Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Thực trạng vay vốn và sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội của hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã bản lang huyện phong thổ tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 66 - 72)

Bảng 4.17 : Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ được vay vốn

Nội dung Số

hộ

Tỉ lệ (%)

Thủ tục vay vốn 2 5

Lượng tiền vay 5 12,5

Tài sản thế chấp 0 0 Lãi suất 5 12,5 Mục đích vay vốn 10 25 Có người quen ở NH 3 7,5 Thời hạn vay 15 37,5 Sổ đỏ 0 0 Chi phí giao dịch 0 0 Tổng 40 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020

“Từ khi được vay vốn của NHCSXH, tôi và gia đình đã quyết định xây them chuồng lợn, gà, đào ao để chăn nuôi gia cẩm, do mở rộng quy mô chăn nuôi nên tôi gọi các con đi làm thuê ở Hà Nội về để giúp làm việc, trồng them nhiều ngô, lúa để lấy thức ăn chăn nuôi … dù không có thu nhập ngay nhưng chú trọng vào chăn nuôi sẽ nhanh được bán,có vốn để quay vòng,mở rộng thêm quy mô, bên cạnh đó còn cải thiện bữa ăn gia đình”

Qua bảng cho thấy phần lớn hộ nghèo, cận nghèo đánh giá mục đích vay vốn là vấn đề quan trọng nhất quyết định việc vay vốn của ngân hàng, có 40 trên tổng 60 hộ điều tra chiếm 66% tiếp theo là thời hạn vay cũng chiếm sự quan tâm cần thiết của hộ nghèo, cận nghèo với (37,5%), do muốn được vay càng lâu càng tốt để họ đầu tư sản xuất,ví dụ:như mua trâu thì phải rất lâu sau trâu mới sinh con,và cần thời gian dài để trâu có thể lớn và bán được.

Theo nhìn nhận thực tế cho thấy, nhìn chung các hộ vay vốn từ NHCSXH đều cho rằng số vốn vay đã giúp họ trong việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. tuy nhiên, ở mỗi chương trình tín dụng đều có những mặt hạn chế khiến người nông dân còn khó khăn tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay này. Qua điều tra những đánh giá của hộ nghèo, cận nghèo về các chương trình tín dụng của NHCSXH tôi đã thấy được các ý kiến và được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.18:Ảnh hưởng của lượng vốn vay tới quyết định vay vốn của các hộ điều tra

Hộ nghèo vay Hộ cận nghèo vay Tổng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ lệ(%) Tỷ

1. Mức vay 10 100 10 100 20 100

Ít 7 70 2 20 9 45

Vừa phải 3 30 8 80 11 55

2. Lãi suất vay 10 100 10 100 20 100

Thấp - - 1 10 1 5 Trung bình 3 30 3 30 6 30 Cao 7 70 6 60 13 65 3. Thời hạn vay 10 100 10 100 20 100 Ngắn 2 20 1 10 3 15 Trung bình 5 50 3 30 8 40 Dài 3 30 6 60 9 45 4. Thái độ 10 100 10 100 20 100 Nhiệt tình 4 40 5 50 9 45 Bình thường 5 50 5 50 10 50 Không nhiệt tình 1 10 0 0 1 5 5. Thủ tục vay vốn 10 100 10 100 20 100 Nhanh 5 50 6 60 11 55 Bình thường 4 40 3 30 7 35 Chậm 1 10 1 10 2 10

Nguồn: Tổng số liệu điều tra năm 2020

4.3.1.1 Mức vay

- Là yếu tố đầu tiên mà các hộ suy nghĩ trong khi vay vốn, NHCSXH quyết định mức vay tùy thuộc vào hộ thuộc chính sách ưuđãi nào, chất lượng cuộc sống gia đình ra sao, nguồn vốn muốn vay đáp ứng đủ cho hộ làm ăn sản xuất hay chưa, khả năng trả nợ của các hộ… Một số hộ nghèo cho rằng mức vay của NHCSXH quyết định cho vay còn ít có 7 hộ trong tổng 10 hộ điều tra chiếm

