Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại việt nam luận án tiến sĩ chuyên ngành tài chính ngân hàng (Trang 35)

Đe đạt được mục tiêu nghiến cứu, luận án tiến hành lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có hên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm có được cơ sở lý thuyết cũng như cách tiếp cận để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Kết quả tổng quan của các nghiên cứu trước sẽ giúp luận án xây dựng được mô hình nghiên cứu và chiều hướng tác động của các biến giải thích ưong mô hình nghiên cứu. Quy ưình nghiên cứu được tác giả tóm tắt trong Hình 1.2 dưới đây:

1.7 Cấu trúc cúa nghiên cứu

Luận án được chia thành 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu. Chương này sẽ tập trung giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiến cứu, ý nghĩa của nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và cấu trúc của nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về cảnh báo KHTT và KHHTNH. Chương này trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về KHÍT và KHHTNH, cơ sờ lý thuyết về hệ thống cành báo sớm KHTT và KHHTNH, điểm qua các nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu. Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, luận án sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và nguồn số liệu sử dụng để đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này luận ấn sẽ trình bày chi tiết các kết quả thực nghiệm và đưa ra thào luận các kết quà nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này luận án trình bày tóm tát các kết quả nghiên cứu đã đạt được, đồng thời đề xuất các hàm ý chính sách, nêu những đóng góp mới, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

Đế thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của luận án, nội dung của chương 2 sẽ hệ thống hóa các

cơ sờ ỉý thuyết về cảnh báo KHTT và KHHTNH. Mục đích nghiên cứu cùa chương 2 bao gồm:

Giới thiệu tồng quan về KHTT và KHHTNH; Hệ thắng hóa cơ sở lỵ thuyết về hệ thống cánh báo sớm KHTT và KHHTNH; Lược khảo các công trình nghiên cứu trước trong và ngoài nước về cảnh báo KHTT và KHHTNH.

2.1 Tổng quan về khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng

Trước khi đề cập đến KHTT hay KHHTNH, chúng ta cần phải xem xét đến một thể loại tổng quát hơn là KHTC. Theo nghĩa hẹp, KHTC đồng nghĩa với những cơn hoảng loạn ngân hàng (Friedman & Schwartz, 1963). Tuy nhiên, định nghĩa này có vẻ quá hẹp. Định nghĩa rất chung chung thứ hai của KHTC được đề xuất bởi Minsky (1972) và Kindleberger (1978) cho rằng KHTC là tình trạng bao gồm sự giảm mạnh giá tài sản, thất bại của các tổ chức tài chính và phi tài chính, sự giảm phát, sự đổ vỡ trong thị trường ngoại hối, hoặc một số sự kết hợp của các vấn đề trên. Theo cách tiếp cận này thì nguyên nhân gốc rễ của bất ổn tài chính nằm trong sự cố của dòng thông tin gây trở ngại cho hoạt động hiệu quả của thi trường tài chính (Antczak, 2000). Trái với định nghĩa của Friedman & Schwartz, định nghĩa của Minsky & Kindleberger dường như quá chung chung và không hữu ích trong thực tế. Trong thực tế, KHTC bao gồm các rối loạn và mất cân bằng trên diện rộng cùa một tập hợp các yếu tố vĩ mô và vi mô khác nhau, bao gồm sự phát triển mang tính chu kỳ thường xuyên.

Theo Antczak (2000), KHTC bao gồm KHHTNH, KH ÍT và khủng hoảng nợ công. KHHTNH liên quan đến tình trạng tháo chạy ngân hàng thực tế hay tiềm năng hay thất bại khiến các ngân hàng phải ngưng thanh toán các khoản nợ đến hạn của họ hoặc điều này buộc các cơ quan tiền tệ phải can thiệp nhăm ngăn chặn khủng hoảng xảy ra bằng cách mở rộng hỗ trợ ưên một quy mô lớn. Khủng hoảng nợ công đề cập đến một tình huống trong đó một chính phủ không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong và ngoài nước. Khủng hoảng cán cân thanh toán là sự mất cân bằng cấu trúc giữa một sự thâm hụt trong tài khoản vãng lai và tài khoản vốn sau khi cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối dẫn đến một cuộc KHTT. Vì vậy, KHTT còn được gọi là khủng hoảng tỷ giá hối đoái (TGHĐ) hay khủng hoảng cán cân thanh toán và trong những thập niên gần đây có khuynh hướng thường gắn với các quốc gia áp dụng chế độ TGHĐ cô định. Tuy nhiên, KH ÍT cũng có thể xảy ra đối với các quốc gia có TGHĐ thả nổi hoặc các chế độ khác (Reinhart & Rogoff, 2004).

