Có hai loại dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong và bên ngoài.
Nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong là các dữ liệu của các bộ phận chức năng trong
phòng kế toán hoặc các kinh nghiệm trong kế toán HCSN...TÙ phần giải thích này
có thể thấy nguồn dữ liệu này có tính tin cậy cao, hỗ trợ tốt cho việc nghiên cứu.
Dữ liệu thứ cấp bên trong và bên ngoài đều vô cùng quan trọng. Do đó, tác
giả thu thập dữ liệu bao gồm cả 2 nguồn cung cấp dữ liệu trên. Quy trình thu thập
dữ liệu thứ cấp của tác giả được thế hiện ở sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.1. Quy trình thu thập dữ liệu thứ cấp
2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thê
Việc nghiên cứu tác giả dự trên văn bản quy định trên cơ sở tạo quyền chủ
động trong việc quản lý và chi tiêu Tài chính cho Thủ trưởng đơn vị để thực hiện
hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ được giao. Đe phân phối các khoản thu
nhập cá nhân trong Trường, công khai hóa chế độ phân phối thu nhập cá nhân để
khuyến khích cán bộ, viên chức trong đơn vị chủ động và linh hoạt hoàn thành
nhiệm vụ được giao. Để tuân thủ về mặt lý luận việc quản lý thu chi phải theo
nguyên tắc trên văn bản hướng dẫn cụ thể trong luận văn. Tác giả đã thu thập các
thông tin thực tế công tác tại đơn vị và các đơn vị khác trên địa bàn Thuận Thành
làm căn cứ phân tích hiệu quả thu - chi đế đưa ra ý kiến nhằm quản lý và thanh toán
các khoản chi tiêu trong đơn vị, thực hiện kiểm soát của Kho bạc Nhà nước và của
cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan Tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán
theo quy định. Thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập của Trường. Sử dụng
tài sản đúng mục đích, có hiệu quả. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao
chất lượng hoạt động sự nghiệp, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động.
Quản lý thu, chi việc quản lý, sử dụng các nguồn thu, chi được thực hiện theo
quy định của các văn bản Nhà nước hiện hành và các quy định áp dụng chính sách thu - chi Tài chính thống nhất. Kế toán có trách nhiệm quản lý toàn bộ các khoản
thu, chi phát sinh trong quá trình hoạt động của Trường; chỉ được thu khi có sự
phân công bằng văn bản của Hiệu trưởng. Kế toán có trách nhiệm tham mưu cho
Hiệu trưởng trong công tác quản lý Tài chính; lập kế hoạch và báo cáo quyết toán
ngân sách của Trường theo đúng quy định của Nhà nước và các nội dung quy định. Kết
thúc nhiệm vụ, các khoản chi đã đủ điều kiện phải làm thủ tục chi. Kết thúc năm ngân
sách, các khoản chi kết thúc năm ngân sách và các khoản chi phát sinh trước đó phải làm
thủ tục thanh toán, nếu không có lí do chính đáng được Hiệu trưởng cho phép thì không
có giá trị đưa vào quyết toán. Công tác kế toán và quyết toán ngân sách được thực hiện
thống nhất theo quy định của pháp luật. Việc kiểm tra, thanh tra, xử lý, chấp hành chế độ
thu, chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản theo đúng các quy định của pháp luật. Đảm
bảo công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.
Nguyên tăc quản lý nguôn thu mọi nguôn thu cùa Nhà trường do Kê toán tô
chức thu và thống nhất tập trung quản lý theo quy định quản lý Tài chính của Nhà
nước và quy chế quản lý nguồn thu của Trường. Việc tố chức thu được thực hiện
theo ba hình thức thu trực tiếp tại Kế toán - Thủ quỹ; Thu qua ngân hàng hoặc ủy
quyền thu một số nguồn thu đặc thù cho một số bộ phận được gắn với công việc
trực tiếp quản lý. Không được phép tự thu. Các bộ phận thu được ủy quyền thu phải
tồ chức thu theo sự hướng dẫn chuyên môn Kế toán và phải nộp tất cả các khoản
thu về thủ quỹ, Kế toán không được giừ tiền mặt tại đơn vị, không được tự chi.
