Thực trạng vay vốn, sử dụng nguồnvốn của hộ nghèo,cận nghèo từ

Một phần của tài liệu Thực trạng vay vốn và sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội của hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã bản lang huyện phong thổ tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 44)

NHCSXH tại xã Bản Lang

4.2.1. Thông tin chung về Ngân hàng CSXH huyện Phong Thổ

Các chương trình tín dụng của chi nhánh NHCSXH tỉnh Lai Châu được

thực hiện cho vay thông qua ủy thác cho 4 tổ chức đoàn thể với hơn 1.731 Tổ tiết kiệm và vay vốn tại các xã,bản tạo nên một kênh dẫn vốn hữu hiện, tin cậy đối với nhân dân và các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồng thời giúp cho hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận với dịch vụ tài chính của ngân hàng.

Tại các chương trình tín dụng được triển khai tại xã Bản Lang thì NHCSXH huyện Phong Thổ đều thực hiện cho vay hình thức duy nhất là ủy thác

cho vay qua 4 tổ chức: Hội nông dân ( ND), Hội phụ nữ ( PN), Hội cựu chiến binh ( CCB), Hội đoàn thanh niên.

Việc NHCSXH thực hiện việc ủy thác cho vay thông qua các tổ chức đoàn thể với ý nghĩa:

- Công khai hóa, xã hội hóa hoạt động của NHCSXH.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội, đoàn thể giúp nhân dân được tiếp cận, thụ hưởng các chính sách tín dụng ưađãi của Chính phủ, tạo một kênh dẫn vốn hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp ủy Đảng, chính quyền.

- Củng cố hoạt động của tổ chức Hội, đoàn thể ở cơ sở. Thông qua hoạt động tín dụng, các tổ chức Hội,đoàn thể có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, làm cho sinh hoạt Hội, đoàn thể có nội dung phong phú hơn.

- Thông qua việc ủy thác cho vay, các tổ chức Hội, đoàn thể có thể lồng ghép việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác, góp phần tiết giảm chi phí xã hội.

tài chính, tiết kiệm của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn.

- Thông qua việc bình xét công khai hộ vay vốn, phát huy vai trò của tổ

Bảng 4.2: Tình hình ủy thác qua các hội đoàn thể tại xã Bản Lang từ NHCSXH

STT

Tên tổ chức chính trị nhận ủy thác

Số tổ tiết kiệm vay vốn đang quản lý

(triệu đồng)

Số hộ Tổng dư nợ (triệu đồng)

1 Hội Nông dân 25 32 423

2 Hội Phụ nữ 32 27 320

3 Hội Cựu chiến binh 15 15 215

4 Đoàn thanh niên 22 36 685

Nguồn: Báo cáo UBND xã Bản Lang,2020

Phương thức ủy thác qua các tổ chức CT-XH đã làm tốt được công tác xã hội hóa mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tạo sự minh bạch, chính xác cho công tác xác định đối tượng thụ hưởng chính sách, hạn chế phát sinh tiêu cực. Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể phối hợp với cán bộ NHCSXH đã góp phần giúp khách hàng là người nghèo, cận nghèo vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả.hoạt động của các tổ chức cũng được củng cố hơn.

Các hội thường xuyên duy trì tốt việc gửi tiết kiệm 10.000đ/1 hội viên trên 1 tháng. Tính đến ngày 10/10/2020, 100% hội viên vay vốn đều tham gia gửi tiết kiệm. Các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích trả gốc lãi hàng tháng đầy đủ

4.2.1.1 Chương trình cho vay vốn của hộ nghèo

Nguyên tắc vay vốn: hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận * Mục tiêu: NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo góp phần thực hiện chương trinh mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội.

* Điều kiện để được vay vốn

- Có hộ khẩu thường trú hoặc có đơn đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã theo chuẩn nghèo do Bộ Lao Động thương binh và Xã hội công bố từng thời kỳ.

- Người vay vốn là đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH.

- Hộ nghèo phải tham gia tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn * Mục đích sử dụng vốn: chủ yếu tại địa phƣơng

- Đầu tư mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón...,công cụ lao động, chi phí thanh toán cung ứng lao vụ, đầu tư làm nghề thủ công, chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản.

- Đầu tư kinh doanh, TM-DV

- Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập

* Mức cho vay: từ ngày 06/04/2017 – 30/04/2020 mức tối đa cho vay là 50 triệu đồng/hộ; từ ngày 01/05/2020 đến nay là 100 triệu đồng/hộ. Mức cho vay đối với từng hộ nghèo căn cứ vào: Nhu cầu vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay, mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không được vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ.Hiện nay, NHCSXH huyện Phong Thổ đang tiến hành cho vay tối đa là 100.000.000 đồng đối với hộ nghèo.

* Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay ưuđãi đối với hộ nghèo do thủ tướng chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Hiện nay lãi suất cho vay hộ nghèo trong hạn tại NHCSXH huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là 6.6%/năm hay 0,55%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất vay trong hạn.

* Quy trình cho vay:Hộ

Sờ đồ 4.1 quy trình cho vay của hộ nghèo,cận nghèo

ChứcBước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, ngƣời vay viết Giấy đề nghị vay

vốn

(mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV.

Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị - xã hội tổ chức họp để bình

xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng.

Bước 4:Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báotới UBND cấp xã (mẫu

04/TD).

Bước 6: Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.

Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh

sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay.

“ Trích dẫn: Văn bản 316/NHCS-TD ngày 02/5/2020 về Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hộ nghèo”

* Những hộ nghèo không được vay vốn:

Những hộ không còn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp,lười biếng không chịu lao động. Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn, do Ngân hàng nhà nước trợ cấp.

4.2.1.2 Chương trình cho vay vốn của hộ cận nghèo

* Nguyên tắc vay vốn

Hộ cận nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận

* Mục tiêu: NHCSXH thực hiện cho vay hộ cận nghèo góp phần thực hiện chínhsách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Điều kiện vay vốn:

- Hộ cận nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phƣơng được UBND xã xác nhận trên danh sách 03/TD

- Có tên trong danh sách hộ cận nghèo tại xã theo chuẩn hộ cận nghèo theo Thủ tướng quy định từng thời kỳ

- Người vay vốn là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người kí nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH

* Mức cho vay:

Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg

- Mức cho vay do NHCSXH và hộ vay thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất, kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ.

- Hiện nay, mức cho vay tối đa: 50triệu đồng/1 hộ( từ ngày 06/4/2015- 30/4/2020) và 100 triệu đồng/ hộ ( 01/5/2020 đến nay)

* Mục đích sử dụng vốn vay:

- Sử dụng để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh * Thủ tục vay vốn:

bước 1:

- Người vay tự nguyện gia nhập Tổ tiết kiệm và vay vốn tại nơi sinh sống - Người vay viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay mẫu số 01/TD gửi Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bước 2:

- Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay ( mẫu số 01/TD) của tổ viên, tiến hành tổ chức họp tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại. Sau đó lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn( mẫu 03/TD) kèm giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) của các tổ viên trình UBND cấp xã.

- UBND cấp xã xác nhận các hộ xin vay đúng là những hộ thuộc diện nghèo theo quy định và hiện đang cư trú hợp pháp tại xã trên danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH ( mẫu 03/TD).

- Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ tiết kiệm và vay vốn có trách nhiệm gửi bộ hồ sơ xin vay tới NHCSXH cấp huyện để làm thủ tục phê duyệt cho vay.

Bước 3:

- NHCSXH nhận hồ sơ vay vốn tiến hành xem xét, phê duyệt cho vay - Sau khi phê duyệt, NHCSXH gửi thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) tới UBND cấp xã.

Bước 4:

- UBND cấp xã thông báo đến tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã để thông báo tới Tổ tiết kiệm và vay vốn, Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo đến người vay.

* Lãi suất cho vay: Theo Điều 3, Điều 4 Quyết định số 15/2016/QĐ – TTg, lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo được quy định:

- Bằng 130% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ. Hiện nay, lãi suất cho vay là 7,92 %/năm hay 0,66%/tháng. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất cho vay.

- Thời hạn cho vay do NHCSXH và hộ cận nghèo vay vốn thỏa thuận phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ.

- Cho vay ngắn hạn: đến 12 tháng

- Cho vay trung hạn: trên 12 tháng đến 60 tháng

“ Trích dẫn: Văn bản 1003/NHCS-TDNN ngày 12/4/2016 về Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ cận nghèo theo quyết định 15/2016/QĐ-TTg ngày 23/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ”.

Kết luận: Trong nền kinh tế khó khăn, giá cả leo thang, lạm phát gia tăng, nhưngđối với NHCSXH luôn có một mức lãi suất ưuđãi đối với người nghèo. Khác với các NHTM khác trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất để duy trì sự sống của mình. Qua đó, nhận thấy rừng dù trong bối cảnh kinh tế như thế nào đi chăng nữa thì những người nghèo luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, toàn xã hội đặc biệt là chính sách tín dụng ưu đãi đối với với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

4.2.2. Thực trạng vay vốn của hộ nghèo và hộ cận nghèo

4.2.2.1. Nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo

Bảng 4.3 Nhu cầu vay vốn của hộ nghèo,cận nghèo trên địa bàn xã Bản Lang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ cận nghèo

Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%)

