ĐỒNG DÂN CƯ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu DT-Luat-BVMT-gui-xin-y-kien-cac-DDBQH (Trang 73 - 75)

Điều 160. Trách nhiệm và quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm truyền thông, vận động các thành viên của tổ chức và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia bảo vệ môi trường.

Điều 161. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có các quyền sau:

a) Được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

b) Được tham vấn đối với các dự án có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

c) Được yêu cầu đối thoại và tham gia đối thoại về bảo vệ môi trường với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan;

d) Được tham gia các hoạt động kiểm tra về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

đ) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi kiện các hành vi vi phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây tác hại đối với môi trường;

e) Được hưởng các chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

2. Nghĩa vụ của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

a) Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường; b) Tham gia các hoạt động về bảo vệ môi trường.

3. Cơ quan quản lý môi trường các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 162. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường

1. Đại diện cộng đồng dân cư có liên quan trên địa bàn chịu tác động môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấp các thông tin về bảo vệ môi trường và liên quan đến bảo vệ môi trường bằng việc đối thoại trực tiếp; cung cấp thông tin bằng văn bản; tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác bảo vệ môi trường của cơ

sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu thập, công bố, cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin có liên quan đến bảo vệ môi trường của cơ sở.

2. Đại diện cộng đồng dân cư có liên quan trên địa bàn chịu tác động môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp các kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở.

3. Đại diện cộng đồng dân cư có quyền tham gia vào việc đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ quyền và lợi ích của mình và cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có trách nhiệm:

a) Trả lời bằng văn bản cho đại diện cộng đồng dân cư có liên quan khi có yêu cầu;

b) Đối thoại trực tiếp về kết quả bảo vệ môi trường; c) Cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường;

d) Tổ chức tìm hiểu thực tế công tác bảo vệ môi trường;

đ) Hàng năm, cung cấp bằng văn bản các thông tin về bảo vệ môi trường đến cộng đồng dân cư.

5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

a) Tổ chức đối thoại hoặc ủy nhiệm cho cơ quan quản lý về môi trường tổ chức đối thoại;

b) Yêu cầu các bên có liên quan thực hiện các quy định về trách nhiệm, quyền hạn tại Điều này.

6. Kết quả đối thoại phải được ghi bằng biên bản và công khai.

Chương XVI

Một phần của tài liệu DT-Luat-BVMT-gui-xin-y-kien-cac-DDBQH (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w