Như vậy, KHTT và KHHTNH đều là những dạng KHTC. Mỗi cuộc khủng hoảng này có thể xảy ra độc lập nhau. Song, các phân tích gằn đây đã chứng minh sự kết nối và mối quan hệ nhân quả có thể nảy sinh giữa chúng. Sau đây, luận án sẽ lần lượt trình bày tổng quan về KHTT, KHHTNH và mối quan hệ nhân quả giữa hai loại KHTC này.

2.1.1 Khủng hoảng tiền tệ

2.1.1.1 Định nghĩa khủng hoảng tiền tệ

KHÍT đã luôn luôn là một tính năng của hệ thống tiền tệ quốc tế, cả trong hệ thống Bretton Woods với chế độ TGHĐ cố định và các nước công nghiệp phát triển trong thời kỳ hậu chiến tranh thế giới thứ hai cũng như sau những đợt suy thoái của các nước này vào những năm 1970. Những cuộc KHTT bao gồm các sự cố của hệ thống Bretton Woods 1971-1973, cuộc khủng hoảng của đồng bàng Anh 1976. khùng hoảng hệ thống tiền tệ Châu Âu 1992-1993, khủng hoảng Tequila của Mexico 1994—1995, KHTC Châu Á 1997-1998 với sự suy thoái nặng nề tại nhiều nền kinh tế tiên tiến trên thế giới. Có nhiều quan điểm về KHTT như:

Theo Frankel & Rose (1996), KHTT xảy ra khi TGHĐ danh nghĩa tăng ít nhất 25% và đồng thời vượt quá mửc tàng năm trước 10%. Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998) cho răng KHTT là

mạnh KHTT xảy ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự giảm giá đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp chính phủ phải bảo vệ đồng nội tệ bằng cách tăng lãi suất hay chi ra một khối lượng lớn dự trữ ngoại hối. Trong khi đó, Krznar (2004) chỉ ra rằng KHTT là tình trạng mất giá danh nghĩa đồng nội tệ hoặc giảm sút đáng kể dự trữ ngoại hối quốc gia. Burnside, Eichenbaum & Rebelo (2007) cũng cho rằng KHTT được hiểu là thời kỳ đồng nội tệ bị mất giá một cách mạnh mẽ chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Tổng hợp các đặc trung cùa các định nghĩa khủng hoảng tiền tệ

Các định nghĩa KHTT như đâ lược khảo trên tuy dựa trên nhiều quan điểm khác nhau song lại bổ sung cho nhau. Tồng kết các quan điểm này cho thấy, định nghĩa một cuộc KHTT thể hiện các đặc trưng sau: (i) Đồng nội tệ mất giá nhanh chóng; (ii) Sự thâm hụt phần lớn dự trữ ngoại hối; (iii) Lãi suất tăng và (iv) Tấn công đầu cơ tiền tệ (Bảng 2.1). Từ đó, luận án đưa ra định nghĩa về KHTT như sau:

KH1T là một dạng KHTC, phản ánh sự mất giá nhanh chóng đồng nội tệ (TGHĐ danh nghĩa tăng) chỉ trong một thời gian ngắn hoặc trường hợp hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự giảm giá đột ngột của đồng nội tệ buộc chính phủ phải bảo vệ đồng nội tệ bằng cách tâng lãi suất hay chi ra một khối lượng lớn dự trữ ngoại hoi làm giảm sút đáng kề nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia.

Bảng 2.1: Tổng hợp các đặc tnmg của các định nghĩa KHTT Tác giả và năm Đồng nội tệ mất giá nhanh chóng Sự thâm hụt phần lớn dự trữ ngoại hối Lãi suất tăng Tấn công tiền tệ

