Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM

Một phần của tài liệu TIỀN ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG THANH TOÁN VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 43)

Trƣớc khi thực hiện ƣớc lƣợng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM, nhóm tác giả thực hiện kiểm định tính đồng tích hợp của các chuỗi thời gian trong mô hình. Việc kiểm định đồng tích hợp của các chuỗi thời gian đƣợc thực hiện thông qua ƣớc lƣợng bình phƣơng bé nhất (OLS) và kiểm định tính dừng của các chuỗi sai số ƣớc lƣợng. Kết quả ƣớc lƣợng OLS các mô hình vận tốc của tiền đƣợc trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.4. Kết quả ƣớc lƣợng tác động của tiền điện tử đến chính sách tiền tệ trong dài hạn

Các biến Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3

lnV0t lnV1t lnV2t Hằng số -1.097978 -1.594164 -1.097978 LNI 0.217483*** 0.209643** 0.217483*** LNCR -0.916467 -0.073077 0.083533 LNEC 0.266902*** -0.635488*** 0.266902*** LNFE -1.385014 -1.555300 -1.385014

P-value của kiểm định tự tƣơng quan

0.7292 0.7295 0.7292

P-value của kiểm định phƣơng sai thay đổi

0.4769 0.4632 0.4769

(***) có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, (**) có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, (*) có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.

Bảng 4.4 cho thấy, trong cả 3 mô hình, các hệ số hồi quy của biến lnIt đều mang giá trị dƣơng và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, tức là lãi suất chiết khấu có tác động tích cực đến vận tốc của tiền. Hệ số hồi quy của các biến lnECt đều mang giá trị dƣơng và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, tức là tỷ lệ tiền điện tử có tác động tích cực đến vận tốc của tiền. Bên cạnh đó, các kiểm định cho thấy cả 3 mô hình đều không có hiện tƣợng tự tƣơng quan và phƣơng sai thay đổi. Kết quả kiểm định cũng cho thấy cả 3 mô hình đều đảm bảo tính vững (phụ lục 2).

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi sai số

Sai số mô hình ADF P_value Kết quả

ECM1 -2.556964 0.0115** Chuỗi dừng

ECM2 -2.037765 0.0408** Chuỗi dừng

ECM3 -2.556964 0.0115** Chuỗi dừng

(***) có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, (**) có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, (*) có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.

Nguồn: phụ lục 2

Kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi sai số trong 3 mô hình cung cấp mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến vận tốc của tiền với các biến độc lập. Bảng 4.5 cho thấy cả 3 chuỗi sai số đều dừng ở mức ý nghĩa 5%. Nhƣ vậy, tồn tại mối cân bằng trong dài hạn giữa các biến vận tốc của tiền và các biến độc lập.

Tiếp theo, nhóm tác giả thực hiện ƣớc lƣợng mô hình ECM để tìm kiếm tác động trong ngắn hạn giữa các biến vận tốc của tiền và các biến độc lập. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.6. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình ECM

Các biến Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3

d(lnV0t d(lnV1t d(lnV2t Hằng số 0.012272 0.012000 0.012272 d(LNI) 0.253974 0.236590 0.253974 d(LNCR) 0.646912 1.475770 1.646912 d(LNEC) 0.313402** -0.597289*** 0.313402** d(LNFE) 2.524832 2.293938 2.524832 d(ECM(-1)) -1.189390*** -1.188633*** -1.189390***

P-value của kiểm định tự tƣơng quan

0.5037 0.5137 0.5037

P-value của kiểm định phƣơng sai thay đổi

0.1659 0.1742 0.1659

(***) có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, (**) có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, (*) có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.

Nguồn: phụ lục 2

Theo Engle và Granger (1987), nếu có mối quan hệ đồng tích hợp, Mô hình hiệu chỉnh sai số sẽ phù hợp trong việc giải thích mối quan hệ không cân bằng trong ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu ở trên đã cho thấy tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến trong mô hình OLS và phần dƣ có tính dừng.

Bảng 4.6 cho thấy, trong cả 3 mô hình, các hệ số hồi quy của các biến d(ECM(-1)) đều mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, điều này cho thấy vận tốc của tiền có sự điều chỉnh trong dài hạn ở cả 3 mô hình. Bên cạnh đó, các hệ số hồi quy của các biến d(ECM(-1)) đều có giá trị tuyệt đối lớn hơn 1, kết quả này cho thấy tốc độ điều chỉnh vận tốc của tiền về trạng thái cân bằng tại thị trƣờng Việt Nam là mạnh.

