QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Điều 100 Nguyên tắc về quản lý chất thải nguy hạ

Một phần của tài liệu DT-Luat-BVMT-gui-xin-y-kien-cac-DDBQH (Trang 48 - 50)

Điều 100. Nguyên tắc về quản lý chất thải nguy hại

1. Chất thải nguy hại phải được quản lý chặt chẽ, an toàn trong toàn bộ quá trình phát sinh, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý.

2. Khuyến khích giảm thiểu phát thải, tái sử dụng và tái chế chất thải nguy hại. 3. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại chỉ được xử lý tại nơi phát sinh khi có đủ điều kiện kỹ thuật và bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

4. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại không xử lý được tại nơi phát sinh có trách nhiệm chuyển giao cho cơ sở có giấy phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường qui định danh mục chất thải nguy hại và điều kiện thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.

Điều 101. Lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại

1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan quản lý môi trường cấp tỉnh.

2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật được cấp giấy phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại.

Điều 102. Phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lý chất thải nguy hại

1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

2. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ trước khi xử lý trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không tác động xấu đến con người và môi trường.

3. Phải phân loại riêng chất thải thông thường và chất thải nguy hại. Trường hợp chất thải thông thường có lẫn chất thải nguy hại thì phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại.

Điều 103. Vận chuyển chất thải nguy hại

1. Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp và được ghi trong giấy phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại.

2. Chất thải nguy hại được xuất khẩu sang các nước khác phải tuân thủ các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 104. Xử lý chất thải nguy hại

1. Chất thải nguy hại phải được xử lý bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 2. Chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép mới được hành nghề xử lý chất thải nguy hại.

3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt.

Điều 105. Điều kiện cơ sở xử lý chất thải nguy hại

1. Địa điểm phải thuộc quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Có khoảng cách bảo đảm không có ảnh hưởng xấu đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất.

3. Được thiết kế, xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ bảo đảm xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

4. Có các phương tiện, thiết bị chuyên dụng cho việc xử lý chất thải nguy hại và trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

5. Có các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

6. Có đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật và cán bộ vận hành phù hợp.

7. Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị xử lý chất thải nguy hại chuyên dụng.

8. Có kế hoạch bảo vệ môi trường; giám sát vận hành xử lý, đánh giá hiệu quả xử lý; xử lý ô nhiễm khi chấm dứt hoạt động.

9. Trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận và cấp phép.

Điều 106. Nội dung quy hoạch quản lý chất thải nguy hại

1. Đánh giá, dự báo các nguồn phát thải và lượng phát thải. 2. Khả năng thu gom, phân loại tại nguồn.

3. Khả năng tái sử dụng, tái chế.

4. Vị trí, quy mô các điểm thu gom, tái chế, tiêu hủy, và địa điểm chôn lấp.

5. Công nghệ. 6. Nguồn lực.

7. Tiến độ thực hiện. 8. Phân công trách nhiệm.

Mục 3

Một phần của tài liệu DT-Luat-BVMT-gui-xin-y-kien-cac-DDBQH (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w