7. Kết cấu của Luận văn
1.2.2. Tiêu chí đánh giá trí lực
Trí lực là năng lực của trí tuệ, quyết định phần lớn khả năng lao động sáng tạo của con ngƣời. Trí lực đƣợc coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong mỗi con ngƣời bởi tất cả những gì thúc đẩy con ngƣời hành động tất nhiên phải thông qua tƣ duy của họ. Khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ trở thành yêu cầu quan trọng nhất của việc phát huy nguồn lực con ngƣời. Trí lực của nguồn nhân lực đƣợc đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
(1). Trình độ văn hóa
Trình độ văn hoá là sự hiểu biết của ngƣời lao động đối với những kiến thức ph thông về tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội; là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì sự sống. Trình độ văn hóa đƣợc cung cấp thông qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy; qua quá trình học tập của mỗi cá nhân.
Theo hệ thống giáo dục Việt Nam, trình độ văn hóa đƣợc thể hiện qua bậc Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), Trung học cơ sở (lớp 6 đến lớp 9) và Trung học ph thông (lớp 10 đếp lớp 12).
(2) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu công việc của vị trí đang đảm nhận. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực, vì trình độ học chuyên
môn cao tạo ra những điều kiện và khả năng để tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất kinh doanh; sáng tạo ra những sản phẩm mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp đó nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung. Trình độ chuyên môn biểu hiện qua trình độ đƣợc đào tạo ở các trƣờng nghề, trƣờng trung học chuyên nghiệp, cao đẳng hay đại học và sau đại học do đó trình độ chuyên môn kỹ thuật đƣợc thể hiện qua tỷ lệ ngƣời đã có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học hay thể hiện qua tỷ lệ số lao động đã đƣợc đào tạo qua trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, hay đƣợc đào tạo ngắn hạn về một nghề nghiệp nhất định nào đó hoặc chƣa đƣợc đào tạo bất cứ nghề nào đó.
(3). Kỹ năng mềm
Ngày nay, các doanh nghiệp khi thực hiện tuyển dụng đều tìm kiếm những ứng viên mà ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ (thƣờng đƣợc thể hiện qua bằng cấp, khả năng học vấn…) còn có những kỹ năng mềm khác hỗ trợ cho công việc. Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng nhƣ: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, tin học, ngoại ngữ ... là những kỹ năng thƣờng không phải lúc nào cũng đƣợc học trong nhà trƣờng, không liên quan đến kiến thức chuyên môn. Kỹ năng mềm b trợ và làm hoàn thiện hơn năng lực làm việc của ngƣời lao động, trong nhiều trƣờng hợp kỹ năng mềm còn là thƣớc đo hiệu quả cao trong công việc.
(4). Trình độ ngoại ngữ và tin học
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay, thông thạo ngoại ngữ và tìn học đang trở thành một kỹ năng không thể thiếu đối với ngƣời lao động. Dù làm các công việc trực tiếp nhƣ ngƣời công nhân đứng máy hay làm công việc gián tiếp nhƣ lái xe, văn phòng… biết và thông thạo đƣợc ngoại ngữ, có khả năng sử dụng thành thạo công cụ tin học là lợi thế rất lớn giúp
cho ngƣời lao động hoàn thành tốt hơn công việc của mình. Chính vì vậy, trình độ ngoại ngữ và tin học đã trở thành một trong các nội dung chính làm thƣớc đo chất lƣợng nguồn nhân lực của doanh nghiệp