Bên cạnh đó, các hệ số hồi quy của các biến lnECt đều mang giá trị dƣơng và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, tức là trong ngắn hạn tỷ lệ tiền điện tử có tác động tích cực đến vận tốc của tiền. Bên cạnh đó, các kiểm định cho thấy cả 3 mô hình đều không có hiện tƣợng tự tƣơng quan và phƣơng sai thay đổi. Kết quả kiểm định cũng cho thấy cả 3 mô hình đều đảm bảo tính vững (phụ lục 2).

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự tác động của tiền mặt đến vận tốc của tiền. Có thể thấy tiền điện tử nhƣ một sự bổ sung của tiền mặt, một sự sut giảm trong việc nắm giữ tiền mặt sẽ đƣợc bù đắp bằng tiền điện tử. Do đó, sự sụt giảm này gần nhƣ không có tác động có ý nghĩa thống kê đến vận tốc của tiền. Tuy nhiên, hệ số hồi quy của biến d(ECM(-1)) trong mô hình hiệu chỉnh sai số vận tốc của tiền mặt d(lnV0t cho thấy sự điều chỉnh về trạng thái cân bằng trong dài hạn diễn ra rất mạnh. Kết quả này cho thấy, sự bù đắp của tiền điện tử thay cho tiền mặt trong ngắn hạn mang tính chất bổ sung hơn là thay thế. Trong dài hạn, sự bù

đắp của tiền điện tử thay cho tiền mặt sẽ mang tính chất thay thế và thúc đẩy sự gia tăng của vận tốc lƣu thông tiền mặt.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong dài hạn, tiền điện tử có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến vận tốc lƣu thông của tiền mặt V0 và Vận tốc lƣu thông của tổng phƣơng tiện thanh toán V2. Tuy nhiên, kết quả tác động của tiền điện tử đến vận tốc lƣu thông tiền V1 là tiêu cực. Điều này có thể đƣợc lý giải là do việc nắm giữ tiền điện tử thuận tiện và ít tốn chi phí hơn so với tiền mặt, do đó mọi ngƣời sẽ gia tăng thời gian nắm giữ tiền điện tử. Nhƣ một kết quả, việc làm này sẽ giảm vận tốc lƣu thông tiền V1. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trong dài hạn, việc gia tăng lãi suất chiết khấu sẽ có tác động tích cực đến vận tốc lƣu thông tiền. Lãi suất chiết khấu gia tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của mặt bằng lãi suất trên thị trƣờng bao gồm cả lãi suất huy động. Do đó, sẽ khuyến khích mọi ngƣời gia tăng nắm giữ tiền điện tử thay vì tiền mặt. Mặt khác lý thuyết Keynes (1965) cũng cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa cung tiền và lãi suất. Trong khi đó, cung tiền và vận tốc lƣu thông tiền lại có mối quan hệ nghịch đảo. Điều này lý giải cho tác động tích cực của lãi suất tái chiết khấu đến vận tốc lƣu thông tiền.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Trong chƣơng 4, nhóm nghiên cứu đã trình bày cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán tiền điện tử tại Việt Nam và đánh giá về các thành công và hạn chế của các quy định hiện tại. Có thể thấy, hệ thống các quy định pháp lý hiện tại chƣa có văn bản chính thức trực tiếp chi phối hoạt động thanh toán tiền điện tử.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích tác động của tiền điện tử đến hệ thống thanh toán và chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Việc đánh giá tác động của tiền điện tử đến chính sách tiền tệ tại Việt Nam đƣợc thực hiện thông qua vận tốc lƣu thông tiền. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chƣơng 4, chƣơng 5 sẽ đƣa ra các hàm ý chính sách đối với việc quản lý tiền điện tử.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận

Mặc dù đây là một chủ đề mới đƣợc nghiên cứu trong một thời gian ngắn, nhƣng đề tài đã cung cấp một số khái niệm chung nhất về tiền điện tử đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng làm cơ sở để xây dựng khung pháp lý cho quản lý tiền điện tử ở các quốc gia của họ. Tại Việt Nam, việc xác định khái niệm về tiền điện tử sẽ cho phép các nhà hoạch định chính sách và lập pháp làm rõ bản chất của tiền điện tử để xác định phạm vi, đối tƣợng và đƣa ra khung pháp lý phù hợp.