tỷ lệ 70% và có 3 hộ còn lại cho rằng mức vay vừa phải chiếm tỷ lệ 30%. Còn với hộ cận nghèo đã điều tra về mức vay thì có 2 hộ cho rằng mức vay hô nhận được còn ít chiếm tỷ lệ 20%, 8 hộ lại cho rằng mức vay vừa phải chiếm tỷ lệ 80% trong tổng số 10 hộ cận nghèo đã điều tra trên địa bàn. Do mức sống của hộ cận nghèo hơn hộ nghèo nên mức vay do NHCSXH quyết định cho vay cũng khác nhau.Thường thì các hộ cận nghèo sẽ được vay với số tiền nhiều hơn hộ nghèo do các hộ cận nghèo bít làm ăn hơn, khả năng trả nợ cao hơn.

4.3.1.2 Lãi suất

- Cho vay là yếu tố quan trọng, có quyết định vay vốn hay không của các

hộ vay vốn tín dụng từ NHCSXH. Trong 10 hộ nghèo điều tra có 7 hộ( chiếm 70%) cho rằng mức lãi suất cho vay cao, 3 hộ( chiếm 30%) cho rằng mức lãi suất vừa phải trung bình và không có hộ nào cho rằng mức lãi suất là thấp. Đối với 10 hộ cận nghèo có 6 hộ (chiếm 60%) đánh giá mức lãi suất cao, 3 hộ ( chiếm 30%) đánh giá mức lãi suất trung bình và 1 hộ ( chiếm 10%) đánh giá khách quan cho rằng mức lãi suất thấp.

Qua bảng số liệu trên ta thấy đánh giá hộ điều tra cho rằng mức vốn vay của các chương trình vay vừa phải 35%. Với mức lãi suất được quy định theo từng chương trình hộ nghèo là 0,65/năm và hộ cận nghèo là 0,78%/năm.Đốivới các hộ đánh giá cho rằng mức lãi suất cao do hộ chủ yếu vay vốn vào chăn nuôi với mức vay khoảng 25- 30 triệu đồng. Như vậy ta có thể thấy rằng mức lãi suất có ảnh hưởng tùy thuộc vào nhóm hộ thuộc diện nghèo hay cận nghèo, khi mức sống của họ được nâng cao thì họ cho rằng mức lãi suất thấp, còn đối với hộ đời sống khó khăn thì họ lại cho rằng lãi suất này quá cao so với khả năng của mình khi vay vốn.

4.3.1.3 Thời hạn vay

-Đối với hộ nghèo có 3 hộ ( chiếm 30%) trong tổng số 10 hộ điều tra nhận xét thời hạn vay vốn dài, 5 hộ ( chiếm 50 %) nhận xét rằng thời hạn vay trung bình và 2 hộ( chiếm 20%) nhận xét rằng thời hạn vay ngắn. Còn đối với hộ

cận nghèo thì họ lại ý kiến khác với 6 hộ ( chiếm 60%) ý kiến rằng thời hạn vay dài, 3 hộ ( chiếm 30% ) trung bình và 1 hộ ( chiếm 10%) ngắn. Vấn đề này còn phụ thuộc vào mục đích, cách sử dụng vốn của hộ nghèo, cận nghèo hay những tác động từ những nhân tố khác nhau trong quá trình sử dụng vốn của họ, chẳng hạn như trình độ học vấn thấp, không biết làm ăn, gặp rủi ro (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

… ảnh hưởng đến việc hoàn trả vốn đúng hạn cho tổ chức tín dụng NHCSXH.

4.3.1.4 Thủ tục vay vốn

-Tuy thủ tục vay vốn còn làm các hộ khi đi vay lo ngại, một số hộ cho rằng thủ tục phức tạp nên ngại đi vay đây cũng là một lý do mà các hộ chưa hiểu hết đến thủ tục của NH. Do những thủ tục vay vốn tại ngân hàng còn nhiều phức tạp trong khi trình độ của người dân còn nhiều hạn chế nên đối với hộ nghèo,cận nghèo là một trở ngại rất lớn đối với họ.Có 5 hộ nghèo

cho rằng thủ tục vay vốn nhanh, 4 hộ bình thường và 1 hộ chậm. Hộ cận nghèo cho rằng thủ tục khi vay vốn có 6 hộ cho là nhanh, 3 hộ bình thường và 1 hộ chậm.