Tất cả các khoản thu đều phải sử dụng chứng từ thu thống nhất của Nhà
trường do Kế toán cấp. Mọi khoản thu nếu không được phản ánh trên chứng từ quy
định, hoặc không được ủy quyền thu đều là khoản thu bất hợp pháp.
Các loại phí, lệ phí và nguồn thu hợp pháp khác thực hiện theo hướng dẫn của
Nhà nước và quyết định của Hiệu trưởng.
Đối với các khoản thu tù’ hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác do các đơn vị, cá
nhân thuộc Trường lấy pháp nhân Nhà trường để thực hiện phải nộp về Truông: Nhà
trường giao phòng Ke toán cùng phối họp đề tính toán phần kinh phí theo quy định.
Nguyên tắc quản lý chi khoản chi thường xuyên phải nằm trong kế hoạch
được duyệt, có dự trù, dự toán được lập theo định mức (không vượt quá mục và định mức) của quy các quy định hiện hành của Nhà nước và được kế toán thẩm định
trình Hiệu trưởng phê duyệt; Các khoản chi đặc thù khác thực hiện theo quy định
của Nhà nước, theo dự trù, dự toán được Hiệu trưởng phê duyệt.
Các khoản chi phải đảm bảo có đủ chứng từ, hóa đơn hợp lý, hợp lệ theo đúng chế độ kế toán và các quy định của Nhà nước hoặc Quy chế này.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), mua sắm thiết bị thực hiện theo trinh
tự quy định của Nhà nước và của Trường.
Quản lý các loại hợp đồng hoạt động thực hiện theo hợp đồng phải đảm bảo
đúng nguyên tắc, quy định về hợp đồng do Nhà nước quy định. Ke toán có trách
nhiệm chủ trì cùng bộ phận đơn vị soạn thảo, ký nháy, quản lý và thực hiện thanh
quyết toán các loại họp đồng (Hợp đồng với nhà thầu; Hợp đồng mua sắm thiết bị.
Kê toán có trách nhiệm kiêm soát con dâu và tuyệt đôi không được phép đóng dâu khi chưa có chữ ký nháy của Kế toán có liên quan (nếu có).
Nghĩa vụ thuế trường thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với các hoạt động thu
ngoài nhiệm vụ chính trị được giao theo quy định của pháp luật hiện hành. Kế toán có
trách nhiệm kê khai và nộp các khoản thuế có liên quan phát sinh từ các khoản thu này.
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác do Trường chi
trả phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích thông tin
Việc thu thập dữ liệu có ỷ nghĩa quan trọng đối trong quá trình thực hiện các
công trình nghiên cửu. Việc làm này thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi
phí; do đó, cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra
các phương pháp thích hợp với đối tượng đang nghiên cứu, lập kế hoạch một cách
khoa học, để đạt được được hiệu quả cao nhất trong giai đoạn này.
Đe thực hiện đề tài “Kế toán hoạt động thu chi ngân sách công tại các
trường THPT Thuận Thành" một cách tốt nhất, phù hợp với điều kiện của bản
thân cũng như điều kiện tại đơn vị nghiên cứu, tác giả đã thu thập thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau như: bài viết trên các báo, tạp chí chuyên ngành, các công trình
nghiên cứu về thu chi tài chính, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới lĩnh
vực nghiên cứu... Từ đó lựa chọn, kế thừa một cách chắt lọc kiến thức đưa vào phần
cơ sở lý luận của việc nghiên cứu.
Từ những dừ liệu thu thập được về việc thực hiện thu, chu tiến hành khảo
sát, điều tra, tác giả thực hiện xử lý dữ liệu thông qua các phương pháp thống kê mô
tả; phương pháp so sánh, đối chiếu và phân tích và tổng hợp, từ đó đưa ra những
nhận xét, đánh giá các tác động, ảnh hưởng đến việc thực hiện thu, chi tại đơn vị.