Tổng số hộ được điều tra 29 100 31 100

1. Số hộ có nhu cầu vay vốn

29 100 20 64,5

2. Số hộ có nhu cầu vay vốn từ NHCSXH

26 89,6 18 58,1

3. Số hộ được vay vốn từ NHCSXH

25 86,2 15 48,3

Nguồn: Số liệu điều tra,2020

Qua bảng 4.3 ta thấy nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã khá cao cụ thể nhu cầu vay của hộ nghèo là 29 hộ chiếm (100%) trong tổng 29 hộ nghèo điều tra,hộ cận nghèo có 20 hộ chiếm (64,5 %) trong tổng 31 hộ,số hộ có nhu cầu vay vốn từ CSXH của hộ nghèo là 26 hộ chiếm (89,6%),hộ cận nghèo là 18 hộ chiếm (58,1%).Trong đó số hộ được vay vốn từ ngân hàng CSXH của hộ nghèo là 25 hộ chiếm (86,2%),hộ cận nghèo là 15 hộ chiếm (48,3 %).

Bảng 4.4: Nhu cầu vay vốn và khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn từ NHCSXH của các hộ điều tra

STT Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ

1 Tổng số hộ điều tra 60 100

2

Số hộ có nhu cầu vay vốn 44 81,7

Số hộ được chấp nhận vay 40 66,7

Số hộ không được chấp nhận vay 4 6,7 3 Số hộ không có nhu cầu vay vốn 16 26,6

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2020

Hoạt động tín dụng ưu đãi cần đáp ứng hơn nữa nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo,cận nghèo.Vẫn còn một số hộ muốn vay vốn nhưng không được chấp nhận vay có 4 hộ chiếm tỷ lệ (6,7%)

Bên cạnh những hộ có nhu cầu vay vốn đã làm đơn vay vốn còn một số hộ nằm trong diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thỏa mãn các điều kiện vay vốn nhưng không vay. Để làm rõ nguyên nhân này, tiến hành nghiên cứu nhua cầu của các hộ có kết quả điều tra thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.5: Nguyên nhân các hộ không vay vốn chính thức

Nguyên nhân Số hộ Tỷ lệ (%)

1. Tổng số hộ điều tra 16 100

2. Nguyên nhân

Không đáp ứng đủ điều kiện của ngân hàng 8 50

Không biết thủ tục vay vốn 6 37,5

Thủ tục rườm rà 2 12,5

Tổng 100%

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân các hộ không có nhu cầu vay vốn có tổng 10 hộ trong đó các hộ sợ thủ tục rườm rà chiếm 12,5%( 2 hộ);

không biết thủ tục vay vốn chiếm 37,5%(6 hộ),không đáp ứng đủ điều kiện của ngân hàng chiếm 50%( 4 hộ).

Để bảo toàn được đồng vốn vay trước hết ngừời có vốn phải sử dụng vào đúng mục đích đã được vạch ra trước khi vay vốn. Trong đơn xin vay vốn các hộ nghèo, cận nghèo xin vay với nhiều lý do khác nhau, có hộ xin vay vào mục đích sản xuất Nông nghiệp, Kinh doanh, TMDV, vay vốn cho con emđi học…Tuy nhiên trong quá trình sử dụng đồng vốn vay từ NHCSXH thì cũng phát sinh và xảy ra tình trạng sử dụng vốn không đúng với mục đích nhưng chiếm tỷ lệ ít.

4.2.2.2. Mục đích vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo

Bảng 4.6 : Mục đích xin vay vốn của các hộ điều tra kê khai khi vay vốn

( ĐVT: Hộ)

STT Mục đích vay vốn Số hộ Tỉ lệ (%)

( n= 40 hộ ) 100 1 Đầu tư cho nông nghiệp 36 90 2 Đầu tư cho kinh doanh TMDV 3 7,5

3 Vay vốn cho con em đi học 0 0

4 Khác 1 2,5

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020

Theo kết quả điều tra cho thấy, có 90% số trường hợp vay với mục đích phục vụ sản suất Nông nghiệp; và có 2,5% xin vay với mục đích khác. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì NHCSXH ít khi cho hộ nghèo, cận nghèo vay với mục đích tiêu dùng hay một số mục đích nào khác như sửa nhà, mua xe, sang đất … Về tình hình sử dụng vốn vay, mặc dù người đi vay ghi trong đơn xin vay với mục đích sản xuất là chủ yếu và đây là yếu tố để Ngân hàng xem xét quyết định cho vay. Do đó, bảng 4.7 ta thấy có 90% hộ vay sử dụng vốn vay vào sản xuất

Nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất đúng với một xã thuần nông, 7,5% hộ vay về để kinh doanh như buôn bán nhỏ và không có hộ nào vay vốn cho con em đi

Một phần của tài liệu Thực trạng vay vốn và sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội của hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã bản lang huyện phong thổ tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 44)