Nghiên cứu đã phân tích khung pháp lý về tiền điện tử ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ Chỉ thị Ngân hàng Trung ƣơng về Tiền điện tử đến các nƣớc châu Phi (nhƣ Kenya, Tazania) hoặc các quốc gia có cùng điều kiện và ở cùng khu vực với Việt Nam nhƣ Singapore, Malaysia. Trên thực tế, các quốc gia trên thế giới mặc dù có các hình thức quản lý khác nhau nhƣng về cơ bản là đồng nhất khi phân tích bản chất của tiền điện tử và khung pháp lý đã đƣợc xây dựng để quản lý việc cung cấp tiền điện tử đều hƣớng đến khía cạnh an toàn và hiệu quả.

Tại Việt Nam, mặc dù không có văn bản pháp lý nào trực tiếp và đầy đủ liên quan đến tiền điện tử nhƣng các hình thái của tiền điện tử đã xuất hiện dƣới dạng thẻ ngân hàng hoặc ví điện tử. Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các phƣơng thức thanh toán tiền điện tử đang phát triển mạnh mẽ về số lƣợng và giá trị giao dịch. Điều này cho thấy xu hƣớng phát triển của tiền điện tử tại Việt Nam là không thể thiếu.

Bên cạnh những thuận lợi mang lại cho hệ thống thanh toán, xu hƣớng này cũng đặt ra nhiều vấn đề cho chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, tiền điện tử có tác động tích cực đến vận tốc lƣu thông tiền mặt và tổng phƣơng tiện thanh toán của nền kinh tế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong ngắn hạn, tiền điện tử mang tính chất là phƣơng tiện thanh toán bổ sung cho tiền mặt. Trong dài hạn, tiền điện tử có thể phát triển và là một phƣơng tiện thanh toán có thể thay thế cho tiền mặt. Sự thay thế trong dài hạn này có thể dẫn đến những tác động không mong muốn đến chính sách tiền tệ tại Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống các vấn đề liên quan đến tiền điện tử và đánh giá về tình hình thực tế của việc cung cấp và sử dụng tiền điện tử tại Việt Nam cũng nhƣ tác động của tiền điện tử đến chính sách tiền tệ, nghiên cứu tiến hành đề xuất những hàm ý chính sách về quản lý tiền điện tử tại Việt Nam.

5.2. Hàm ý chính sách

Vào ngày 21 tháng 8 năm 2017, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về phê duyệt Đề xuất thiết lập khung pháp lý toàn diện để quản lý tài sản ảo, tiền ảo và tiền điện tử. Theo đó, Thủ tƣớng Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam chịu trách nhiệm chính và phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan, xem xét, nghiên cứu và đề xuất sửa đổi, bổ sung và ban hành các quy phạm pháp luật về tiền điện tử. Do đó, đây sẽ là cơ hội tốt để thực hiện đánh giá toàn diện về tiền điện tử tại Việt Nam để hƣớng dẫn đề xuất cải thiện khuôn khổ cho tiền điện tử tại Việt Nam.

Tiền điện tử là một phƣơng thức thanh toán tƣơng đối mới, đang trong giai đoạn phát triển ban đầu và mới bắt đầu phát triển ở quy mô toàn cầu. Do đó, không thể ngay lập tức đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực, cũng nhƣ những rủi ro do phƣơng tiện thanh toán này mang lại. Ngay cả hệ thống pháp luật trên thế giới và ở mỗi quốc gia cũng không đủ quy định về quản lý tiền điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển của tiền điện tử trong tƣơng lai là chắc chắn vì đây là một phƣơng thức thanh toán hiện đại và tiện lợi.

Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và xu hƣớng tiền kỹ thuật số gắn liền với sự phát triển của khoa học và công nghệ, chúng ta có thể thấy sự hiện đại và lợi ích của tiền điện tử. Tuy nhiên, cũng phải cân nhắc các rủi ro liên quan (nhƣ rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, …) và cơ sở hạ tầng thích hợp (thanh toán, giải quyết, quản lý rủi ro, ...). Trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam, việc giới thiệu tiền điện tử đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lƣỡng với mục tiêu dài hạn để giảm thiểu rủi ro và tận dụng lợi ích của tiền điện tử. Do đó, cần cải thiện khung pháp lý về tiền điện tử tại Việt Nam một cách kịp thời để đáp ứng nhu cầu thiết thực cho sự phát triển và ứng dụng tiền điện tử tại Việt Nam.

