TẬN DỤNG SỰ SÔI ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu 20190506100531-bctn_2018 (Trang 26)

DÒNG VỐN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Năm 2018, nguồn vốn đầu tư FDI của Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định. Theo đó, tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 35,5 tỷ USD, tương đương giá trị giải ngân năm 2018 và vốn FDI giải ngân đạt trên 19 tỷ USD – tăng trưởng 9,1% so với năm 2017 và tiếp tục thiết lập mốc giải ngân vốn cao kỷ lục từ trước đến nay. Năm 2019 xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục duy trì sự sôi động nhờ sự hưởng lợi trực tiếp từ sự dịch chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc trước tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo, ngành dệt may… sẽ là những ngành hưởng lợi từ xu hướng này. Bên cạnh đó, với các ưu thế có được về (1) lực lượng lao động dồi dào, (2) hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, (3) cơ sở hạ tầng được đầu tư tích cực, (4) cùng với việc trở thành đích ngắm cho những cải cách về chính sách đầu tư tại Việt Nam thì các vùng kinh tế trọng điểm như TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An... sẽ thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư chảy vào. Chính sách phát triển công nghiệp cùng nguồn vốn FDI sẽ tạo động lực thúc đẩy số lượng doanh nghiệp và sự mở rộng quy mô sản xuất. Do đó, nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho hoạt động xây dựng và sản xuất được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Đối với PVGas South thì đây là cơ hội lớn khi địa bàn kinh doanh của Công ty là trọng điểm đầu tư của nguồn vốn FDI.

Một phần của tài liệu 20190506100531-bctn_2018 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)