả gốc, nhưng phải trả lãi tiền vay.

Thời gian trả nợ: Tối đa bằng số năm được NHCSXH cho vay vốn trong thời gian học tại cấp học đó (tiểu học là 5 năm, trung học cơ sở 4 năm, trung học phổ thông 3 năm).

- NHCSXH phân kỳ thu nợ gốc một năm 1 lần, kỳ thu nợ gốc đầu tiên sau 1 năm kể từ khi kết thúc cho vay đối với học sinh đó.

- Số tiền thu nợ gốc mỗi kỳ ít nhất bằng số tiền cho vay bình quân một năm trong thời gian ân hạn.

- Hiện nay, NHCSXH thu lãi định kỳ hàng tháng theo Biên lai.

4.4.1.3 Tăng cường công tác tuyên truyền

Từ những năm gần đây công tác tuyên truyền tại xã Bản Lang đã được đa dạng hóa theo các năm chủ yếu các cán bộ tuyên truyền qua loa, qua các cuộc họp ban trên xã, qua tuyền miệng. Chương trình nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của các chính sách tín dụng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội, hướng tới dư luận, không để tình trạng thông tin sai làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tín dụng.

Tuyên truyền hoạt động của NHCSXH trong việc thực hiện các chính sách tín dụng trên địa bàn xã, tổ chức quản lý tín dụng tại địa phương. Tuyên truyền

nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân, động viên kịp thời các tấm gương điển hình trong công tác quản lý, sử dụng vốn tại địa phương.

Nội dung tuyên truyền gồm các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, của tỉnh đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trong việc vay vốn.

Việc tuyên truyền được thực hiện qua các lần giao ban giữa phòng giao dịch và các tổ trưởng, qua các buổi họp tổ tiết kiệm và vay vốn ở các tổ vay vốn. Công tác tuyên truyền quảng bá thông tin về NHCSXH đến với hộ nghèo có tác động rất lớn đến sự tiếp cận tín dụng. Quá trình tuyên truyền sẽ giúp cho hộ nghèo có thêm thông tin chung về ngân hàng, biết về những quyền lợi mình được hưởng, hiểu được quy trình, thủ tục cho vay, thời hạn và lãi suất cho vay,… Từ đó hộ nghèo bắt đầu hình thành các phương án sản xuất kinh doanh, xác định số vốn cần thiết để vay, và tìm đến một trong các nơi liên quan như ngân hàng, ban XĐGN xã... để tìm hiểu, đề nghị vay vốn.

4.4.2. Tăng cường công tác tư vấn sử dụng vốn vay

Tăng cường phổ biến chính sách đến các cán bộ cơ sở, làm cho họ nắm vững được nội dung và định hướng trong các văn bản, có như vậy thì khi triển khai chính sách đến người dân mới được dễ dàng tạo niềm tin cho dân.Ngoài ra cán bộ cơ sở cũng cần chủ động sáng tạo trong quá trình thực thi chính sách không quá phụ thuộc vào cấp trên. Cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền tới người dân, cải tạo hệ thống loa phát thanh của địa phương, để kịp thời và nhanh chóng đưa những thông tin về chính sách đến được với người dân.

Mở thêm nhiều lớp tập huấn cho cán bộ nâng cao năng lực cho cán bộ để hoạt động thực thi đạt hiệu quả cao hơn, Các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác là Đoàn thanh niên và Hội nông dân thường xuyên mở các lớp tập huấn cho vay vốn đối với tất cả các hộ nghèo trên địa bàn mình hoạt động, Niêm yết công khai các văn bản tại trụ sở, các trung tâm dân cư, văn hoá toàn xã.

Trong quá trình phát sổ nghèo, ban XĐGN, các trưởng bản cần nói qua cho hộ nghèo biết các chính sách ưu đãi được hưởng đã ghi ngay tại sổ. Đặc biệt nhấn mạnh đến chính sách tín dụng, những thông tin, địa chỉ liên hệ cần thiết để được giải đáp.