Trong luận văn, sau khi thu thập dữ liệu dựa trên các báo cáo về tình hình tài
chính của đơn vị khi thực hiện các khoản thu, tác giả tiến hành tổng hợp lại thành
các bảng thống kê hoặc đồ thị thống kê và phân tích thực trạng thực hiện cơ chế tự
chủ về tài chính tại đơn vị. Từ đó đề ra các giải pháp, định hướng góp phần hoàn
thiện công tác thu chi đáp ứng hoạt động tại đơn vị. Đây là cơ sở quan trọng cho
những kêt luận, đánh giá và đê xuât kiên nghị cùa tác giả đôi với việc hoàn thiện công tác kế toán thu chi ngân sách đơn vị giáo dục THPT, GDTX tại Thuận Thành.
2.2.2. Phương pháp tồng hợp, phân tích.
Phương pháp thu thập dữ liệu thu - chi để đánh giá những yếu tố ảnh hường và
thực trạng tình hình thực hiện tại đơn vị sự nghiệp THPT và GDTX tại Thuận
Thành từ giai đoạn 2017-2020 (Bảng 3.4; Bảng 3.5; Bảng 3.6; Bảng 3.7).
Tác giả đã thu thập và hệ thống số liệu báo cáo liên quan đến công tác thu
chi. Từ NSNN, HĐKD, hoạt động khác. Đặc biệt xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
phù họp đon vị được thu thập tại các đơn vị kế toán tại Thuận Thành.
JL • JL • • • Ã • • • •
Trong luận văn, sau khi thu thập dữ liệu dựa trên các báo cáo về tình hình tài
chính của trường đơn vị khi thực hiện tự chủ, tác giả tiến hành tổng hợp lại thành
các bảng thống kê hoặc thống kê và phân tích thực trạng, thực hiện cơ chế tự chủ về
tài chính tại đơn vị.
2.2.3. Phương pháp so sánh
Sau khi thu thập được nguồn dữ liệu thứ cấp, để thấy rõ hơn tình hình hoạt động của trường THPT, GDTX khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, chúng ta sử dụng phương pháp này đề so sánh các chỉ tiêu hoạt động chuyên môn và nguồn tài chính năm sau với năm trước để thấy được sự biển đổi theo chiều hướng tăng lên hay
giảm sút qua các năm, từ đó phân tích và tim ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu, đề ra biện pháp khắc phục.
2.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát
Thông tin thứ cấp: Tài liệu, báo cáo của kế toán các đơn vị và các bộ phận,
phòng ban có liên quan để phân tích thu chi và kế toán hoạt động thu chi tại đơn vị. Thông tin sơ cấp: Sử dụng số liệu khảo sát được thu thập qua phương pháp
điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi.
Đối tượng khảo sát CBVC trong ngành giáo dục, CBNV trong ngành giáo
dục PHHS và các đối tượng khác.
Nội dung bàng hỏi: Các nội dung, các yếu tố, các biện pháp liên quan đến
hoạt động thu - chi.
Ngoài những tài liệu trên, luận văn còn sử dụng các tài liệu, văn bản khác
như: bài báo, giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí khoa học và chuyên ngành. Quy trình thực hiện khảo sát
Bước 1 - Lập phiếu điều tra: Trên cơ sở phương pháp tổng hợp tài liệu, tác
giả thực hiện thiết kế Phiếu điều tra khảo sát.
Bước 2 - Chọn mẫu nghiên cứu: Dựa trên số lượng mà tác giả thu thập được
từ trang tính. Đây là đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đối với kết quả đánh giá hiệu
quả hoạt động. Với số lượng mẫu trên, thông tin cung cấp có độ tin cậy và mang tính đại diện.
Bước 3 - Gửi phiếu điều tra: Tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện bằng
hình thức gửi phiếu điều tra online thông qua gửi đường link Google Docs tới email
cá nhân và đăng tải, gửi nhóm zalo của các nhà trường.
Bước 4 - Thu thập phiếu điều tra: Trong quá trình thu lại phiếu điều tra, do quy mô điều tra nhỏ nên tác giả sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng câu trả
lời, qua đó có phương án khắc phục đối với các phiếu cần lấy bổ sung.
Bước 5 - Tồng hợp và xử lý dữ liệu: Sau khi đã thu nhận các phiếu điều tra trả lời bằng hình thức online, tác giả tiến hành tổng hợp và đánh giá các vấn đề đã
được thể hiện trong phiếu điều tra. Sau khi làm sạch dữ liệu và loại bỏ những phiếu
trả lời cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc trả lời không trung thực.
