QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Điều 94 Nguyên tắc về quản lý chất thả

Một phần của tài liệu DT-Luat-BVMT-gui-xin-y-kien-cac-DDBQH (Trang 47 - 48)

Điều 94. Nguyên tắc về quản lý chất thải

1. Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý.

2. Chất thải hạt nhân, phóng xạ được quản lý theo các quy định của luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 95. Tái sử dụng, tái chế chất thải

1. Chất thải có khả năng tái sử dụng và tái chế phải được phân loại riêng. 2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh chất thải có trách nhiệm đảm bảo chất thải được xử lý có hiệu quả; hạn chế đến mức thấp nhất chất thải phải tiêu hủy, thải bỏ; tái sử dụng chất thải rắn, nước thải; thu hồi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.

Điều 96. Thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ

1. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ có tác động xấu đến môi trường.

2. Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển các sản phẩm thải bỏ đến nơi quy định.

3. Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý môi trường các cấp có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom các sản phẩm thải bỏ.

4. Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung cụ thể việc thu hồi, xử lý các sản phẩm thải bỏ.

Điều 97. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải

1. Lập quy hoạch, bố trí mặt bằng cho việc tập kết chất thải, khu chôn lấp chất thải, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.

2. Đầu tư xây dựng, vận hành các công trình công cộng phục vụ quản lý chất thải thuộc địa bàn.

3. Kiểm tra, giám định các công trình quản lý chất thải của tổ chức, cá nhân trước khi đưa vào sử dụng theo thẩm quyền.

4. Ban hành, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.

Điều 98. Trách nhiệm của chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất trong quản lý chất thải

1. Bố trí mặt bằng cho việc tập kết chất thải, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung trong phạm vi quản lý.

2. Quản lý việc xây dựng, vận hành các công trình xử lý chất thải thuộc phạm vi quản lý.

3. Quản lý việc đấu nối các nguồn xả thải vào hệ thống thu gom, thoát nước, xử lý nước thải tập trung.

Điều 99. Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong quản lý chất thải sinh hoạt

1. Hộ gia đình, cá nhân có phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, phân loại, thu gom và thải bỏ chất thải đúng nơi quy định.

2. Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chi trả cho các dịch vụ thu gom, xử lý chất thải.

Mục 2

Một phần của tài liệu DT-Luat-BVMT-gui-xin-y-kien-cac-DDBQH (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w