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay vốn kể trên thì còn có một số yếu tố như : tài sản thế chấp đây là điều kiện để ngân hàng có thể cho vay với số tiền lớn. Nếu tài sản thế chấp không đủ lớn thì NH sẽ không cho vay với số lượng vốn nhiều thì khi đó só tiền vay được của hộ có khi cũng không đáp ứng đủ tổng nhu cầu vốn cho phương án kinh doanh của mình.

4.3.1.5 Thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng CSXH

-Là một yếu tố có phần ảnh hưởng đến việc vay vốn của các hộ điều tra do khi đi vay vốn thái độ của các cán bộ ngân hang, các cán bộ xã đã tiếp cận với người nghèo. Họ cho rằng khi mình đi vay vốn thì thái độ phục vụ khách hang có phần quan trọng. Với hộ nghèo có 4 hộ cho rằng thái độ CBNH nhiệt tình, 5 hộ cho rằng là bình thường và có duy nhất 1 hộ cho rằng không nhiệt tình. Thường thì hộ nghèo có khả năng tiếp thu còn chậm do đó khi đi vay vốn họ cần

những cán bộ nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn trong việc làm thủ tục vay vốn, cũng như truyền đạt những kinh nghiệm làm ăn …. Với hộ cận nghèo thì có 5 hộ nhận thấy rằng thái độ nhiệt tình, 5 hộ bình thường và không có hộ nào cho rằng thái độ không nhiệt tình.

4.3.1.6 Ảnh hưởng từ các yếu tố tác động tự nhiên

Qua số liệu điều tra các hộ nghèo, cận nghèo năm 2020 nhận thấy một số các yếu tố tác đông chủ yếu sau:

Bảng 4.19 : Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả vay vốn của hộ

Các yếu tố Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ (n=25hộ ) Tỷ lệ (%) Số hộ (n=15 hộ ) Tỷ lệ(%) 1. Thiên tai 2 8 1 6,66

2. Thiếu kinh nghiệm 3 12 3 20

3. Thiếu nguồn lao động 4 16 1 6,67

4. Thị trường 2 8 2 13,33

5. Sức khỏe 8 32 4 26,66

6. Dịch bệnh 1 4 1 6,67

7. Thiếu KH, CN 2 8 3 20

8. Tính chất công việc 3 12 0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020

Hầu hết thì hộ nghèo,cận nghèo do thiếu sức khỏe chiếm số lượng lớn nhất trong các yếu tố: hộ nghèo chiếm 32%, hộ cận nghèo chiếm 26,66%.Đối với ngành sản xuất nông nghiệp thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn hơn các ngành kinh tế khác mà chủ yếu tính chất sản xuất, năng suất sản lượng lại phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Đây là yếu tố bất khả kháng chỉ có thể hạn chế thiệt hại chứ không thể tránh khỏi được. Qua số liệu điều tra thì có 2 hộ nghèo ( 8%), 1 hộ cận nghèo( chiếm 6,66%) phải chịu thiên tai do điều kiện tự nhiên gây ra.

Thị trường bấp bênh,cá chộ vay vốn để đầu từ sản xuất tiêu thụ sản phẩm nhưng khi thu hoạch sản phẩm hay tiêu thụ sản phẩm giá giảm mạnh dẫn đến sản

phẩm tồn đọng xuống cấp về số lượng và chất lượng, tình trạng này kéodài nhiều vụ làm cho bà con thu lỗ từ việc đầu tư, dẫn đến nợ tiền vay của NHCSXH.

Ngoài các yếu tố trên,còn một số các yếu tố khác như:một số hộ lười lao động, còn mang nặng tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nƣớc, chưa thực sự tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm làm ăn để tự vươn lên xóa đói giảm nghèo. Đầu ra sản phẩm không chắc chắn, giá cả thị trường không ổn định, điều kiện thời tiếtkhắc nhiệt, các dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Cơ chế chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh, hỗ trợ còn phân tán, thiếu tập trung.

Một phần của tài liệu Thực trạng vay vốn và sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội của hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã bản lang huyện phong thổ tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 66 - 72)