Frankel & Rose (1996) X

Kaminsky, Lizondo & Reinhart (1998) X X X

Goldstein, Kaminsky & Reinhart (2000) X X X X

Krznar (2004) X X

Bumside, Eichenbaum & Rebelo (2007) X

Nguôn: Tác giả tông hợp từ lược kháo các định nghĩa KHTT

2.1.1.2 Nguyên nhân của khủng hoảng tiền tệ

Tính đến nay, có bốn thế hệ mô hình KHTT đều cố gắng để giải thích một cách cụ thể các hiện tượng KHTT đã xày ra. Mỗi mô hình được phát triển như là bài học kinh nghiệm được rút ra về nguyên nhân gây ra các cuộc KHTT, được tiếp nối theo sau các cuộc KHTT đã xảy ra trong quá khứ. Mô hình KHTT thế hệ đầu tiên được xây dựng sau khi các cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán đã xảy ra ở Mexico, Argentina, Chile ttong những nám 70 và đầu những nãm 1980. Cuộc khủng hoàng hệ thống tiền tệ Châu Âu 1992-1993 và cuộc khủng hoảng Mexico 1994—1995 là cơ sở để xây dựng và hình thành mô hình KHTT thế hệ thứ hai. Tiếp đến, những nỗ lực để xây dựng mô hình KHÍT thế hệ thứ ba bắt đầu từ sau khi xảy ra cuộc KHTC Châu Á 1997-1998. Cuối cùng, mô hình KHTT thế hệ thứ tư là sự kết hợp của các mô hình ba thế hệ nêu ưên cùng với các yếu tố thể chế và ngày nay mô hình này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu theo hướng dần hoàn thiện hơn với mục tiêu năm bắt một cách chính xác các cuộc KHÍT ngày càng phức tạp theo xu hướng biến động của kinh tế thế giới.

(1) Mô hình khùng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất

Krugman (1979) đã xây dựng mô hình KHTT thế hệ thứ nhất giải thích các cuộc KHÍT như là kết quả của sự mâu thuẫn cơ bản trong các chính sách vĩ mô. Các cuộc KHTT đã được dự báo trước

ngoại hối. Mô hình này sau đó được Flood & Garber (1984) cải tiến nhờ vào kết quả quan sát từ các cuộc khủng hoảng ở Argentina 1981 và Mexico 1982.

Mô hình KHU thế hệ thứ nhất ra đời trong hoàn cảnh các quốc gia có nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém, nợ nước ngoài quá lớn, ngân sách thâm hụt trầm trọng và kéo dài buộc chính phủ phải phát hành tiền để bù đắp khiến lạm phát gia tầng, đồng nội tệ mất giá, cán cân vãng lai cũng thâm hụt trầm trọng khiến các chủ thể trong nền kinh tế có xu hướng gãm giữ ngoại tệ càng gây sức ép lên sự mất giá của đồng nội tệ. Trước tình hình ưên, chính phủ Hên tục phải bán ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá. Khi nguồn dự trữ ngoại hối giảm xuống dưới mức nợ ngoại tệ ngắn hạn, buộc chính phủ phải chấm dứt chế độ tỷ giá cố định chuyền sang thả nổi tỷ giá và KHÍT nồ ra. Flood & Garber (1984) đặc biệt nhấn mạnh rằng ngay trước khi dự trữ ngoại hối cạn kiệt, sự suy yếu của các yếu tố kinh tế vĩ mô căn bản trở thành tín hiệu cho các cuộc tấn công đầu cơ vào đồng tiền nội tệ và có thể gây áp lực làm cho việc phá giá diễn ra nhanh hơn. Mô hỉnh này được thể hiện rõ nhất trong các cuộc KHÍT ở các nước Châu Mỹ Latinh vào cuối những năm 1970, đầu nhũng năm 1980.

Mô hình KHTT thế hệ thứ nhất đã chứng minh được sự sụp đổ chê độ TGHĐ cố định tại các quốc gia có nền tảng vĩ mô yếu kém khi nguồn dự trữ ngoại hối bị cạn kiệt. Tuy nhiên, các cuộc KHU trong thực tế vẫn xảy ra ở cấc quốc gia phát triển có nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào, chính phủ có đủ khả năng để bảo vệ tỷ giá nhưng đã quyết đình chọn giải pháp từ bò chế độ TGHĐ cố định, thả nổi tỷ giá khi bi các nhà đầu cơ tấn công do những mối quan ngại về tác động của lãi suát cao và thất nghiệp (Ozkak & Sutherland, 1993). Minh chứng là cuộc khủng hoàng hệ thống tiền tệ Châu Âu 1992-1993 đã xảy ra trong điều kiện như vậy.