Để đảm bảo tính toàn diện và nhất quán về tiền điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, trƣớc hết, khung pháp lý về tiền điện tử cần làm rõ khái niệm, bản chất và hình thức thể hiện của tiền điện tử, cơ quan cấp phép, điều kiện cung cấp

tiền điện tử ; thủ tục quản lý và kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin giao dịch, cũng nhƣ tuân thủ các quy định về phòng chống rửa tiền, bảo vệ lợi ích khách hàng và quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trong các văn bản pháp lý.

Thứ hai, cần xác định phạm vi và đối tƣợng cung cấp tiền điện tử để ban hành các quy định quản lý phù hợp. Theo thông lệ quốc tế, ngoài các ngân hàng và tổ chức tín dụng, các tổ chức phi ngân hàng đƣợc phép cung cấp tiền điện tử khi đáp ứng các điều kiện theo quy định và đƣợc cấp phép bởi chính quyền hoặc ngân hàng trung ƣơng. Trong bối cảnh thực tế của Việt Nam, để thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho ngƣời dân, ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có thể cung cấp tiền điện tử dƣới dạng thẻ trả trƣớc; và các nhà cung cấp trung gian thanh toán có thể cung cấp tiền điện tử dƣới dạng ví điện tử.

Thứ ba, quy định về điều kiện đối với các nhà cung cấp tiền điện tử nên nghiêm ngặt. Để đảm bảo hoạt động cung cấp tiền điện tử an toàn và lành mạnh tại Việt Nam, cần đƣa ra các điều kiện nghiêm ngặt đối với các nhà cung cấp tiền điện tử nhƣ yêu cầu về vốn, nhân sự, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mạng, hệ thống công nghệ thông tin, cơ chế giám sát an ninh và an toàn, bảo vệ lợi ích và tài sản của khách hàng, chế độ thông tin và báo cáo, quy định an toàn về nhận dạng khách hàng (KYC), quy định chống rửa tiền; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc cung cấp tiền điện tử của ngân hàng cho các tổ chức khác... Đồng thời, các tổ chức phi ngân hàng phải xây dựng các quy trình quản lý rủi ro, không huy động tiền gửi, tiền điện tử phải đƣợc gửi vào tài khoản bảo mật tại các ngân hàng mà không cần lãi suất và bất cứ khi nào khách hàng yêu cầu hoàn lại tiền, các tổ chức phải hoàn trả đúng giá trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ai, H. and Fan, L. 2002. An empirical analysis of monetary velocity in China.

World Economy. 8. pp.53-59.

Al-Laham, M. Altarawneh, H. Abdallat, N., 2009. Development of Electronic Money and Its Impact on the Central Bank Role and Monetary Policy. Issues in Informing Science and Information Technology, 6:340-349.

Amromin, G. and Chakravorti, S., 2008. Whither Loose Change? The Diminishing Demand for Small Denomination Currency. Norges Bank. [Online]. Available at:http://m.norges-bank.no/Upload/Konferanser/2008-11- 14/Chakravorti.

Bank of England, 2014. The economics of digital currencies. [Online]. Available at: www.bankofengland.co.uk/publications/Documents/quarterlybulletin/2014/ qb14q3digitalcurrenciesbitcoin2.pdf.

Berentsen, A., 1997. Digital money, liquidity, and monetary policy. Retrieved from http://www.firstmonday.dk/issues/issue2_7/berentsen/.

Crockett, A., 1998. Report on electronic money. Bank for International Settlements. Dorn, J., 1997. The future of money in the information age. Washington, D.C.: Cato

Institute.

Ely, B., 1996. Electronic money and monetary policy: Separating fact from fiction.

The Future of European Central Bank 2000, Report on Electronic money, ECB.

Engle, R. and Granger, C., 1987. Co-integration and Error Correction: Representation, Estimation, and Testing, Econometrica, 55, issue 2, p. 251- 76.

Một phần của tài liệu TIỀN ĐIỆN TỬ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG THANH TOÁN VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)