* Giải pháp về công tác tổ chức

+ Hoàn thiện quy trình thủ tục cho vay:

Quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo được cải thiện theo hướng phù hợp, tiện ích đối với hộ nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ trong việc tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng. Công tác thông tin về tín dụng đối với hộ nghèo còn hạn chế, kênh chuyển tải thông tin còn chưa nhiều, hình thức thông tin chưa đa dạng và phong phú, đề nghị:

+ Tăng cường hình thức tiếp cận tín dụng của hộ qua các phương tiện thông tin đại chúng như việc mở rộng vùng hoạt động của đài phát thanh, bưu điện văn hoá xã.

+ Các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác thường xuyên mở các lớp tập huấn cho vay vốn đối với tất cả các hộ nghèo trên địa bàn mình hoạt động.

+ Niêm yết công khai các văn bản tại các trụ sở, các trung tâm dân cư, văn hoá toàn xã.

+Thông qua tiếp xúc cử tri của Đại biểu Hội đồng nhân dân, các buổi họp với dân của các tổ chức chính trị xã hội; cấp uỷ và thôn trưởng để thông báo những chính sách tín dụng, hoạt động của NHCSXH tại địa phương, thông tin khác liên quan đến quá trình vay vốn, những địa chỉ liên hệ, số điện thoại,...

+ Nâng tần suất hoạt động của NHCSXH tại các điểm giao dịch tại xã từ 1 tháng/lần lên thành 2 - 3 tháng/lần.

4.4.3. Tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật

Nhiều hộ nghèo không biết hoặc chưa nắm rõ thủ tục vay vốn, đề nghị NHCSXH tập huấn cho các tổ chức chính trị xã hội tốt hơn với nội dung ngắn gọn súc tích gắn với thực hành; đề nghị các tổ chức chính trị xã hội tập huấn đối

với các hộ nghèo thật kỹ, ngắn gọn và cô đọng, nhiệt tình giải đáp những thắc mắc để hộ nghèo hiểu được thủ tục rõ nhất.

Về việc lấy xác nhận của chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác còn gặp khó khăn là do:

+ Thủ tục hành chính còn phức tạp, kéo dài thời gian luân chuyển và xử lý hồ sơ. Nên đơn giản các khâu trong quy trình luân chuyển và xử lý hồ sơ; phân công trách nhiệm rõ ràng, các cán bộ chuyên trách khi đi công tác hay đi vắng thì phải có người kế nhiệm nhận bàn giao. Đồng thời phải xử lý được hồ sơ cho vay khi luân chuyển tới.

+ Tác phong làm việc của một vài cán bộ vẫn còn tính quan liêu, bao cấp, không ngừng nâng cao tư tưởng cho cán bộ phục vụ trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo tại UBND các xã thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc giúp đỡ hộ nghèo vay vốn; lấy hộp thư góp ý và có hình hình xử lý đối với những ai gây khó khăn.

Để tăng nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn vay của hộ nghèo cần phải thực hiện một số vấn đề sau:

+ Thoả thuận với tổ tiết kiệm vay vốn tiếp tục gửi tiền tiết kiệm mà các hộ vay có thể góp.

+ Ngân hàng CSXH cần xem xét kỹ, phê duyệt cho các hộ có đủ điều kiện vay vốn được vay vốn, phân bố nguồn ngân sách hợp lý, giải ngân thêm để cung ứng lượng vốn người dân có nhu cầu vay.

+ Vận động các cá nhân, tổ chức có lòng hảo tâm, thiện chí giúp đỡ cho người nghèo bằng cách gửi tiền tiết kiệm vào NH CSXH với mức lãi suất thấp.

+ Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch dư nợ được giao hàng năm để khai thác triệt để nguồn vốn. Tăng cường công tác thu hồi nợ quá hạn, các khoản cho vay sai đối tượng để lấy nguồn tiền này cho vay lại.

* Giải pháp về công tác kiểm tra giám sát

tín dụng giúp ngân hàng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các sai sót trong quá trình cho vay hộ nghèo.

+ Đối với tổ chức nhận ủy thác là Hội nông dân xã và Đoàn Thanh niên xã tổ chức nhận uỷ tăng cường công tác kiểm tra đối với hoạt động nhận ủy thác của các tổ chức hội ở cơ sở, nhất là các tổ TK&VV, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo.