2.3. Địa điểm và thòi gian thực hiện nghiên cứu
* Địa điểm: Việc thu thập dữ liệu được thực hiện tại 03 trường THPT và 01 GDTX tại Thuận Thành, Bắc Ninh.
* Thời gian: Thực hiện nghiên cứu và các số liệu từ năm 2017 đến năm 2020.
Kết luận chương 2
Trong chương này, luận văn đã trình bày về phương pháp nghiên cứu. Tác
giả đã giới thiệu về qui trình nghiên cứu, nguồn dữ liệu sử dụng gồm: dữ liệu sơ cấp
và dữ liệu thứ cấp cũng như các phương pháp để thu thập được nguồn dữ liệu trên
như: Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp đó là căn cứ từ các tài liệu có
sẵn thu thập được có tại phòng kế toán liên quan thu chi trong giai đoạn 2017 -
2020; Từ đó sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích và tống hợp số liệu nhằm
mục đích giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: THỤ C TRẠNG KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU CHI TẠI CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẤC NINH
3.1 Giới thiệu chung về Thuận Thành
Thuận Thành nằm ở phía nam tinh Bắc Ninh, cách thành phố Bắc Ninh 15
km về phía nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km, phía đông giáp huyện Gia
Bình và huyện Lương Tài; Phía tây giáp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; Phía
nam giáp huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và huyện cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương;
Phía bắc giáp huyện Tiên Du và huyện Quế Võ. Thuận Thành là đơn vị hành chính
cấp huyện rộng thứ 2 sau huyện Quế Võ.
Huyện Thuận Thành là một vùng đất cổ, là một trong những cái nôi của dân
tộc Việt có cách đây khoảng 3.500 năm. Huyện Thuận Thành ngày nay Bộ Xây
dựng ban hành Quyết định số 1710/QĐ-BXD công nhận đô thị Hồ mở rộng (đô thị
Thuận Thành, gồm 1 thị trấn và 17 xã thuộc huyện Thuận Thành) đạt tiêu chí đô thị
loại IV. Trong đó: Khu vực nội thị gồm thị trấn Hồ và 9 xã: An Binh, Gia Đông,
Song Hồ, Ninh Xá, Trạm Lộ, Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả, Xuân Lâm. Khu
vực ngoại thị gồm 8 xã: Hoài Thượng, Mão Điền, Nguyệt Đức, Nghĩa Đạo, Ngũ
Thái, Song Liễu, Đại Đồng Thành, Đình Tổ. Giáo dục và đào tạo tại Thuận Thành
có cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được quan tâm đầu tư. Tỷ lệ phòng học
kiên cố hóa đạt 100%.
về giáo dục và đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được quan
tâm đầu tư. Tỷ lệ phòng học kiên cố hóa đạt 100%.
3.1.1. Tổng quan các trường THPT trên địa bàn huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.
Cùng với sự tăng trưởng của huyện đến nay địa bàn huyện đã có hai trường Đại học và Trung cấp. Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an Nhân dân (T36) - Bộ Công an có đóng tại Thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành; Trường Đại học Công
nghiệp - Dệt may thời trang Hà Nội Cơ sở 2 (xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành);
Trường Trung cấp: Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền
thống Thuận Thành; Trung cấp nghề Thuận Thành.
Các Trường THPT, GDTX gồm Trường THPT Thuận Thành số ĩ là trường
nổi tiếng của cả nước, trường luôn đứng vào bàng xếp hạng Top 100 trường THPT có kết quả thi Đại học - Cao đẳng tốt nhất trên toàn quốc và là trường dẫn đầu khối
THPT không chuyên của tỉnh Bắc Ninh; Trường THPT Thuận Thành số 2; Trường
THPT Thuận Thành số 3; Trung tâm GDTX huyện Thuận Thành; Trường THPT
Kinh Bắc; Trường THPT Thiên Đức.
Nhìn lại năm học vừa qua, trước những diễn biến phức tạp và khó lường của dịch bệnh Covid-19; Việc thực hiện giãn cách xã hội, khiến các hoạt động đều bị
đình trệ, trong đó có giáo dục, góp phần đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh và
giáo viên.
3.1.3. Công tác tổ chức đào tạo bậc THPT, GDTX Thuận Thành