(2) Mô hình khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai

Cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ Châu Âu 1992-1993 xảy ra gắn với sự ra đời của mô hình KHÍT thế hệ thứ hai. Mô hình này được Obstfeld (1994, 1996) xây dựng và phát triển. Đây là mô hình khủng hoảng tự phát sính (self - fulfilling), xuất phát và lây lan từ yêu tố kỳ vọng của nhà đầu cơ và hành vi “dám đông” trong bối cảnh các quốc gia có mức độ yếu kém về tài chính và vĩ mô vừa phải. Việc cam kết duy trì tỷ giá cố định của chính phủ bị suy yếu do các biện pháp bảo vệ tỷ giá quá tôn kém, chẳng hạn như khi chính phủ thực hiện CSTT thẳt chặt, lãi suất bị đẩy lên cao, gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Trước tín hiệu đó, các nhà đầu cơ kỳ vọng sẽ có phá giá đồng nội tệ nến đã bán tháo đồng nội tệ để mua ngoại tệ. Áp lực này buộc chính phủ phải từ bỏ chế độ tỷ giá co định để thực thi CSTT mở rộng trước những cuộc tân công quy mô lớn của giới đầu cơ tiền tệ khi kỳ vọng của họ gắn kết với nhau và hậu quả là KHÍT nổ ra một cách nhanh chóng.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, khi một quốc gia phá giá đồng tiền sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh ngoại thương của các nước khác trong khu vực buộc các nước khác cũng phải phá giá đồng tiền, tạo nên một sự lan truyền mạnh mẽ của khủng hoảng (Eichengreen, Rose & Wyplosz, 1996).

Mô hình KHTT thế hệ thứ hai khẳng định rằng KHTT vân xảy ra theo cách tự phát sình do yếu tố kỳ vọng, tính lan truyền và việc theo đuổi các mục tiêu vĩ mô cùa chính phủ chứ không phải do dự trữ ngoại hối cạn kiệt. Thông thường khi chính phủ áp dụng CSTT thắt chặt thì phải mất một khoảng thời gian nhất định thì tỷ lệ lãi suất cao ttong nước mới ảnh hưởng bất lợi tới thát nghiệp và ngân sách. Do đó, mổ hình này không giải thích được tại sao khủng hoảng tự phát sinh lại xảy ra ưong thời gian ngắn như vậy và tại sao các nhà đầu cơ lại đồng loạt điều chỉnh dự đoán của họ. Mô hình này chỉ cố thể giải thích tốt tình huống ttong đó các nhà đẩu cơ lớn tồn tại trên thị trường, nhưng không thể giải thích được tình huống mà ở đó cần có sự phối hợp giữa các nhà đẩu cơ để tạo ra những cuộc tấn công tự phát. Ngoài ra, mô hình KHTT thế hệ thứ hai không thề giải thích tốt cuộc KHTC Châu Á bởi lẽ các nước này không có vấn đề thất nghiệp hay nợ chính phủ nào đáng kề trước khi khủng hoảng xảy ra nên không cần phải loại bỏ chính sách TGHĐ cố đinh để thực thi CSTT mở rộng (được coi là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hệ thống tiền tệ Châu

Cuộc KHTC Châu Á xuất phát từ Thái Lan 1997 gắn với sự ra đời của mô hình KHÍT thế hệ thứ ba. Mô hình này được giải thích bởi Yoshitomi & Ohno (1999), Kaminsky & Reinhart (1999), đặc ừưng cho các cuộc khùng hoảng tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế. Khủng hoảng tài khoản vốn thường dẫn đến khủng hoảng kép là KHTT và KHHTNH.

Yoshitomi & Ohno (1999) cho răng, trong điều kiện tự do hóa tài khoản vốn theo lộ trình không thích hợp làm cho luồng vốn tư nhân chảy vào trong nước quá mức thâm hụt tài khoản vãng lai cơ bản làm thặng dư trong cán cân thanh toán quốc tế xuất hiện. Điều này làm tăng dự trữ ngoại hối, mở rộng tiền tệ và bùng nổ tín dụng trong nước, kéo theo một sự bùng nổ kinh tế trong nước. Do việc đầu tư quá mức và kém hiệu quả vào các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán đã làm cho giá trị các tài sản tài chính tăng cao hơn giá trị thực làm xuất hiện tình trạng bong bóng giá tài sản. Khi nên kinh tế xấu đi cùng với sự vỡ tung cùa bong bóng giá tài sản, các nhà đàu tư nước ngoài bắt đầu đồng loạt rút vốn và người dân bắt đầu chuyển tiết kiệm của họ ra nước ngoài. Các tài khoản vốn thặng dư bắt đâu giảm và sau đó biến thành thâm hụt trầm frọng, dẫn đến cán cân thanh toán quốc tế cũng thâm hụt trầm trọng. Chính phủ buộc phải can thiệp để bảo vệ TGHĐ, dẫn đến sự cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối báo hiệu một cuộc KHTT sắp xảy ra. Một

Một phần của tài liệu Cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng hệ thống ngân hàng tại việt nam luận án tiến sĩ chuyên ngành tài chính ngân hàng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w