QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG Điều 135 Hoạt động quan trắc môi trường

Một phần của tài liệu DT-Luat-BVMT-gui-xin-y-kien-cac-DDBQH (Trang 62 - 64)

Điều 135. Hoạt động quan trắc môi trường

1. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện quan trắc môi trường xung quanh.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục và hướng dẫn thực hiện quan trắc các chất phát thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường.

3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc danh mục chịu trách nhiệm quan trắc các chất phát thải phải bảo đảm tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường và quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 136. Thành phần môi trường và chất phát thải cần được quan trắc

1. Môi trường nước: nước mặt lục địa, nước dưới đất, nước biển.

2. Môi trường không khí: không khí trong nhà, không khí ngoài trời, tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.

3. Môi trường đất, trầm tích. 4. Phóng xạ.

5. Nước thải, khí thải, chất thải rắn.

6. Hóa chất nguy hại phát thải và tích tụ trong môi trường. 7. Đa dạng sinh học.

Điều 137. Chương trình quan trắc môi trường

1. Chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm các chương trình quan trắc môi trường các lưu vực sông và hồ liên tỉnh, các vùng kinh tế trọng điểm, môi trường xuyên biên giới và môi trường tại các vùng có tính đặc thù.

2. Chương trình quan trắc môi trường cấp tỉnh gồm các chương trình quan trắc các thành phần môi trường trên địa bàn.

3. Chương trình quan trắc môi trường của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm quan trắc các chất phát thải và các thành phần môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều 138. Hệ thống quan trắc môi trường

1. Hệ thống quan trắc môi trường bao gồm: a) Quan trắc môi trường quốc gia;

b) Quan trắc môi trường cấp tỉnh;

c) Quan trắc môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 2. Các tổ chức tham gia hệ thống quan trắc môi trường bao gồm:

a) Các tổ chức lấy mẫu, đo đạc mẫu môi trường tại hiện trường; b) Các phòng thí nghiệm, phân tích mẫu môi trường;

c) Các tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc môi trường;

d) Các tổ chức quản lý, xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường. 3. Hệ thống quan trắc môi trường phải được quy hoạch đồng bộ, có tính liên kết, tạo thành mạng lưới thống nhất và toàn diện.

Điều 139. Nội dung quy hoạch quan trắc môi trường

1. Mục tiêu của quy hoạch.

2. Điều tra, nghiên cứu, xác định đối tượng quan trắc và dữ liệu cần thu thập.

3. Quy mô, mật độ, chức năng của các trạm quan trắc thuộc hệ thống. 4. Nguồn lực thực hiện quy hoạch.

5. Tiến độ quy hoạch. 6. Tổ chức thực hiện.

Điều 140. Trách nhiệm quan trắc môi trường

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động quan trắc môi trường trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc môi trường quốc gia.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn, báo cáo kết quả quan trắc môi trường cho Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, làng nghề, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thực hiện chương trình quan trắc phát thải và các thành phần môi trường; báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều 141. Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường

1. Các tổ chức có đủ cán bộ, kỹ thuật viên về chuyên ngành quan trắc môi trường và các trang bị kỹ thuật cần thiết được tham gia các hoạt động quan trắc môi trường.

2. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện hoạt động quan trắc môi trường.

Điều 142. Quản lý số liệu quan trắc môi trường

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý số liệu quan trắc môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc môi trường; công bố kết quả quan trắc môi trường quốc gia; hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ kỹ thuật quản lý số liệu quan trắc môi trường.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý số liệu quan trắc môi trường và công bố kết quả quan trắc môi trường của địa phương.

3. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, làng nghề, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm quản lý số liệu quan trắc môi trường và công bố kết quả quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.

Chương XIII

Một phần của tài liệu DT-Luat-BVMT-gui-xin-y-kien-cac-DDBQH (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w