QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG Điều 107 Phân loại chất thải rắn thông thường

Một phần của tài liệu DT-Luat-BVMT-gui-xin-y-kien-cac-DDBQH (Trang 50 - 51)

Điều 107. Phân loại chất thải rắn thông thường

Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường thành loại chất thải rắn để tái sử dụng, tái chế, tiêu hủy hoặc chôn lấp.

Điều 108. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường

1. Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao có trách nhiệm tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường.

2. Mọi tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm thu gom và vận chuyển chất thải rắn thông thường đến nơi quy định.

3. Chất thải rắn thông thường phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển.

4. Vận chuyển chất thải rắn thông thường trong đô thị, khu dân cư chỉ được theo những tuyến đường được cơ quan có thẩm quyền quy định.

Điều 109. Tái sử dụng, tái chế, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn thông thường

1. Tái sử dụng, tái chế, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn thông thường làm phát sinh chất thải thứ cấp phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

2. Các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tái sử dụng, tái chế, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn thông thường phải thực hiện đúng quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 110. Nội dung quy hoạch quản lý chất thải rắn thông thường

1. Đánh giá, dự báo các nguồn phát thải và lượng phát thải chất thải rắn thông thường.

2. Khả năng thu gom, phân loại tại nguồn.

3. Khả năng tái sử dụng, tái chế chất thải rắn thông thường.

4. Vị trí, quy mô các điểm thu gom, tái chế, tiêu hủy, và địa điểm chôn lấp chất thải rắn thông thường.

5. Công nghệ. 6. Nguồn lực.

7. Tiến độ thực hiện. 8. Phân công trách nhiệm.

Mục 4

Một phần của tài liệu DT-Luat-BVMT-gui-xin-y-kien-cac-DDBQH (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w