+ Đối với Phòng giao dịch huyện cần làm tốt việc kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay theo quy định. Chủ động tổ chức giao ban định kỳ tại các điểm giao dịch xã để trao đổi về kết quả uỷ thác, tồn tại, vướng mắc, có giải pháp thu hồi nợ đến hạn, xử lý nợ quá hạn, nợ khoanh.

+ Để tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát, NH CSXH huyện cần công khai toàn bộ nội dung chính sách tín dụng, đặt hòm thư góp ý; niêm yết danh sách số hộ còn dư nợ tại các điểm giao dịch để cho người dân biết thực hiện và kiểm tra.

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong những năm qua, công cuộc xóa đói giảm nghèo ở cả nước nói chung , NHCSXH huyện Phong Thổ triển khai trên địa bàn xã Bản Lang nói riêng đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ hộ nghèo cả nuớc liên tục giảm qua các năm, nhiều việc làm được tạo ra, thất nghiệp giảm, đời sống kinh tế của người dân ngày một nâng cao.Để có được những kết quả trên là Đảng và Nhà nước đã tập trung mọi nguồn lực để nhằm mục tiêu giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của dân, trong đó các chương trình tín dụng chính sách có vai trò lớn trong việc chuyển tải và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các đối tượng thụ hưởng đó là hộ nghèo, cận nghèo.

Việc nghiên cứu tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nghèo, cận nghèo từ NHCSXH tại xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là một việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.

Nghiên cứu này đã được sử dụng số liệu sơ cấp từ phỏng vấn trực tiếp tại 4 thôn trên địa bản xã Bản Lang bằng bảng câu hỏi được thiết kế nhằm thu thập các thông tin chung về hộ nghèo, cận nghèo đặc biệt là vấn đề về vay vốn và sử dụng vốn vay từ NHCSXH thông qua tổ chức tín dụng trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo, trong đó thiếu nguồn vốn là một trong những nguyên nhân đó. Tín dụng hộ nghèo, cận nghèo từ NHCSXH có vai trò rất quan trọng vì: Là động lực giúp người nghèo vượt qua đói nghèo;tạo điều kiện chon gười nghèo không phải vay nặng lãi, lãi suất thấp, không phải thế chấp tài sản, nên hiệu quả hoạt động kinh tế được nâng cao hơn;giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường; góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn,thực

hiện việc phân công lại lao động xã hội; cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới. Bài viết giúp xác nhận tình hình thực trạng khi đi vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nghèo, cận nghèo tại địa bàn xã Bản Lang.

Qua phân tích thực trạng vay vốn và sử dụng vốn vay từ NHCSXH của hộ nghèo, cận nghèo thông qua số liệu khảo sát tại xã . Nguồn tín dụng cho vay từ NHCSXH đã làm cho xã Bản Lang giảm từ .. hộ nghèo xuống còn …. Từ nguồn vốn mà hộ vay đã phát triển, nâng cao thu nhập hơn mặc dù mức sống nâng cao hơn chút nhưng vẫn có hộ chưa thoát khỏi ngưỡng nghèo và dừng lại tại cận nghèo.

Kết quả phân tích cho thấy chương trình tín dụng NHCSXH được triển khai ủy thác cho các đoàn thể tại xã đã tác động tích cực trong việc cải thiện đời sống hộ, tạo điều kiện cho người nghèo, cận nghèo tiếp cận với tín dụng, phát huy vai trò của hộ trong sự phát triển, khuyến khích long tự tin về khả năng sử dụng vốn vay trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao trình độ, kiến thức trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là tín dụng NHCSXH đã giúp các hộ nghèo nâng cao được thu nhập cải thiện được khả năng thoát nghèo.

Phần lớn các hộ nghèo, cận nghèo đều thấy tác động tích cực của tín dụng từ NHCSXH như phát triển kỹ thuật trong sản xuất, biết cách sản xuất hợp lý hơn, tích lũy được đồng vốn, nâng cao trình độ

5.2. Kiến nghị

5.2.1 Đối với NHCSXH

- Đề nghị HĐQT kiến nghị với chính phủ cấp đủ vốn điều lệ cho

Một phần của tài liệu Thực trạng vay vốn và sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội của hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã bản lang huyện phong thổ tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)