Bối cảnh học thuật

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại việt nam luận án tiến sĩ chuyên ngành tài chính ngân hàng (Trang 25 - 26)

Dựa trên cơ sở lược khảo những nghiên cứu trước liến quan đến hệ thống cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ (KH ÍT ) và khủng hoảng hệ thống ngân hàng (KHHTNH) trên thế giới, có thể thấy lĩnh vực nghiên cứu này đã phát triển rất mạnh mẽ trong hơn 40 năm qua cùng với một khối lượng nghiên cứu Tất đồ sộ về khía cạnh lý thuyết lẫn thực nghiệm. Các công trình nghiên cứu thực nghiêm về hệ thống cảnh báo sớm KHTT và KHHTNH rất nhiều, đặc biệt kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính (KHTC) Châu Á 1997-1998. Sự ra đời hệ thống cảnh báo sớm KH ÍT và KHHTNH theo thời gian đã hỗ trợ đáng kể cho các quốc gia trên thế giới trong công tác cành báo, phòng ngừa và hạn chế được rủi ro xảy ra KHTT và KHHTNH, góp phần ồn định hệ thống tài chính quốc gia đồng thời ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước cho thấy, để xây dựng một hệ thống cành báo sớm KH ÍT và KHHTNH cho một quốc gia càn phải hội đủ ba yếu tố: (ì) Xác định các giai đoạn KHTT và KHHTNH; (iì) Xác định các chỉ tiêu có khả năng cành báo sớm KH ÍT và KHHTNH tiềm năng và (iii) Xác định cách tiếp cận phù hợp nhằm tạo ra cảnh báo sớm KHTT và KHHTNH.

Những công trình nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về chủ đề cảnh báo KH ÍT và KHHTNH chủ yếu sử dụng hai cách tiếp cận phổ biến là Signal và Logit/Probit. Cách tiếp cận Signal được xây dựng tiên phong bởi Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998), sau đó, được nhiều nghiên cứu thế hệ sau tiêu biểu như Edison (2003), Megersa & Cassimon (2013) ứng dụng ưong cảnh báo KHTT; Borio & Lowe (2002), Borio & Drehman (2009), Alessi & Detken (2011), Drehman & Juselius (2013), Drehman & Tsatsaronìs (2014) ứng dụng trong cảnh báo KHHTNH và Kaminsky & Reinhart (1999), Goldstein, Kaminsky & Reinhart (2000), Sun & Huang (2016) ứng dụng trong cảnh báo KHÍT và KHHTNH. Trong khi đó, cách tiếp cận Logit/Probit cũng đã được nhiều nghiên cứu như Berg & Patillo (1999), Karnin, Schindler & Samuel (2001), Ari (2012), Rahman & Hasan (2014), Frost & Saiki (2014), Cornell! (2016) ứng dụng trong cảnh báo KHTT; Demiguc-Kunt & Detragiache (1998), Eichengreen & Rose (1998), Eichengreen & Arteta (2000), Singh (2011), Hmili & Bouraoui (2015), Tamadonejad & ctg (2016), Papadopoulos, Stavroulias & Sager (2016) ứng dụng trong cành báo KHHTNH; Glick & Hutchinson (1999), Yiu, Ho & Jin (2009), Falcetti & Tudela (2008), Frankel & Saravelos (2012) ứng dụng trong cảnh báo KHTT và KHHTNH. Trong nhũng năm gần đây, một số cách tiếp cận khác cũng bắt đầu được nhiều nghiên cứu sử dụng trong hệ thống cảnh báo sớm KHTT và/hoặc KHHTNH gồm: Bayesian Model Averaging (BMA), Two Stage Least Squares (2SLS), Markov-Switching, Artificial Neural Networks (ANNs) và Neuro-Fuzzy. Điển hình như các nghiên cứu Crespo- Cuaresma & Slacìk (2009), Hosni (2014, Babecký & ctg (2014) sử dụng BMA; Dreher, Herz & Karb (2005), Dapontas (2011) sử dụng 2SLS; Martinez-Peria (2002), Abiad (2003), Ho (2004) sử dụng Markov-Switching; Franck & Schmied (2003), Roy (2009), Sekmen & Kurkcu (2014) sử dụng ANNs; và Lin & ctg (2006) sử dụng Neuro-Fuzzy. Ngoài ra, có một số nghiên cứu sử dụng tích hợp các cách tiếp cận như: Comelli (2013), Modekurti (2015) tích hợp Signal và Logit, Candelon, Dumitrescu & Hurlin (2012) tích hợp Logit và Markov-Switching trong cảnh báo KH ÍT ; Davis & Karim (2008b), Lainà, Nyholm & Sarlin (2014) tích hợp Signal và Logit, Asanovíc (2013) tích hợp Logit và BMA ưong cành báo KHHTNH; ADB (2005) tích hợp Signal và Logit/Probit, Giovanis (2012) tích họp Logit/Probit và Neuro-Fuzzy trong cảnh báo KH ÍT và KHHTNH.

Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu trên đều chưa tích hợp bốn cách tiếp cận Signal, Logit/Probit, BMA & 2SLS ưong cảnh báo sớm KHÍT và KHHTNH. Đây chính là khoảng trống trong nghiên

cứu cảnh báo sớm KHTT và KHHTNH mà luận án muốn đề cập. Bởi lẽ, việc sử dụng cách tiếp cận nào sẽ quyết định hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm do mồi cách tiếp cận đều có những thế mạnh vả bất cập riêng (ưu đỉểm của cách tiếp cận này là nhược điểm của cách tiếp cận kia và ngược lại), không có cách tiếp cận nào là hoàn hảo và nổi trội hơn hẳn nên với việc tích hợp cả bốn cách tiếp cận sẽ đạt được hiệu quả và chất lượng cao nhất trong cảnh báo sớm KHTT và KHHTNH trên cơ sở phát huy hết lợi thế và khắc phục hạn chế của từng cách tiếp cận. Jung & Jeong (2011) chỉ ra rằng chất lượng hệ thống cảnh báo sớm sẽ được củng cố và cải thiện trên cơ sở tích hợp các cách tiếp cận khác nhau. Bên cạnh đó, việc tích hợp bốn cách tiếp cận giúp cho việc đánh giá, so sánh và kiểm chứng các kết quả cảnh báo sớm KHTT và KHHTNH nhằm tìm thấy bằng chứng về sự tương đồng ttong các kết quả nghiên cứu, theo đó làm cho các nhận định được thuyết phục hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu trước về cảnh báo KHTT và KHHTNH đều chưa: (i) Tính đến tác động của KHTC toàn cầu 2008 đến khả năng xảy ra KH ÍT và KHHTNH; (ii) Tính đến tác động của hiện tượng đô la hóa trong nền kinh tế đến khả năng xảy ra KHÍT và (iii) Tính đến tác động của tính dễ tổn thương của khu vực ngân hàng đến khả năng xảy ra KHTT. Trong khi đó, vấn đề lan truyền KHTC đặc biệt nhấn mạnh trong các nghiên cứu của Baig & Goldfajn (1999), Fratzscher (1999), Goldfajn & Valdes (1997), Fratzscher (1998), Glick & Rose (1999), Clipa & Caraganciu (2009) và Ozkan & Unsal (2012). Honohan & Shi (2002) cho rằng đô la hóa làm gia tăng rủi ro cho HTNH và kích hoạt làn sóng đầu cơ tiền tệ mạnh mẽ gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Kaminsky & Reinhart (1999), Goldstein, Kaminsky & Reinhart (2000), Glick & Hutchinson (1999) cho th ay tại các quốc gia mới noi, KHHTNH xảy ra sẽ là nguyên nhân gây ra KHTT, điều này khẳng định những tổn thương trong HTNH sẽ tác động mạnh mẽ đến khả năng KHTT.

Xét trong bối cảnh Việt Nam, từ sau 2008, lĩnh vực nghiên cứu về hệ thống cành báo sớm KHTT và KHHTNH cũng đã bắt đầu được chú trọng, bao gồm những nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2010), Nguyễn Phì Lân (2011), Nguyên Việt Hùng & Hà Quỳnh Hoa (2011), Pham (2015), Lê Thị Thùy Vân (2015), Võ Thị Thúy Anh & ctg (2016), Nguyen & Nguyen (2017) về cảnh báo KHTT; các nghiên cứu của Nguyên Thị Kim Thanh (2008), Ngô Thị Thu Trà & ctg (2016) về cảnh báo KHTT và KHHTNH. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên tại Việt Nam đều chưa: (i) Tính đến tác động của tỷ giá thực đa phương, chi số giá chứng khoán tổng hợp, sự tác động của KHTC toàn cầu 2008 đến khả nãng xảy ra KHÍT và KHHTNH tại Việt Nam; (ii) Sử dụng phương pháp BMA, 2SLS trong việc xác định các chỉ số cảnh báo sớm KHTT và KHHTNH tại Việt Nam; (iii) Tích hợp bốn cách tiếp cận Signal, Logit/Probit, BMA và 2SLS trong cảnh báo sớm KHÍT và KHHTNH tại Việt Nam; (ìv) Tính đến tác động của tính dễ tổn thương trong khu vực ngân hàng đến khả năng xảy ra KHÍT tại Việt Nam; (v) Tính đến tác động của áp lực thị trường ngoại hối đến khả năng xảy ra KHHTNH tại Việt Nam và (vi) Tính đến tác động của hiện tượng đô la hóa trong nền kinh tế đến khả năng xảy ra KHÍT tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại việt nam luận án tiến sĩ chuyên ngành tài chính ngân hàng (Trang 25 - 26)