7. Kết cấu của Luận văn
1.2.3. Tiêu chí đánh giá tâm lực
Tâm lực còn gọi là phẩm chất tâm lý - xã hội, đƣợc thể hiện qua tinh thần, thái độ lao động và đạo đức nghề nghiệp.
Tinh thần là ý thức trong lao động nhƣ: tác phong lao động đúng giờ, có trách nhiệm, có ý thức tự giác cao, có niềm say mê nghề nghiệp và chuyên môn, có sự sáng tạo, năng động trong công việc; có khả năng thích ứng với những thay đ i trong nghề nghiệp. Tâm lực đƣợc đánh giá thông qua ý thức t chức kỷ luật, thái độ làm việc; Ý thức tự giác trong công việc; Phẩm chất đạo đức; Tình thần yêu nghề.
Thái độ làm việc chính là ý thức của ngƣời lao động trong quá trình làm việc đƣợc thể hiện qua ý thức t chức kỷ luật, tự giác chấp hành các nội quy, quy chế trong lao động, giữ gìn kỷ luật, kỷ cƣơng, thực hiện đúng các quy trình, quy định không để ra sai sót. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bản chất và tính cách của mỗi cá nhân ngƣời lao động.
Đạo đức nghề nghiệp của ngƣời lao động thể hiện trƣớc hết là tinh thần làm việc, làm việc theo đúng lƣơng tâm trách nhiệm của mình, không vụ lợi, không vì lợi ích cá nhân mà ảnh hƣởng đến công việc, ảnh hƣởng đến toàn bộ doanh nghiệp nơi mình làm việc. Tất cả các yếu tố về thái độ làm việc, đạo đức nghề nghiệp đều là những yếu tố bên trong, quy định ở tính cách, bản tính của nguồn nhân lực. Tất cả những yếu tố đó nằm trong phạm trù đạo đức của con ngƣời vì thế rất khó đánh giá và lƣợng hóa.